cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 Về Quy định tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu văn bản: 42/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 20-09-2012
  • Ngày có hiệu lực: 30-09-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4438 ngày (12 năm 1 tháng 28 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2012/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 20 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn";

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 537/TTr-SNV ngày 03 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng “Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng;
- Như điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT,TKCT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tnh Lâm Đồng)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng.

Quy định này áp dụng đối với chính quyền cơ sở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Lâm Đồng (gọi chung là chính quyền cơ sở).

Điều 2. Nguyên tắc phân loại.

Việc đánh giá, phân loại chính quyền cơ sở hàng năm phải khách quan, toàn diện và chính xác, sát với tình hình thực tế của từng cơ sở.

Việc đánh giá, phân loại phải căn cứ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ s; hiệu quả phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, đảm bảo quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở để làm tiêu chí phân loại, đánh giá.

Điều 3. Thời gian tiến hành đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở.

Việc đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở phải được tiến hành hàng năm. Vào cuối tháng 11 hàng năm, chính quyền cơ sở tiến hành đánh giá, phân loại và gửi kết quả đến Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện).

Chương 2.

NỘI DUNG, TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Điều 4. Lĩnh vực Kinh tế (25 điểm).

1. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền trong việc hoạch định phát triển kinh tế; thực hiện đạt và vượt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở địa phương theo Nghị quyết của cấp y Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp trên giao. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. (8 điểm)

2. Hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách trong năm và các nghĩa vụ đối với Nhà nước như: thu, nộp thuế, các loại quỹ và các khoản thu đóng góp khác theo quy định của Nhà nước. (5 điểm)

3. Tham gia và quản lý tốt việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (1.5 điểm)

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch xóa đói, giảm nghèo trong nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo hàng năm. (1.5 điểm)

5. Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ, giải quyết việc làm, phối hợp thực hiện công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Phối hp tốt với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giải quyết việc làm cho lao động địa phương, hạn chế thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp. (3 đim)

6. Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả (2 điểm)

7. Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên địa bàn. (2 đim)

8. Thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô trong sử dụng ngân sách, quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu trên địa bàn. (2 điểm)

Điều 5. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội (25 điểm).

1. Về y tế: (9 điểm)

a) Tổ chức và quản lý tốt Trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm; có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ trạm y tế phục vụ tốt trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; thực hiện tốt chương trình y tế cơ sở. (3 điểm)

b) Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, tu sửa, phát dọn các tuyến đường giao thông liên thôn, ngõ hẻm sạch sẽ, thuận lợi giao thông hai mùa mưa, nắng. Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra các dịch bệnh lớn; chuồng trại gia súc, gia cầm phải ở cách xa nhà và khu dân cư. Khi có dịch bệnh phải thực hiện kịp thời các biện pháp đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản. (3 điểm)

c) Phối hợp tốt với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến lương thực, thực phm, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. 100% các hộ gia đình đều có hố xí, nhà tắm, sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. (2 điểm)

d) Quản lý tốt việc xây dựng nhà ở, các cơ sở thờ tự... trên địa bàn. Thực hiện đạt các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình; có tỷ lệ sinh con thứ ba năm sau thấp hơn năm trước. (1 điểm)

2. Về giáo dục: (8 điểm)

a) Có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, có đủ trường học, lớp học bảo đảm các cháu trong độ tuổi đều được đến trường. (2 điểm)

b) Huy động được trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi, duy trì tốt sĩ số học sinh; có biện pháp vận động, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bỏ học đi học trở lại; thực hiện tốt chủ trương xã hội học tập ở địa phương. (2 điểm)

c) Tổ chức đầy đủ nội dung phổ cập giáo dục theo hướng dẫn, đạt chun và duy trì kết quả phổ cp giáo dục mầm non 05 tui, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. (2 điểm)

d) Quản lý tốt hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tai nạn, nạn bạo hành trẻ em gây thương tích nghiêm trọng. (2 điểm)

3. Văn hóa - xã hội: (8 điểm)

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân biết và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. (2 điểm)

b) Xây dựng được các thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn văn hóa, gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm; tích cực bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu ở địa phương. (2 đim)

c) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác an toàn giao thông, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông và thiệt hại về giao thông năm sau thấp hơn năm trước. (1 điểm)

d) Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống, giữ gìn và phát huy các hoạt động mang bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội... (1 điểm)

đ) Thực hiện tốt các chế độ chính sách về dân tộc, tôn giáo; chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có công với nước và đối tượng chính sách khác. (2 điểm)

Điều 6. Lĩnh vực An ninh, quốc phòng: (16 điểm)

