Quyết định số 85/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 Về Quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ, cách thức giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 85/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Ngày ban hành: 05-11-2012
- Ngày có hiệu lực: 15-11-2012
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-12-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 28 ngày (0 năm 0 tháng 28 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 13-12-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2012/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH LĨNH VỰC CÔNG VIỆC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THÀNH PHẦN HỒ SƠ, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC ÁP DỤNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 07/5/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề án áp dụng cơ chế một cửa liên thông hiện đại trong các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ, cách thức giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.
Các lĩnh vực công việc áp dụng thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp Bắc Ninh bao gồm:
1. Lĩnh vực đăng ký hộ tịch và hành chính tư pháp:
- Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký lại việc khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký lại việc tử có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký lại việc kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ con;
- Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam;
- Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài.
- Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký việc nuôi con nuôi cho trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi;
- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn;
- Thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn;
- Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn.
2. Lĩnh vực lý lịch tư pháp:
- Cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP).
3. Lĩnh vực Quốc tịch:
- Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam;
- Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam;
- Xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Thôi Quốc tịch Việt Nam;
- Xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Lĩnh vực bổ trợ tư pháp:
- Cấp thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (trường hợp đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng);
- Đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (trường hợp được miễn đào tạo và tập sự);
- Thành lập Văn phòng công chứng;
- Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng;
- Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư;
- Thành lập văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư;
- Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư;
- Chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
- Cấp Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là công ty luật);
- Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
- Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh (sau đây gọi tắt là Công ty luật nước ngoài);
- Cấp giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của Công ty luật nước ngoài;
- Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng thực hiện cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UBND TỈNH |
QUY ĐỊNH
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2012/QĐ-UBND, ngày 05/11/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, thành phần, số lượng hồ sơ, cách thức giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp Bắc Ninh, bao gồm các lĩnh vực công việc quy định tại Điều 1, Quyết định số 85/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh.
2. Thủ tục giải quyết các loại công việc thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp Bắc Ninh được thực hiện theo quy định tại văn bản này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các quy định tại văn bản này có sự thay đổi, thì Sở Tư pháp có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh, hoặc đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 2. Trình tự và cách thức thực hiện
1. Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc quy định tại khoản 1, Điều 1 nộp hồ sơ trực tiếp cho "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" thuộc Sở Tư pháp, sau đây gọi tắt là "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả"; nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận “Phiếu hẹn và trả kết quả”.
2. “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” có trách nhiệm:
- Nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ. Nếu nhận thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì tiến hành tiếp nhận, vào sổ và viết phiếu “Hẹn và trả kết quả” cho tổ chức và công dân;
- Chuyển hồ sơ đến các Phòng chuyên môn để xem xét, trình người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;
- Nhận kết quả giải quyết của các Phòng chuyên môn để trả kết quả cho tổ chức, công dân bảo đảm đúng thời gian quy định.
Trong trường hợp không trả đúng hẹn, "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" yêu cầu Phòng chuyên môn trả lời, giải thích lý do bằng văn bản để hẹn lại tổ chức và công dân.
- Trả kết quả cho tổ chức, công dân theo phiếu hẹn.
Điều 3. Trường hợp không thực hiện theo cơ chế “một cửa”
1. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp nhưng không thuộc các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một cửa”, thì tổ chức, công dân gửi hồ sơ cho đơn vị chuyên môn có liên quan (qua bộ phận văn thư) để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Những việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết của Sở Tư pháp thì "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn cụ thể, để tổ chức, công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết các loại công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp là ngày làm việc, không tính những ngày được nghỉ theo quy định của pháp luật (gồm các ngày: Lễ, tết và ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật).
Thời gian giải quyết được tính từ ngày "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" nhận hồ sơ hợp lệ và viết phiếu “Hẹn và trả kết quả”.
Điều 5. Phí và lệ phí
Việc thu, nộp phí và lệ phí (nếu có) trong giải quyết các loại công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
"Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" có trách nhiệm niêm yết và công bố công khai phí, lệ phí thuộc từng lĩnh vực công việc tại Phòng làm việc của "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả".
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1 - Lĩnh vực đăng ký hộ tịch và hành chính tư pháp
Điều 6. Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Bản chính Giấy khai sinh;
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch;
- Văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính (trong trường hợp đăng ký xác định lại giới tính).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày; nếu cần xác minh thêm thì thời hạn có thể kéo dài thêm 05 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc có thể uỷ quyền cho người thứ ba nộp hồ sơ.
5. Lệ phí: 50.000 đồng.
Điều 7. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh như: văn bản xác nhận của người làm chứng nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực;
- Giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch (trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con). Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Miễn.
Điều 8. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
5. Lệ phí: 50.000 đồng.
Điều 9. Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Miễn.
Điều 10. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
3. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp có yêu cầu cơ quan Công an xác minh, thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.
5. Lệ phí: 1000.000 đồng.
Điều 11. Đăng ký lại việc khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Xuất trình bản sao Giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có), nếu không còn bản sao Giấy khai sinh thì viết bản cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng không còn lưu được sổ hộ tịch và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Miễn.
Điều 12. Đăng ký lại việc tử có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Xuất trình bản sao Giấy chứng tử đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có), nếu không còn bản sao Giấy chứng tử thì viết bản cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng không còn lưu được sổ hộ tịch và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan. Bản cam đoan phải có xác nhận của 02 người làm chứng biết rõ về việc đã đăng ký và có xác nhận của UBND cấp xã về chữ ký của hai người làm chứng.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Miễn.
Điều 13. Đăng ký lại việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Xuất trình bản sao Giấy Chứng nhận kết hôn đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có), nếu không còn bản sao Giấy Chứng nhận kết hôn thì viết bản cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng không còn lưu được sổ hộ tịch và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan. Bản cam đoan phải có xác nhận của 02 người làm chứng biết rõ về việc đã đăng ký và có xác nhận của UBND cấp xã về chữ ký của hai người làm chứng.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở. Khi đăng ký lại việc kết hôn, các bên đương sự phải có mặt.
5. Lệ phí: 50.000 đồng.
Điều 14. Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ con
1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi;
- Tờ khai (theo mẫu quy định) đối với việc ghi vào sổ hộ tịch để công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao, kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết:
+ Trong ngày; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.
+ Đối với việc ghi vào sổ để công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì thời hạn giải quyết là 05 ngày, trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính (trừ việc công nhận kết hôn; nhận cha, mẹ, con).
5. Lệ phí: 50.000 đồng.
Điều 15. Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (theo mẫu quy định);
- Bản sao Bản án/Quyết định ly hôn của Toà án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao Bản thoả thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành hoặc bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp công nhận việc ly hôn;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có đơn yêu cầu;
- Bản sao hộ khẩu để chứng minh thẩm quyền ghi chú việc ly hôn.
Đối với những giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Số lượng: 02 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 13 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Người đề nghị ghi chú có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc ghi chú. Việc uỷ quyền phải bằng văn bản và phải được chứng thực hợp lệ. Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ/chồng, con, anh, chị, em ruột của người uỷ quyền thì không cần phải có văn bản uỷ quyền nhưng phải có giấy tờ để chứng minh mối quan hệ.
5. Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng.
Điều 16. Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Giấy cử giám hộ.
2. Số lượng: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn được phép kéo dài thêm không quá 10 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp
5. Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng.
Điều 17. Đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây;
- Các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiên thay đổi, chấm dứt việc giám hộ
2. Số lượng: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp
5. Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng.
Điều 18. Đăng ký nuôi con nuôi cho trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính);
- Hộ chiếu/Giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao);
- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).
1.2. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
3. Thời hạn giải quyết: 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Phí, lệ phí: 400.000 đồng.
Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và việc nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa.
Điều 19. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
- Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
3. Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Phí, lệ phí: 1.000.000 đồng.
Điều 20. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu quy định).
Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại UBND cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
- Xuất trình Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của người có yêu cầu đăng ký lại việc nhận nuôi con nuôi.
