cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 2197/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 Về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu văn bản: 2197/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Ngày ban hành: 19-10-2012
  • Ngày có hiệu lực: 29-10-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 10-12-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2598 ngày (7 năm 1 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 10-12-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 10-12-2019, Quyết định số 2197/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 Về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 Bãi bỏ Quyết định 2197/2012/QĐ-UBND do tỉnh Hà Giang ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2197/2012/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DUNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cử Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

Căn cứ Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 1361/TTr-STP ngày 02 tháng 10 năn 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phi hp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm bng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nội vụ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tố chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- T.Tr Tỉnh uỷ;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Ch tịch UBND tnh;
- Tòa án nhân dân tnh;
- Viện kim sát nhân dân tnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tnh;
- Trung tâm Công báo tin học tnh;
- CVP, Phó VP phụ trách NC;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/2012/QĐ- UBND ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp giữa Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang, các cơ quan truyền thông của tỉnh và các đơn vị có liên quan trong đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu.

1. Thi hành kịp thời, thống nhất các quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đãng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 83/2010/NĐ-CP) tại địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trên địa bàn; xác định nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung nguồn nhân lực và các điu kiện cn thiết khác đ t chức thực hiện nghiêm, thng nht và đng bộ các quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.

3. Gắn thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP với thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi đãng ký, tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm.

4. Phát triển hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ở địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Quy chế này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp.

1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động giao dịch bảo đảm.

2. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phi hợp chặt chẽ, thống nhất, đúng thời gian, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, hạn chế phát sinh khiếu nại.

3. Phối hợp kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với các vi phạm phát sinh trong quá trình tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điu 4. Cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp.

1. Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

2. Các cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; các tổ chức hành nghề công chứng; các tổ chức tín dụng.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.

Việc phối hợp giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tố chức và các quy định của pháp luật có liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động riêng của từng cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân.

Chương II

NỘI DUNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP

Điều 6. Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý nhà nước về giao dịch bảo đảm.

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức khác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm nhằm triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức khác tổ chức định kỳ sơ kết và tổng kết thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan khác.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch bảo đảm.

Điều 7. Rà soát các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát các quy đinh của pháp luật về giao dịch bảo đảm, đối chiếu các quy định do y ban nhân dân tỉnh ban hành, kịp thời phát hiện, kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định liên quan đến hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện theo khoản 1 Điều này.

Điều 8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm công tác giao dịch bảo đm.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang, các cơ quan truyền thông của tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phố biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gn liền với đất; chủ trì, phối hp với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang triển khai tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của các tố chức tín dụng, công chứng viên; cán bộ công chức của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường; cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều 9. Tổ chức các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đãm.

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.

a) Chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan trình UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn công tác kim tra liên ngành, kế hoạch kim tra đột xuất, định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm đối với các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương về kết quả thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (theo Phụ lục 01 đính kèm), đối với hoạt động kiểm tra định kỳ.

b) Làm đầu mối giúp UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện kiểm tra đột xuất, định kỳ đi với các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương khi có yêu cầu.

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trực tiếp tham gia và kiểm tra về mặt chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đãng ký giao dịch bảo đảm đột xuất, định kỳ tại các Văn phòng đăng ký quyn sử dụng đất tỉnh và cấp huyện.

3. Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang.

Phi hợp với Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia kim tra đột xuất, định kỳ về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 10. Phối hợp triển khai rà soát, thống kê, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tiến hành rà soát, thống kê, báo cáo 6 tháng và hàng năm về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (theo Phụ lục 02 đính kèm).

Báo cáo 6 tháng và hàng năm phải được gửi đến Sở Tư pháp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo theo đúng thời gian quy định.

2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp tổng hợp kết quả rà soát, thống kê, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả t chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo 6 tháng và hàng năm về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của địa phương, gửi Bộ Tư pháp (đầu mối tiếp nhận là Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Điều 11. Phối họp bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo y ban nhân dân tỉnh cân đi nguồn nhân lực, kinh phí để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh; trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Điều 12. Phối hợp trong tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm.

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.

Chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, thường xuyên trao đổi thông tin có liên quan đến các hp đồng giao dịch phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chỉ đạo các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phi hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm cho các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn của các huyện và thành phố và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Điều 13. Tổ chức họp giao ban nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang, định kỳ hàng năm tổ chức họp giao ban với sự tham gia của đại diện các tố chức hành nghề công chứng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức tín dụng nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trin khai thực hiện Quy chế

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan có trách nhiệm trin khai, thực hiện Quy chế này.

Giao cho Sở Tư pháp chủ trì phi hợp với các cơ quan liên quan kim tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hơp với các quy định hiện hành và thực tiễn ở địa phương đề nghị các cơ quan, t chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp tổng hơp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

NÔI DUNG KIM TRA KẾT QUẢ THỤC HIỆN ĐĂNG KÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN VTHẾ CHẤP QUYỀN SỬ DNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIÊN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

1. Kiểm tra việc thành lập và hoạt động của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, bao gồm:

a) Số lượng, trình độ của cán bộ đăng ký;

b) Cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký;

c) Mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng đăng ký.

2. Kiểm tra việc tổ chức, hoạt động đăng ký của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, bao gồm:

a) Kiểm tra về thẩm quyền đăng ký;

b) Kiểm tra về quy trình đăng ký (thời hạn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký, việc sử dựng mẫu đơn, nội dung kê khai trên đơn yêu cầu đăng ký, việc chứng nhận trên đơn yêu cầu đăng ký tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất);

c) Kiểm tra hồ sơ đăng ký, việc chỉnh lý biến động (trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai);

d) Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ;

đ) Kiểm tra việc cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất;

e) Thống kê số liệu kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký.

3. Kiểm tra công tác thu lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại các Văn phòng đãng ký quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

a) Mức thu lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các Văn phòng đăng ký;

b) Các trường hợp miễn giảm lệ phí đãng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm với thực tiễn áp dụng tại địa phương.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ KẾT QỦA ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH HÀ GIANG

Báo cáo 6 tháng và hàng năm về kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyển sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương cần thể hiện những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Số liệu cụ thể về kết quả đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.

2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; tổ chức thực hiện công tác đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.

3. Đánh giá vai trò của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong việc triển khai công tác đãng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương.

4. Đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ về đãng ký giao dịch bảo đảm đối với các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

5. Đ xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, cũng như việc trin khai thực hiện hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương.