cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13/07/2012 Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 09/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Ngày ban hành: 13-07-2012
  • Ngày có hiệu lực: 23-07-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-12-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1252 ngày (3 năm 5 tháng 7 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-12-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-12-2015, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13/07/2012 Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2012/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 13 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 103/TTr-SVHTTDL ngày 18 tháng 5 năm 2012 và Báo cáo thẩm định số 89/BC- STP ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 15/02/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Hướng dẫn thống nhất tiêu chuẩn, quy trình công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau” và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTTDL;
- Bộ Nội vụ;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ tỉnh;
- BCĐ huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh Cà Mau;
- Lưu: VT, Ktr08/8.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hải

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” (sau đây gọi tắt là “các danh hiệu văn hóa”) trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau có liên quan đến trình tự, thủ tục xét và công nhận các danh hiệu văn hóa.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau áp dụng thực hiện Quy định này và theo quy định cụ thể của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, QUY TRÌNH VÀ THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA

Điều 3. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Tiêu chuẩn:

Áp dụng theo quy định tại Điều 4, Chương II, Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL).

2. Điều kiện:

a) Hộ gia đình có đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” với Ban công tác Mặt trận ở ấp, khóm từ cuối năm trước;

b) Đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Thời gian xây dựng, bình xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” là hàng năm; 03 năm liên tục đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp Giấy công nhận.

3. Hồ sơ:

a) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” của các hộ gia đình;

b) Biên bản họp bình xét ở ấp, khóm kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa”;

c) Số hồ sơ cần nộp là 01 bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Quy trình và thẩm quyền xét công nhận:

a) Xét công nhận hàng năm:

- Hàng năm, vào khoảng từ ngày 20 - 25/10, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khóm chủ trì phối hợp với Trưởng ấp, khóm họp dân, bình bầu “Gia đình văn hóa” và phát động các hộ gia đình tự nguyện đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm sau;

- Căn cứ vào biên bản bình xét ở ấp, khóm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét, lựa chọn những hộ có từ 60% trở lên số người đại diện từng hộ trong khu dân cư thống nhất đề nghị (bằng cách bỏ phiếu kín) để lập danh sách đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm;

- Thời gian đề nghị trước ngày 05 tháng 11 của năm;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” hàng năm.

b) Công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm liên tục:

- Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã rà soát, lựa chọn những hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm liên tục để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm;

- Thời gian đề nghị trước ngày 10 tháng 11 của năm;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận và cấp giấy Công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” 03 năm theo đề nghị nói trên.

Điều 4. Danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”

1. Tiêu chuẩn:

a) “Ấp văn hóa”:

- Áp dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, Chương II, Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đạt thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Có từ 70% trở lên hộ gia đình xây dựng nhà ở từ cấp IV trở lên, không còn nhà tạm, dột, nát;

+ Có 70% trở lên trục đường chính của ấp, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (theo quy chuẩn về giao thông nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành);

+ Có từ 95% trở lên số hộ có điện sử dụng và có điện kế riêng; sử dụng điện đảm bảo an toàn;

+ Tỷ lệ hộ đạt chuẩn “Gia đình thể thao” hàng năm bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;

+ Có 100% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn và trên 60% hộ gia đình có sử dụng dịch vụ điện thoại;

+ Thực hiện tốt phong trào “Quốc phòng toàn dân”, phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” và các cuộc vận động khác ở địa phương;

+ Không để xảy ra trọng án hình sự. b) “Khóm văn hóa”:

- Áp dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6, Chương II, Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đạt thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Tỷ lệ hộ đạt chuẩn “Gia đình thể thao” hàng năm cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;

+ Có 100% số hộ có điện sử dụng và có điện kế riêng; sử dụng điện đảm bảo an toàn;

+ Có 100% hộ gia đình có phương tiện nghe, nhìn và trên 70% hộ gia đình có sử dụng dịch vụ điện thoại;

+ Thực hiện tốt phong trào “Quốc phòng toàn dân”, phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” và các cuộc vận động khác ở địa phương;

+ Không để xảy ra trọng án hình sự.

2. Điều kiện:

a) Ấp, khóm có đăng ký xây dựng danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;

b) Đối với “Ấp văn hóa” phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, khoản

1 Điều này; đối với “Khóm văn hóa” phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này;

c) Thời gian đăng ký xây dựng và xét công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” là 03 năm một lần.

3. Hồ sơ:

a) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”;

b) Báo cáo thành tích xây dựng “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” của Ban công tác Mặt trận ấp, khóm, có xác nhận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Báo cáo 03 năm; kèm theo Biên bản kiểm tra hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

b) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Hồ sơ đề nghị công nhận 01 bộ, nộp trực tiếp tại Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.

4. Quy trình và thẩm quyền công nhận:

- Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khóm chủ trì, phối hợp với Trưởng ấp, khóm tổ chức họp dân cư ấp, khóm đề nghị công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”;

- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị đến Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện, xem xét, công nhận;

- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”, Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành, đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra các điều kiện (có biên bản kiểm tra);

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận Thi đua, Khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”;

- Thời gian đề nghị trước ngày 10 tháng 11 của năm đề nghị công nhận;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do chưa công nhận.

Điều 5. Danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

1. Tiêu chuẩn:

- Áp dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, Chương II, Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

- Đạt thêm các tiêu chuẩn sau:

a) 100% cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã đạt đơn vị trong sạch, vững mạnh và có sử dụng internet;

b) Xã phải có bưu điện văn hóa, có đường truyền internet về đến trung tâm xã;

c) Không để xảy ra trọng án hình sự.

2. Điều kiện:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký xây dựng danh hiệu với Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Xã đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Thời gian đăng ký xây dựng và xét công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” là 02 năm trở lên (công nhận lần đầu) và 05 năm trở lên (công nhận lại).

3. Hồ sơ:

a) Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

- Báo cáo 02 năm (công nhận lần đầu);

- Báo cáo 05 năm (công nhận lại).

b) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

Số bộ hồ sơ cần nộp là 01 bộ, nộp trực tiếp tại Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.

4. Quy trình và thẩm quyền công nhận, công nhận lại:

a) Công nhận lần đầu:

- Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tổ chức lễ phát động xây dựng danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn quản lý; phổ biến tiêu chuẩn và hướng dẫn các xã, đăng ký xây dựng các danh hiệu;

- Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

- Thời gian đề nghị trước ngày 10 tháng 11 của năm;

- Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chủ trì phối hợp với bộ phận Thi đua, Khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

- Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;

- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị và Biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, kèm theo Giấy công nhận; trường hợp không công nhận, phải có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân xã và nêu rõ lý do chưa công nhận.

b) Công nhận lại:

Trình tự và thẩm quyền áp dụng như công nhận lần đầu, nhưng phải đạt 05 năm liên tục kể từ ngày công nhận lần trước.

Điều 6. Danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

1. Tiêu chuẩn:

a) “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”:

- Áp dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, Chương II, Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;

- Đạt thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải đạt trong sạch, vững mạnh;

+ An toàn về an ninh trật tự;

+ Có từ 40% trở lên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thường xuyên tham gia luyện tập các môn thể thao; thường xuyên có phong trào văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao.

b) “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”:

- Áp dụng theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, Chương II, Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;

- Đạt thêm các tiêu chuẩn sau:

+ Tổ chức Đảng, đoàn thể (nếu có) phải đạt trong sạch, vững mạnh; phải có tổ chức công đoàn vững mạnh;

+ An toàn về an ninh trật tự;

2. Điều kiện:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa với Liên đoàn Lao động cấp huyện (hoặc tương đương);

b) Đối với cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này; đối với Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này;

c) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tổ chức công đoàn cấp cơ sở trở lên;

d) Thời gian đăng ký xây dựng danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 01 năm (công nhận lần đầu) và 05 năm (công nhận lại).

3. Hồ sơ:

a) Báo cáo thành tích xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp:

- Báo cáo 01 năm đối với công nhận lần đầu;

- Báo cáo 05 năm đối với công nhận lại.

b) Công văn đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp huyện (hoặc tương đương):

Số bộ hồ sơ cần nộp là 01 bộ, nộp trực tiếp tại Liên đoàn Lao động cấp tỉnh.

4. Quy trình và thẩm quyền công nhận, công nhận lại:

a) Công nhận lần đầu:

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Báo cáo thành tích xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- Ban Chỉ đạo cấp huyện kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- Liên đoàn Lao động cấp huyện (hoặc tương đương) phối hợp với cơ quan Thi đua, Khen thưởng cùng cấp, trình Liên đoàn Lao động cấp tỉnh ra quyết định công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- Thời gian đề nghị trước ngày 10 tháng 11 của năm;

- Thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;

- Căn cứ hồ sơ đề nghị và Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh ra quyết định công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và trao Giấy công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời với Liên đoàn Lao động cấp huyện và nêu rõ lý do.

b) Công nhận lại:

Trình tự và thẩm quyền áp dụng như công nhận lần đầu, nhưng phải đạt danh hiệu 05 năm liên tục kể từ ngày công nhận lần trước.

Chương III

BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 7. Biểu dương, khen thưởng

1. Biểu dương:

a) Gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” được công bố trên loa truyền thanh ở khu dân cư; được biểu dương tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (Ngày 18 tháng 11 hàng năm) ở ấp, khóm;

b) “Gia đình văn hóa” 03 năm, được công bố trên loa truyền thanh ở khu dân cư; được biểu dương tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (Ngày 18 tháng 11 hàng năm) ở ấp, khóm và được ghi vào “Sổ truyền thống gia đình văn hóa” ở khu dân cư; được cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa”.

2. Khen thưởng:

a) “Gia đình văn hóa”:

 “Gia đình văn hóa” được cấp Giấy công nhận, được bình bầu là gia đình văn hóa tiêu biểu, được tặng thưởng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

b) “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”:

Ấp, khóm đạt danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa” thì được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

c) “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”:

Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 05 năm liên tục được UBND tỉnh tặng Bằng khen kèm theo tiền thưởng theo qui định.

d) “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”:

“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” được UBND tỉnh tặng Bằng khen kèm theo tiền thưởng theo qui định.

Điều 8. Xử lý vi phạm

1. Gia đình, ấp, khóm, xã được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khóm văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” nếu không giữ vững các tiêu chí sẽ không được công nhận lại. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi danh hiệu. Cấp ra quyết định công nhận danh hiệu có trách nhiệm ra quyết định thu hồi danh hiệu.

2. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” nếu không giữ vững được tiêu chuẩn sẽ không được công nhận lại. Nếu vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn sẽ bị xóa tên trong danh sách công nhận. Cấp nào ra quyết định công nhận, cấp đó có trách nhiệm ra quyết định xóa tên trong danh sách công nhận.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm thực hiện

1. Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh xây dựng hướng dẫn cụ thể thực hiện Quy định này (về các loại biểu mẫu giấy tờ; thủ tục đề nghị khen thưởng, thu hồi danh hiệu, xóa tên trong danh sách công nhận...), đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm phổ biến những nội dung của Quy định này đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh để tổ chức thực hiện.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.