2. Số lượng: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký lại việc nuôi con nuôi, các bên đương sự phải có mặt.
5. Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng.
Điều 21. Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ: Không.
2. Số lượng hồ sơ: Không.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp
Yêu cầu: Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam và ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi.
5. Lệ phí: Theo quy định hiện hành.
Điều 22. Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định;
- Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm của Tổ chức chủ quản;
- Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định, Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm;
- Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
- Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ việc kết hôn theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 23. Thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị ghi chú việc thay đổi;
- Giấy đăng ký hoạt động.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 24. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị gia hạn.
- Giấy đăng ký hoạt động;
- Báo cáo tình hình hoạt động của Trung tâm trong thời gian đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động có xác nhận của Tổ chức chủ quản.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Mục 2 - Lĩnh vực Lý lịch tư pháp
Điều 25. Cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP)
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ cấp Phiếu LLTP pháp số 1 (cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức):
a.1. Đối với cơ quan, tổ chức: Văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu LLTP thường trú hoặc tạm trú.
a.2. Đối với cá nhân:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu LLTP;
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu LLTP;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu LLTP.
b) Hồ sơ cấp Phiếu LLTP số 2 (cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình):
b.1. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng: Văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu LLTP thường trú hoặc tạm trú.
b.2. Đối với cá nhân:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu LLTP;
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu LLTP;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu LLTP.
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
3. Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
+ Trường hợp người được cấp Phiếu LLTP là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật Lý lịch tư pháp, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn không quá 20 ngày.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu LLTP.
4. Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở;
+ Uỷ quyền cho người khác: Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản uỷ quyền.
+ Gửi yêu cầu tới Sở Tư pháp bằng đường bưu điện, công văn, điện thoại, fax… (đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật).
5. Lệ phí: 100.000 đồng.
Mục 3 - Lĩnh vực Quốc tịch
Điều 26. Cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.
2. Số lượng hồ sơ: Không quy định
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền).
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 27. Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin xác nhận là người gốc Việt Nam;
- Bản sao giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch đó được xác định theo huyết thống.
2. Số lượng hồ sơ: Không quy định.
3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí (nếu có): Không.
Điều 28. Xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy đinh);
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
2. Số lượng hồ sơ: Không quy định
3. Thời hạn giải quyết: Giải quyết tại tỉnh: Tối đa 55 ngày. Tổng thời gian giải quyết 135 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí (nếu có): 3.000.000 đồng.
Điều 29. Thôi Quốc tịch Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);
- Bản khai lý lịch;
- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác theo quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Số lượng hồ sơ: Không quy định
3. Thời hạn giải quyết: Tại tỉnh: 35 ngày. Tổng thời gian: 75 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 2.500.000 đồng.
Điều 30. Xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Quốc tịch 2008.
2. Số lượng hồ sơ: Không quy định.
3. Thời hạn giải quyết: Tại tỉnh: 35 ngày. Tổng thời hạn giải quyết: 85 ngày.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 2.500.000 đồng.
Mục 4 - Lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Điều 31. Cấp thẻ tư vấn viên pháp luật
1 - Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Bản sao Bằng cử nhân luật;
- Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
2 - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3 - Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4 - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
5 - Lệ phí: Không.
Điều 32. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1 - Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
- Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
2 - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3 - Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4 - Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
5 - Lệ phí: Không.
Điều 33. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);
- Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật thành lập chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật thành lập chi nhánh và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Chi nhánh;
- Bản sao có chứng thực Thẻ luật sư của luật sư hoặc Thẻ tư vấn viên pháp luật của người dự kiến làm Trưởng chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc bản sao Thẻ luật sư của luật sư hoặc Thẻ tư vấn viên pháp luật của người dự kiến làm Trưởng chi nhánh trong trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc qua bưu điện.