1. Về An ninh, trật tự, an toàn xã hội: (10 điểm)

a) Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cán bộ và nhân dân có ý thức cảnh giác cao, không để kẻ địch, phần tử xấu lôi kéo, kích động gây ra các đim nóng và các hoạt động chống đối. (4 đim)

b) Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; quản lý hộ tịch, hộ khẩu, quản lý tốt nhân khẩu tạm trú, lưu trú, tạm vắng; quản lý tốt về công tác phòng cháy chữa cháy; giữ gìn tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. (4 điểm)

c) Xây dựng và duy trì lực lượng công an viên, Tổ tự quản, Ttuần tra bảo vệ an ninh trật tự, các tổ chức quần chúng thôn, xóm, tổ dân phố vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. (2 điểm)

2. Về quốc phòng: (6 điểm)

a) Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị và Nghị định 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, chức sắc, chức việc tôn giáo. (2 điểm)

b) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, quản lý lực lượng dự bị động viên đảm bảo số lượng, chất lượng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hoàn thành tốt các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ trên giao; quản lý chặt chẽ vũ khí, khí tài được trang bị cho lực lượng dân quân. (2 điểm)

c) Thực hiện tốt cuộc vận động 50 của Quân đội; hoàn thành các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm; làm tốt chính sách hậu phương quân đội và các nhiệm vụ quân sự địa phương. (2 điểm)

Điều 7. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (19 điểm).

1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân: (9 điểm)

a) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Luật định và Quy chế quy định. (4 điểm)

b) Tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của Luật (đảm bảo về thời gian, nội dung, chất lượng kỳ họp). (2,5 điểm)

c) Phát huy trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đổi mới nội dung và phương pháp tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cử tri; giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cử tri. (2,5 điểm)

2. Hoạt động của Ủy ban nhân dân: (10 điểm)

a) Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc và các chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm. (2 điểm)

b) Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân cùng cấp về kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng. (2 điểm)

c) Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ rừng ở địa phương theo quy định của pháp luật, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phối hợp quản lý, bảo vệ và trồng rừng trên địa bàn đạt kết quả tốt. (1 điểm)

d) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ - công chức; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo. (2 điểm)

đ) Tổ chức tốt công tác tiếp dân, công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; không có đơn thư vượt cấp. (2 đim)

e) Thực hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định các báo cáo tháng, quý, năm và dự họp theo yêu cầu của cấp trên. Làm tốt công tác sơ kết, tống kết, công tác thi đua khen thưởng hàng năm. (1 điểm)

Điều 8. Mối quan hệ của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. (5 điểm)

1. Xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các đoàn thể quần chúng và thực hiện tốt quy chế đó; có tổ chức sơ kết hàng năm để rút kinh nghiệm phối hợp. (1.5 điểm)

2. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ, thống nhất nhằm phát huy được vai trò, nhiệm vụ trong tổ chức và vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước; giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp. (1.5 điểm)

3. Đảm bảo điều kiện để tăng cường và phát huy mối quan hệ phối hợp công tác giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức thành viên Mặt trận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị chung theo quy định của pháp luật. (1 điểm)

4. Phối hợp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. (1 điểm)

Điều 9. Triển khai thực hiện dân chủ cơ sở và cải cách thủ tục hành chính. (10 điểm)

1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trọng tâm là nội dung về quyền “được biết, được bàn, được giám sát” của nhân dân. (4 điểm)

2. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ hoạt động tích cực, có chương trình cụ thể, tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc tổ chức sơ kết, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp trên; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. (2 điểm)

Tổ chức thực hiện tốt các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”; công khai đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định để nhân dân biết và giám sát. ( 2 điểm)

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các Quy ước, Hương ước ở thôn, tổ dân phố; phát huy vai trò hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, duy trì hoạt động thường xuyên có chất lượng, hiệu quả. (1 điểm)

Phối hp tốt việc lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 2 năm một lần theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007. Năm không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm thì cộng điểm của chỉ tiêu này vào hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. (1 điểm)

Chương 3.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

Điều 10. Phương pháp đánh giá.

1. Khung điểm phân loại chính quyền cơ sở:

Việc đánh giá chất lượng, phân loại chính quyền cơ sở phải căn cứ vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ; chất lượng giải quyết các công việc; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Chính quyền cơ sở được phân thành 4 loại (điểm tối đa 100 điểm).

a. Loại I: Chính quyền cơ sở vững mạnh, có từ 85 điểm trở lên.

b. Loại II: Khá, có từ 70 đến 84 điểm.

c. Loại III: Trung bình, có từ 50 đến 69 điểm.

d. Loại IV: Yếu, dưới 50 điểm.

2. Một số điểm chú ý khi đánh giá, phân loại:

Loại I: Là những chính quyền cơ sở thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 quy định này và đạt được từ 85 điểm trở lên; đồng thời phải bảo đảm các điều kiện:

- Không có cán bộ là cấp trưởng, cấp phó chính quyền cơ sở bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Tỷ lệ cán bộ công chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt từ 80% trở lên.

b. Loại II: Là chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ được quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 quy định này và có tổng số điểm đạt từ 70 điểm đến 84 điểm.

c. Loại III: Là những chính quyền cơ sở thực hiện được các nhiệm vụ quy định tại Điu 4, 5, 6, 7, 8, 9 quy định này nhưng còn một shạn chế và có tng số điểm đạt được từ 50 đến 69 điểm.

d. Loại IV: Là những chính quyền cơ sở không hoàn thành các nhiệm vụ quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 quy định này, tổng số điểm dưới 49 điểm, vi phạm một trong các khuyết điểm sau:

- Nội bộ mất đoàn kết kéo dài, không xử lý kiên quyết, dứt điểm.

- Đxảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đến mức có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc bị khởi tố hình sự.

- Không công khai hoặc công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định để nhân dân biết và giám sát.

Điều 11. Quy trình đánh giá, phân loại.

1. Vào cuối tháng 11 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã dự thảo báo cáo theo từng tiêu chí và tiến hành họp với cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể; căn cứ vào khung điểm và những kết quả đạt được ở địa phương, tự rà soát, đánh giá cho điểm theo từng nội dung cụ thể có biên bản, sau đó tự phân loại theo tổng số điểm đạt được gửi báo cáo và kết quả về UBND cấp huyện (qua Phòng Nội vụ để tổng hợp).

2. Vào giữa tháng 12 hàng năm, UBND cấp huyện tổ chức cuộc họp bao gồm: Thường trực Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; mời Thường trực Huyện ủy, Thành ủy; các Ban xây dựng Đảng; Thường trực Hội đồng nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cùng cấp tham gia tiến hành xét duyệt, đồng thời đề nghị khen thưởng.

3. Sau khi có kết quả xét duyệt, UBND cấp huyện lập báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất tớc ngày 31/12 hàng năm (qua SNội vụ) kèm theo hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với các đơn vị chính quyền cơ sở trong quá trình đánh giá, phân loại đạt đim cao (quy định tại điểm a Điều 12, Chương IV).

Chương 4.

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

Điều 12. Hình thức khen thưởng.

1. Đối với UBND cấp huyện:

a) Hàng năm, Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định công nhận chính quyền cơ sở vững mạnh, đồng thời khen thưởng những đơn vị đạt vững mạnh 3 năm liền. Những đơn vị đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng thì không khen thưởng ở cấp huyện.

b) Những đơn vị cơ sở qua đánh giá, phân loại đạt 5 năm liền vững mạnh và đã được cuộc họp xét duyệt của UBND cấp huyện đng ý chọn tiêu biu, thì UBND cấp huyện lập thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng (tỷ lệ không quá 15% so với tng sđơn vị đạt 5 năm liền vững mạnh).

2. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng gồm:

+ Tờ trình của UBND cấp huyện;

+ Biên bản họp bình xét của UBND cấp huyện;

+ Báo cáo đánh giá, phân loại chính quyền cơ sở của UBND cấp xã;

+ Bảng điểm;

+ Bảng báo cáo tóm tắt thành tích của UBND cấp xã;

Kinh phí khen thưởng trích từ quỹ khen thưởng hàng năm của UBND cấp huyện theo đúng quy định hiện hành.

Hồ sơ khen thưởng Lập thành 3 bộ và gi Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh trước ngày 15/01 hàng năm, để tng hợp trình Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh xem xét.

Điều 13. Về xử lý vi phạm.

Trong quá trình thực hiện quy định tiêu chuẩn đánh giá, phân loại chất lượng chính quyền cơ sở, nếu đơn vị nào vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Đối với các xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phổ biến, quán triệt quy định này đến cán bộ - công chức và nhân dân ở địa phương mình; hàng quý phải tổng hợp kết quả báo cáo UBND cấp huyện và hàng năm tiến hành đánh giá, phân loại một cách nghiêm túc, khách quan và đề ra các giải pháp khc phục những hạn chế.

Điều 15. Đối với các huyện, thành phố.

UBND cấp huyện báo cáo cấp ủy cùng cấp để thống nhất chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể tổ chức thực hiện quy định này.

