cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 Sửa đổi Quyết định 23/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 29/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Ngày ban hành: 03-10-2012
  • Ngày có hiệu lực: 13-10-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-02-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 502 ngày (1 năm 4 tháng 17 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-02-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-02-2014, Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 Sửa đổi Quyết định 23/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 Về giá bồi thường, hỗ trợ hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản khi thu hồi đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 29/2012/QĐ-UBND

Bà Rịa, ngày 03 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2009/QĐ-UBND NGÀY 08/4/2009 CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC;

Căn cứ Thông tư số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của liên Bộ tài chính và Tài nguyên - Môi trường hướng đẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 211/TTr-SNN-KHCN ngày 19 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ sung phần căn cứ pháp lý của Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các văn bản pháp lý sau:

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của liên Bộ Tài chính và Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

Điều 2. Điều chỉnh nội dung khoản 01 điều 13 Quy định về bảng giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08/4/2009 của UBND tỉnh như sau:

Về mật độ cây trồng và cách phân loại cây A,B,C: Quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Đối với các hộ nhận khoán trồng rừng từ các đơn vị Nhà nước thì tùy theo hình thức đầu tư, hình thức nhận khoán, hợp đồng khoán giữa 2 bên mà hội đồng đền bù cấp huyện xét mức đền bù cho phù hợp nội dung của hợp đồng và cơ chế chính sách khoán.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Website Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VB);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TTr.TU, HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Các Sở, ban, ngành (thực hiện);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (thực hiện);
- Đài truyền hình, báo BRVT;
- Lưu VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thới

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

1. Mật độ các loại cây trồng:

1.1. Mật độ trồng thuần - Khoảng cách trồng:

STT

Loại cây trồng

Mật độ theo quy trình kỹ thuật canh tác

Mật độ tối đa thực tế có thể áp dụng

Mật độ (Cây/ha)

Khoảng cách trồng (mxm)

Mật độ (Cây/ha)

Khoảng cách trồng (mxm)

1

Sapoche

156

8 x 8

278

6 x 6

2

Xoài

156

8 x 8

278

6 x 6

3

Táo

625

4 x 4

1.110

3 x 3

4

Ổi Xá lỵ

625

4 x 4

1.110

3 x 3

5

Dừa

156

8 x 8

278

6 x 6

6

Cau

625

4 x 4

1.110

3 x 3

7

Vú sữa

100

10 x 10

204

7 x 7

8

Nhóm Nhãn xuồng

278

6 x 6

625

4 x 4

9

Nhóm Nhãn khác

278

6 x 6

625

4 x 4

10

Sầu riêng

156

8 x 8

278

6 x 6

11

Chanh

1.110

3 x 3

1.600

2,5 x 2,5

12

Cam

625

4 x 4

816

3,5 x 3,5

13

Quýt

625

4 x 4

816

3,5 x 3,5

14

Bưởi

204

7 x 7

278

6 x 6

15

Tắc

1.110

3 x 3

1.600

2,5 x 2,5

16

Điều

100

10 x 10

400

5 x 5

17

Cà phê

1.110

3 x 3

1.600

2,5 x 2,5

18

Tiêu (nọc cây, bê tông)

1.600

2,5 x 2,5

2.500

2 x 2

19

Tiêu (Nọc xây)

1.110

3 x 3

1.600

2,5 x 2,5

20

Mận

278

6 x 6

625

4 x 4

21

Chôm chôm

156

8 x 8

278

6 x 6

22

Mãng cầu ta (Na)

1.110

3 x 3

1.333

2,5 x 3

23

Dâu ăn trái

204

7 x 7

278

6 x 6

24

100

10 x 10

204

7 x 7

25

Mít (Tố nữ, mít thường)

