cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 23/12/2013 Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh An Giang (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 17/2013/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 23-12-2013
  • Ngày có hiệu lực: 02-01-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 06-12-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1069 ngày (2 năm 11 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 06-12-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 06-12-2016, Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 23/12/2013 Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh An Giang (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 78/2016/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 Bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2013/CT-UBND

An Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/2010/CT-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các ngành, địa phương đã chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời có sự phân công, phân cấp phối hợp trong triển khai thực hiện Chỉ thị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai rộng khắp đã góp phần nâng cao ý thức ca cá nhân, tổ chức trong thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có nhiều tiến bộ, thông qua việc kiểm tra, giám sát đã phát hiện sớm và tiêu hủy kịp thời nhiều sản phẩm rượu có chứa methanol độc hại; đã xây dựng phác đồ điều trị ngộ độc rượu do methanol; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số tồn tại như: Các cơ sở sản xuất rượu thủ công hầu hết nhỏ lẻ, vốn ít, mang tính gia đình, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, dẫn đến chất lượng rượu khó đạt tiêu chuẩn; nhận thức của người sản xuất rượu thủ công và người dân tiêu thụ chưa cao, ít quan tâm đến các quy định, bổ sung kiến thức, nhãn hàng hóa cũng như nguồn gốc sản phẩm; công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu chưa có giấy phép không được thường xuyên; đồng thời chưa có chính sách riêng hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ, không có điều kiện duy trì cơ sở sản xuất theo quy định, cũng như tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề còn hạn chế.

Đ nhanh chóng triển khai thực hiện chỉ đạo của Chinh phủ tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu, đồng thời đkhắc phục các tồn tại nói trên và tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh.

b) Triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP.

c) Hướng dẫn, thực hiện quy trình, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu đối với những dự án đầu tư sản xuất rượu tại địa phương có quy mô dưới 03 triệu lít/năm; Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu; Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu; hàng năm công bố số lượng Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu được cấp theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

d) Hướng dẫn Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn các nội dung và thủ tục cần thiết về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP.

đ) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hết thời hạn sử dụng hoặc các sản phm rượu mang nhãn hàng hóa không hợp pháp, không ghi nhãn bao bì, không dán tem theo quy định; có nguồn gốc nhập lậu lưu thông.

e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tiếp tc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP.

g) Tham mưu y ban nhân dân tỉnh xây dựng Quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát trên địa bàn tỉnh, trong đó có Quy hoạch sản xuất rượu, làng nghề sản xuất rượu; thẩm định, quyết định công nhận làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

h) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương liên quan lập Đề án xây dựng mô hình sản xuất rượu thủ công theo quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ công đảm bảo tiêu chun chất lượng, nhằm đánh giá hiện trạng quy trình công nghệ sản xuất rượu, liên kết với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao mô hình rượu thủ công đạt tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình sản xuất rượu tại địa phương; đề xuất chính sách hỗ trợ, chuyển đi mô hình một cách đồng bộ, hiệu quả.

2. Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn việc quản lý sử dụng tem sản phẩm rượu tiêu thụ trong nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Tài chính.

b) Hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành liên quan hướng dẫn thực hiện quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu và Giấy phép kinh doanh rượu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Sở Y tế:

a) Hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.

b) Thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố hợp quy cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu theo quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

c) Phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu; công tác quản lý sản xuất và kinh doanh rượu thuốc trên địa bàn tỉnh.

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra xử lý các cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm.

đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về việc tuân thủ tiêu chuẩn sản phẩm rượu trong sản xuất cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ công đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (đề tài nghiên cứu khoa học đo Trường Đại học An Giang thực hiện...), hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách, chủ trương của Nhà nước về hỗ trợ ứng dụng đổi mi thiết bị, công nghệ sản xuất rượu phù hợp tiêu chuẩn quốc gia cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất rượu.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi nghề đối với các hộ sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, không có điu kiện duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đáp ứng điều kiện theo quy định hiện hành; thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề.

b) Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tư vấn và tạo điều kiện để người lao động thuộc đối tượng phải chuyển đổi nghề tham gia các lớp dạy nghề, giúp họ sớm ổn định cuộc sng.

c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ về vốn cho các hộ sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có nhu cầu đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất rượu theo đúng các điều kiện quy định hoặc chuyển đổi ngành nghề đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ, không có điều kiện duy trì cơ sở sản xuất theo quy chuẩn.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu theo quy định.

b) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, lập danh sách các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất rượu gây ô nhiễm môi trường theo quy định.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với các ngành liên quan định hướng các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, phổ biến các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu.

8. Các cơ quan thông tin của tỉnh (Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang):

Phối hợp với SY tế để tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần thay thế bằng các loại rượu chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định; phản ánh kịp thời các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn nhằm tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân qua các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nội dung Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

b) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phbiến các quy định pháp luật hiện hành về sản xuất, kinh doanh rượu nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về việc chấp hành các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo chính quyền cấp xã làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu trên địa bàn, có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.

c) Chỉ đạo Phòng Kinh Tế / Kinh tế - Hạ tầng, các cơ quan chuyên môn liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát chính xác số lượng hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn và lập kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung công việc sau:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu về các quy định và thủ tục cần thiết trong sản xuất, kinh doanh rượu.

- Hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh nghiệp tiến hành đăng ký cấp phép sản xuất, kinh doanh rượu và đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và Thông tư số 39/2012/TT-BCT.

- Thẩm định cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu cho các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu theo thẩm quyền. Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng, 01 năm về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

- Thực hiện cấp giấy xác nhận sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu đchế biến lại rượu theo quy định.

- Phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề cho đối tượng lao động sản xuất, kinh doanh rượu theo nhu cầu.

- Chủ động phối hợp các ngành có liên quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền đối với các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu không chấp hành các quy định của Nhà nước.

10. Tổ chc thực hiện:

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của pháp luật; đảm bảo chất lượng rượu lưu thông trên thị trường đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ngăn chặn tình trạng rượu giả, rượu kém chất lượng gây ngộ độc, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm tinh thần Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Sở Công Thương để tổng hp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế cho Chỉ thị số 09/2010/CT-UBND ngày 13/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tnh An Giang./.

 

 

Nơi nhận:
- Cng thông tin điện tử Chính ph;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các S, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo An Giang;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang;
- VP.UBND tỉnh: LĐVP, P. KT, TH & TT.CB-TH (để đăng);
- Lưu: HCTC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh