cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 01/08/2012 Ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh An Giang

  • Số hiệu văn bản: 20/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 01-08-2012
  • Ngày có hiệu lực: 11-08-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 31-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2364 ngày (6 năm 5 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 31-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 31-01-2019, Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 01/08/2012 Ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh An Giang bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 Công bố danh mục Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/2012/QĐ-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29/TTr-STP ngày 11 tháng 6 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nội vụ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Lãnh đạo VP, UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, P. NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm và nội dung phối hợp quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh giữa Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức hành nghề công chứng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, cơ quan Thi hành án dân sự, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh (sau đây gọi là cơ quan phối hợp) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức và viên chức được cơ quan, đơn vị, tổ chức phân công thực hiện nhiệm vụ liên quan công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 3. Mục đích, yêu cầu

1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và quyền lợi của người thứ ba trong sự ổn định và hài hòa các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại. Đảm bảo sự an toàn, minh bạch cho các giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm.

2. Tổ chức triển khai, phối hợp đồng bộ, hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm giữa các cơ quan phối hợp.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp

1. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên, quan phối hợp chặt chẽ, thống nhất nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm triển khai thực hiện đúng quy định.

2. Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức và các quy định của pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động riêng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

3. Phối hợp kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với các vi phạm phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hp

1. Cơ quan chủ trì thực hiện Quy chế phối hợp này là Sở Tư pháp;

2. Cơ quan phối hợp thực hiện Quy chế phối hợp này là Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, Cơ quan Thi hành án dân sự, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CHỦ TRÌ, CƠ QUAN PHỐI HỢP

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Tư pháp

1. Thống kê đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;

2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;

3. Tổ chức và quản lý hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm;

4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;

5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh;

6. Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì giải quyết các vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định;

7. Thực hiện khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

8. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của S Tài nguyên và Môi trường

1. Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký giao dịch bảo đảm của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện;

2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm cho cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.

3. Phối hợp giải quyết các vướng mắc về đăng ký giao địch bảo đảm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót về đăng ký giao dịch bảo đảm, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật;

2. Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, cấp bản sao có chứng nhận của cơ quan đăng ký theo thẩm quyền;

3. Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp có căn cứ theo quy định của pháp luật;

4. Thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu đăng ký giao dịch bảo đảm;

6. Thống kê, định kỳ báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công chứng cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng quyền lưu hành tài sản có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cá nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phải kê khai chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung không đúng sự thật, không phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết, hồ sơ đăng ký có giấy tờ giả mạo mà gây thiệt hại cho người khác thì cá nhân, tổ chức yêu cầu đăng ký phải bồi thường cho người bị thiệt hại; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

NỘI DUNG PHỐI HỢP

Điều 11. Phối hp trong công tác rà soát các quy định của pháp luật vđăng ký giao dịch bảo đảm

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, đối chiếu các quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để kịp thời phát hiện, kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm; đồng thời thực hiện việc hướng dẫn các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, các cơ quan truyền thông tại địa phương xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; chủ trì phi hợp với Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh trin khai tập hun, đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của các tổ chức tín dụng, công chng viên, công chức của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cp huyện.

Điều 13. Phối hp trong công tác kiểm tra đăng ký giao dịch bảo đảm

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra định kỳ 06 tháng một lần về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện.

Điều 14. Phối hp trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nhân lực, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Tài chính tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ nguồn nhân lực kinh phí để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương; trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Điều 15. Phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý các tổ chức hành nghcông chứng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong việc thực hiện các quy định pháp luật vđăng ký giao dịch bảo đảm

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở và các văn bản khác có liên quan; tích cực tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm, đẩy mạnh chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm nhằm giúp các tổ chức và cá nhân ký kết, thực hiện giao dịch bảo đảm an toàn, đúng pháp luật.

Điều 16. Phối hp trong công tác giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký giao dch bảo đảm

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm nhằm triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết 6 tháng và tổng kết hàng năm kết quả triển khai hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức họp giao ban với sự tham gia của đại diện các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan Thi hành án dân sự, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức tín dụng nhằm giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Chế độ báo cáo về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp triển khai rà soát, thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; đồng thời phối hợp xây dựng, tổng hợp báo cáo 6 tháng và hàng năm về kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp.

2. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc báo cáo 06 tháng và hàng năm về công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đối với báo cáo 06 tháng, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Đối với báo cáo hàng năm, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau.

Báo cáo 06 tháng và hàng năm phải được gửi đến Sở Tư pháp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Điều 18. Tổ chức thc hin

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các quy định tại Quy chế phối hợp này.

2. Giám đốc Sở Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phối hợp về quản lý nhà nước đối với công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.