100

10 x 10

204

7 x 7

26

Mãng cầu xiêm

625

4 x 4

1.110

3 x 3

27

Me

100

10 x 10

204

7 x 7

28

Sơ ri

625

4 x 4

816

3,5 x 3,5

29

Thanh long

1.110

3 x 3

1.333

3 x 2,5

30

Măng cụt

156

8 x 8

204

7 x 7

31

Ca cao trồng thuần

1.110

3 x 3

1.110

3 x 3

32

Khế

400

5 x 5

625

4 x 4

33

Cao su

571

7 x 2,5

571

7 x 2,5

34

Lê - ki - ma

156

8 x 8

278

6 x 6

1.2. Mật độ cây loại A,B,C:

STT

Loại cây trồng

Mật độ cây A (Cây/ha)

Mật độ cây B (Cây/ha)

Mật độ cây C, cây theo năm tuổi (cây/ha)

1

Sapoche

156

204

278

2

Xoài

156

204

278

3

Táo

625

816

1.110

4

Ổi Xá lỵ

625

816

1.110

5

Dừa

156

204

278

6

Cau

625

816

1.110

7

Vú sữa

100

156

204

8

Nhóm Nhãn xuồng

278

400

625

9

Nhóm Nhãn khác

278

400

625

10

Sầu riêng

156

204

278

11

Chanh

1.110

1.333

1.600

12

Cam

625

700

816

13

Quýt

625

700

816

14

Bưởi

204

278

278

15

Tắc

1.110

1.333

1.600

16

Điều

100

204

400

17

Cà phê

1.110

1.333

1.600

18

Tiêu (nọc cây, bê tông)

1.600

2.500

2.500

19

Tiêu (Nọc xây)

1.110

1.600

1.600

20

Mận

278

400

625

21

Chôm chôm

156

204

278

22

Mãng cầu ta (Na)

1.110

1.333

1.333

23

Dâu ăn trái

204

278

278

24

100

156

204

25

Mít (Tố nữ, mít thường)

100

156

204

26

Mãng cầu xiêm

625

816

1.110

27

Me

100

156

204

28

Sơ ri

625

816

816

29

Thanh long

1.110

1.333

1.333

30

Măng cụt

156

204

204

31

Ca cao trồng thuần

1.110

1.110

1.110

32

Khế

400

500

625

33

Cao su

571

571

571

34

Lê - ki - ma

156

204

278

2. Mật độ một số loại cây trồng khác:

2.1. Cây Đu đủ: 2.000 cây/ha.

2.2. Cây Chuối: Mật độ cây mới trồng là 2.500 cây/ha; khi vườn cây đã định hình mỗi bụi nên để tối đa 03 cây có thời gian sinh trưởng chênh lệch nhau, mật độ tối đa là 7.500 cây/ha.

2.3. Cây Mai vàng, Mai trắng (trồng thành vườn ngoài đất):

- Trồng để ghép (sau khoảng 01-02 năm bứng cho vào chậu): Mật độ 10.000 cây/ha đến 14.300 cây/ha.

- Trồng để bán nhánh, bán gốc: Mật độ 2.500 cây/ha.

2.4. Cây Đào tiên, Cà ri, Tầm duộc: Mật độ 400 cây/ha.

3. Một số trường hợp cần lưu ý:

- Cây măng cụt: Cần được trồng cây che bóng tạm thời trong 04 năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản, mức độ che phủ tối đa là 60%.

- Cây Ca cao: Là loại cây cần thiết được che bóng:

Trong 02 năm đầu sau trồng: Độ che bóng là 50 - 75%;

Trong giai đoạn từ năm thứ ba sau trồng: tỷ lệ che bóng là 30 - 50%.

Cây dùng che bóng phải có bộ tán lá cao cách bộ tán lá cây Ca cao ít nhất 02m.

Trong thực tế, cây Ca cao thường được trồng trong vườn cây có sẵn, dưới tán nhiều loại cây khác nhau (phổ biến là các loại cây ăn trái có bộ tán cao, vừa cho sản phẩm, vừa có tác dụng che bóng cho cây Ca cao). Khoảng cách trồng Ca cao thích hợp là 3m x 3m (1.110 cây/ha), mật độ 600 - 1.110 cây/ha tùy tình hình vườn cây che bóng./.