Điều 16. Đối với các cơ quan cấp tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các xã có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các xã trong việc đánh giá, phân loại theo đúng quy định của UBND tỉnh.

- Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của UBND cấp huyện và tham mưu UBND tỉnh trong việc xét khen thưởng hàng năm đi với các đơn vị chính quyn cơ sở đạt 5 năm lin vững mạnh xut sc theo đề nghị của UBND cấp huyện.

- Đnghị cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tổ chức triển khai và giám sát quá trình tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại chính quyền cơ sở theo quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan./.

 

UBND ................

UBND xã, phường, thị trấn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG CHẤM ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CHẮT LƯỢNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

TT

Tiêu chí

Điểm chuẩn

UBND cấp xã tchấm điểm

UBND cấp huyện cho điểm

1

Lĩnh vực kinh tế:

25

 

 

 

1.1. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền trong việc hoạch định phát triển kinh tế; thực hiện đạt và vượt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở địa phương theo Nghị quyết của cấp ủy Đảng, HĐND cùng cấp và cấp trên giao. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

8

 

 

 

1.2. Hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách trong năm và các nghĩa vụ đối với Nhà nước như: thu, nộp thuế, các loại quỹ và các khoản thu đóng góp khác theo quy định của Nhà nước.

5

 

 

 

1.3. Tham gia và quản lý tốt việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

1.5

 

 

 

1.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch xóa đói, giảm nghèo trong nhân dân, thực hiện tt chính sách an sinh xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo hàng năm.

1.5

 

 

 

1.5. Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ, giải quyết việc làm, công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giải quyết việc làm cho lao động địa phương, hạn chế thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp.

3

 

 

 

1.6. Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả.

2

 

 

 

1.7. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên địa bàn.

2

 

 

 

1.8. Thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô trong sử dụng ngân sách, quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu trên địa bàn.

2

 

 

2

Lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội:

25

 

 

 

1. Về y tế:

9

 

 

 

a) Tổ chức và quản lý tốt Trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm; có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ trạm y tế phục vụ tốt trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; thực hiện tốt chương trình y tế cơ sở.

3

 

 

 

b) Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, tu sửa, phát dọn các tuyến đường giao thông liên thôn, ngõ hẻm sạch sẽ thuận lợi giao thông hai mùa mưa nắng. Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra các dịch bệnh lớn; chuồng trại gia súc, gia cầm phải ở cách xa nhà và khu dân cư. Khi có dịch bệnh thực hiện phải kịp thời các biện pháp đẩy lùi dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưng đến tính mạng và tài sản.

3

 

 

 

c) Phối hợp tốt với các ngành chức năng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến lương thực, thực phẩm, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. 100% các hộ gia đình đều có hố xí, nhà tắm, sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

2

 

 

 

d) Quản lý tốt việc xây dựng nhà ở, các cơ sở thờ tự...trên địa bàn. Thực hiện đạt các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình; có tỷ lệ sinh con thứ ba năm sau thấp hơn năm trước.

1

 

 

 

2. Về giáo dục:

8

 

 

 

a) Có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, có đủ trường học, lớp học bảo đm các cháu trong độ tuổi đều được đến trường.

2

 

 

 

b) Huy động được trẻ em vào lớp một đúng độ tui, duy trì tt sĩ số học sinh; có biện pháp vận động, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bỏ học đi học trở lại; thực hiện tốt chủ trương xã hội học tập ở địa phương.

2

 

 

 

c) Tổ chức đầy đủ nội dung phổ cập giáo dục theo hướng dẫn, đạt chuẩn và duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non 05 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở và THPT.

2

 

 

 

d) Quản lý tốt hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tai nạn, nạn bạo hành trẻ em gây thương tích nghiêm trọng.

2

 

 

 

3. Văn hóa - Xã hội:

8

 

 

 

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân biết và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.

2

 

 

 

b) Xây dựng được các thôn, Tổ dân phố, xã, phường, thị trấn văn hóa, gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm; tích cực bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu ở địa phương.

2

 

 

 

c) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác an toàn giao thông, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông và thiệt hại về giao thông năm sau thấp hơn năm trước.

1

 

 

 

d) Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống, giữ gìn và phát huy các hoạt động mang bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội...

1

 

 

 

đ) Thực hiện tốt các chế độ chính sách về dân tộc, tôn giáo; chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có công với nước và đối tượng chính sách khác.

2

 

 

3

Lĩnh vực an ninh, quốc phòng:

16

 

 

a

V an ninh trt t, an toàn xã hi:

10

 

 

 

+ Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cán bộ và nhân dân có ý thức cảnh giác cao, không để kẻ địch, phần tử xấu lôi kéo, kích động gây ra các điểm nóng và các hoạt động chống đối.

4

 

 

 

+ Thực hiện tốt công tác quản lý hành chính về an ninh trật tự; quản lý hộ tịch, hộ khẩu, quản lý tốt nhân khẩu tạm trú, lưu trú, tạm vắng; quản lý tốt về công tác phòng cháy chữa cháy; giữ gìn tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

4

 

 

 

+ Xây dựng và duy trì lực lượng công an viên, Tổ tự quản, Ttuần tra bảo vệ an ninh trật tự, các tổ chức quần chúng thôn, xóm, tổ dân phố vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

2

 

 

b

Về quốc phòng:

6

 

 

 

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị và Nghị định 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng, chức sắc, chức việc tôn giáo.

2

 

 

 

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, quản lý lực lượng dự bị động viên đảm bảo số lượng, chất lượng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; hoàn thành tốt các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ trên giao; quản lý chặt chẽ vũ khí, khí tài được trang bị cho lực lượng dân quân.

2

 

 

 

+ Thực hiện tốt cuộc vận động 50 của Quân đội; hoàn thành các chỉ tiêu tuyển quân hàng năm; làm tốt chính sách hậu phương quân đội và các nhiệm vụ quân sự địa phương.

2

 

 

4

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

19

 

 

a

Hoạt động của Hội đồng nhân dân:

9

 

 

 

+ Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Luật định và Quy chế quy định.

4

 

 

 

+ Tổ chức các kỳ họp của HĐND theo đúng quy định của Luật (đảm bảo về thời gian, nội dung, chất lượng kỳ họp).

2.5

 

 

 

+ Phát huy trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả tiếp xúc ctri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cử tri; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cử tri.

2.5

 

 

b

Hoạt động của Ủy ban nhân dân:

10

 

 

 

+ Xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc và các chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm.

2

 

 

 

+ Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của cấp ủy Đảng và HĐND cùng cấp về kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng.

2

 

 

 

+ Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ rừng ở địa phương theo quy định của pháp luật, làm tốt công tác PCCC rừng, phối hợp quản lý, bảo vệ và trồng rừng trên địa bàn đạt kết quả tốt.

1

 

 

 

+ Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ - công chức; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và bố trí phù hợp với chuyên môn đào tạo.

2

 

 

 

+ Tổ chức tốt công tác tiếp dân, công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; không có đơn thư vượt cấp.

2

 

 

 

+ Thực hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định các báo cáo tháng, quý, năm và dự họp theo yêu cầu của cấp trên. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, công tác thi đua khen thưởng hàng năm.

1

 

 

5

Mối quan hệ của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng:

5

 

 

 

a) Xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa cấp ủy đảng, HĐND, UBND với UBMTTQ cùng cấp, các đoàn thể quần chúng và thực hiện tốt quy chế đó; có tổ chức sơ kết hàng năm để rút kinh nghiệm phối hợp.

1.5

 

 

 

b) Mặt trận Tquốc và các đoàn thể quần chúng phối hợp chặt chẽ, thống nhất nhằm phát huy được vai trò, nhiệm vụ trong tổ chức và vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước; giám sát hoạt động của HĐND, UBND cùng cấp.

1.5

 

 

 

c) Đảm bảo điều kiện để tăng cường và phát huy mối quan hệ phối hợp công tác giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các Tchức thành viên Mặt trận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị chung theo quy định của pháp luật

1

 

 

 

d) Phối hợp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4.

1

 

 

6

Triển khai thực hiện dân chủ cơ sở và cải cách thủ tc hành chính:

10

 

 

 

a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ theo Pháp lnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trọng tâm là nội dung về quyền “được biết, được bàn, được giám sát” của nhân dân.

4

 

 

 

b) Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ hoạt động tích cực, có chương trình cụ thể, tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc tổ chức sơ kết, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp trên; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.

2

 

 

 

c) Tổ chức thực hiện tốt các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa, một cửa liên thông"; công khai đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định để nhân dân biết và giám sát.

2

 

 

 

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các Quy ước, Hương ước ở thôn, tổ dân phố; phát huy vai trò hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, duy trì hoạt động thường xuyên có chất lượng, hiệu quả.

1

 

 

 

đ) Phối hợp tốt việc lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã định kỳ 2 năm một lần theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007. Năm không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm thì cộng điểm của chỉ tiêu này vào hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

1

 

 

 

Tổng cộng

100

 

 

Tổng số điểm đạt được:             điểm

UBND(cấp xã) ……………………………… tự đánh giá, phân loại đạt loại:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN ………….