5. Lệ phí: Không.
Điều 34. Đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (trường hợp đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng)
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
- Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
- Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn;
- Sơ yếu lý lịch theo Mẫu TP-CC-01;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp, trong đó có xác nhận rõ về việc người được cấp giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để học tập và công tác.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 35. Đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (trường hợp được miễn đào tạo và tập sự)
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
- Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh thẩm phán, bản sao có chứng thực Giấy chứng minh kiểm sát viên, bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận điều tra viên;
+ Bản sao có chứng thực Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; bản sao có chứng thực bằng tiến sỹ luật;
+ Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
+ Đối với luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên thì phải có bản sao có chứng thực thẻ luật sư và Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó xác nhận rõ về thời gian hành nghề luật sư;
+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.
(Trong trường hợp người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp bản sao thì phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ).
- Sơ yếu lý lịch theo Mẫu TP-CC-01;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp, trong đó có xác nhận rõ về việc người được cấp giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để học tập và công tác.
- Giấy tờ chứng minh nghỉ hưu hoặc thôi việc (trường hợp cán bộ công chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc).
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 36. Thành lập Văn phòng công chứng
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
- Đề án thành lập Văn phòng công chứng;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 37. Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký hoạt động,
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập;
- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Công chứng.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 38. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng luật sư.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 200.000 đồng.
Điều 39. Thành lập văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản thông báo về việc thành lập văn phòng giao dịch;
- Quyết định thành lập văn phòng giao dịch, trong đó ghi rõ người được tổ chức hành nghề luật sư phân công thường trực tại văn phòng giao dịch để tiếp nhận yêu cầu về vụ, việc của khách hàng, kèm theo bản sao chứng minh nhân dân của người đó;
- Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
- Bản sao giấy tờ chứng minh trụ sở của văn phòng giao dịch.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 40. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người đại diện theo pháp luật mới đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;
- Danh mục các hợp đồng chưa hoàn thành và văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và khách hàng chuyển việc thực hiện các hợp đồng đó cho người đại diện theo pháp luật mới của văn phòng luật sư, công ty luật.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 41. Cấp Giấy đãng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;
- Quyết định thành lập chi nhánh;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
5. Lệ phí: 20.000 đồng.
Điều 42. Chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty luật trách nhiệm hữu hạn;
- Bản cam kết của người đứng đầu công ty luật trách nhiệm hữu hạn về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư;
- Văn bản thông báo cho khách hàng về việc chuyển đổi;
- Dự thảo Điều lệ công ty luật trách nhiệm hữu hạn;
- Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư;
- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật; bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của các luật sư thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty luật TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 43. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là công ty luật)
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
- Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 200.000 đồng.
Điều 44. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích và lý do chuyển đổi;
- Dự thảo Điều lệ của công ty luật mới;
- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật mới;
- Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc giấy tờ chuyển đổi.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
5. Lệ phí: 200.000 đồng.
Điều 45. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, số Giấy đăng ký hoạt động;
- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 79 của Luật Luật sư.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: Không.
Điều 46. Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh (sau đây gọi tắt là Công ty luật nước ngoài)
1. Thành phần hồ sơ:
- Bản sao giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 400.000 đồng.
Điều 47. Cấp giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của Công ty luật nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Bản sao giấy phép thành lập Chi nhánh Công ty luật nước ngoài;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 400.000 đồng.
Điều 48. Cấp giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của Tổ chức luật sư nước ngoài
1. Thành phần hồ sơ:
- Bản sao giấy phép thành lập Chi nhánh Tổ chức Luật sư nước ngoài;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở.
5. Lệ phí: 400.000 đồng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 49. Mọi tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết những công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp Bắc Ninh có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tại văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 50. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:
1. Bố trí cán bộ, công chức đúng chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
2. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của cơ quan, ban hành Quy chế làm việc, quy chế phối hợp và giải quyết công việc giữa “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” với các Phòng chuyên môn có liên quan; quy định trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức làm việc ở “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
3. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
4. Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
5. Tuyên truyền, phổ biến để tổ chức, cá nhân biết về việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp.
Điều 51. Sở Nội vụ, Phòng Kiểm soát TTHC (Văn phòng UBND tỉnh) và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” theo quy định này và các quy định pháp luật; tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Tư pháp có trách nhiệm kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.