Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 01/01/1970 Tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 17/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Ngày ban hành: 28-05-2013
- Ngày có hiệu lực: 07-06-2013
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-05-2014
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-08-2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1533 ngày (4 năm 2 tháng 13 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 18-08-2017
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2013/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 28 tháng 5 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC DẪN DỤ VÀ GÂY NUÔI CHIM YẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005; Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC DẪN DỤ VÀ GÂY NUÔI CHIM YẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về điều kiện cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến; trách nhiệm của chủ cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động dẫn dụ, gây nuôi và thu hoạch tổ chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động dẫn dụ, gây nuôi và thu hoạch tổ chim yến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến (gọi tắt là cơ sở nuôi chim yến - bao gồm nhà yến, khoảng trống an toàn và nhà cho người quản lý) là nơi diễn ra hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến và thu hoạch tổ yến do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ.
2. Nhà yến là một phần công trình xây dựng, nằm trong cơ sở nuôi chim yến được cải tạo hoặc xây mới, nhằm mục đích để chim yến vào làm tổ.
3. Khoảng trống an toàn là khoảng cách giữa nhà yến với các công trình xây dựng khác như: Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở, nhà ở của người dân sống chung quanh,… (gọi tắt là công trình dân sinh); khoảng trống an toàn này phải nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của chủ cơ sở nuôi chim yến.
4. Vùng, khu nuôi chim yến tập trung là khu vực có nhiều cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến, phát triển theo hướng bền vững (hiệu quả kinh tế, an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường).
5. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động môi trường của dự án đầu tư, để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án.
6. Bản cam kết bảo vệ môi trường là bản phân tích, dự báo các loại chất thải phát sinh của dự án cụ thể, để đưa ra các biện pháp xử lý chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
7. Deciben là đơn vị đo cường độ âm thanh.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CƠ SỞ DẪN DỤ VÀ GÂY NUÔI CHIM YẾN
Điều 3. Điều kiện về địa điểm xây dựng cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến
1. Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng, phát triển cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến khi đảm bảo một trong hai điều kiện như sau:
a) Ở vùng ngoại thành, ngoại thị, vùng nông thôn, vùng có mật độ dân cư thấp, vùng nội thị còn hoạt động, sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển và phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.
b) Trong khu vực của vùng, khu nuôi chim yến tập trung đã được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc tỉnh phê duyệt.
2. Đối với cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, nếu không đảm bảo điều kiện tại Khoản 1 Điều này, gây ảnh hưởng môi trường và chủ công trình dân sinh xung quanh phản đối thì chủ cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến phải ngừng hoạt động và di dời đến nơi khác.
Điều 4. Điều kiện về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân dẫn dụ và gây nuôi chim yến phải lập hồ sơ bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi xin Giấy phép xây dựng nhà yến theo quy định như sau:
a) Đối với cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến có tổng diện tích sàn nhà yến từ 500 m2 (năm trăm mét vuông) trở lên phải lập báo cáo ĐTM, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Đối với cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến có tổng diện tích sàn nhà yến dưới 500 m2 (năm trăm mét vuông) phải làm bản cam kết bảo vệ môi trường chi tiết, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Đối với các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực nhưng không có Giấy chứng nhận về điều kiện môi trường thì phải lập hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/9/2013.
3. Cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến có sử dụng âm thanh để dẫn dụ, thì cường độ âm thanh không được vượt quá 70 deciben và chỉ được phát loa trong thời gian từ 6 - 11giờ 30 phút và từ 13 giờ 30 phút - 19 giờ. Khuyến khích các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến sử dụng sóng siêu âm để dẫn dụ chim yến.
Điều 5. Điều kiện về vệ sinh thú y
1. Cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến phải định kỳ tổng vệ sinh, khử trùng ít nhất mỗi tháng một lần.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y lấy mẫu để kiểm soát sự lưu hành của mầm bệnh theo định kỳ 06 tháng/lần và đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc khi có dịch cúm gia cầm xảy ra. Kinh phí lấy mẫu và xét nghiệm do chủ cơ sở nuôi chim yến chi trả theo quy định hiện hành.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến
1. Khai báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trước khi cơ sở nuôi chim yến hoạt động (theo mẫu 1).
Đối với cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến đã hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Khi phát hiện chim yến chết hoặc có dấu hiệu bất thường, chủ cơ sở phải báo với cơ quan thú y gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Khi thu hoạch, vận chuyển sản phẩm yến ra khỏi vùng nuôi phải tuân thủ các quy định về điều kiện vệ sinh thú y.
4. Phối hợp và chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ấp Bắc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương để tổ chức quy hoạch vùng nuôi chim yến tập trung và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Chỉ đạo và tổ chức lấy mẫu kiểm tra mầm bệnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với chim yến theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, địa phương để quản lý, kiểm tra và tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở có sơ chế, bảo quản và chế biến tổ yến theo quy định của pháp luật.
đ) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
e) Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt các báo cáo ĐTM hoặc các đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
c) Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường.
3. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn các quy định về cấp Giấy phép xây dựng nhà yến đối với các cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến.
b) Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về xây dựng.
4. Sở Y tế
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức đánh giá, thẩm định công nghệ, thiết bị có liên quan đến việc dẫn dụ, gây nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai các chương trình, đề tài, dự án khoa học, công nghệ có liên quan đến nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển vùng nuôi chim yến tập trung trên địa bàn tỉnh và các dự án quy hoạch khác có liên quan đến nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến, thu hoạch và chế biến tổ yến;
b) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng vốn ngân sách phục vụ phát triển vùng dẫn dụ và gây nuôi chim yến.
7. Sở Tài chính
Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí của các sở, ngành, địa phương có liên quan đến công tác triển khai và tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đôn đốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Quy định này trên địa bàn quản lý.
2. Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành chức năng để quy hoạch vùng dẫn dụ và gây nuôi chim yến tập trung trên địa bàn huyện.
3. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập Bản cam kết môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và trình phê duyệt theo quy định.
4. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Quy định này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi chỉ đạo.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện cấp Giấy khai báo việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn quản lý.
2. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình hoạt động dẫn dụ và gây nuôi chim yến theo định kỳ hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến tại Quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các sở, ngành và địa phương phản ánh, đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh để có chỉ đạo giải quyết kịp thời. Nếu Trung ương ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định có liên quan đến việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến, thì Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU 1
GIẤY KHAI BÁO
VIỆC DẪN DỤ VÀ GÂY NUÔI CHIM YẾN
TỈNH TIỀN GIANG HUYỆN, THÀNH, THỊ: ……………………………….. XÃ:………………………………………
GIẤY KHAI BÁO VIỆC DẪN DỤ VÀ GÂY NUÔI CHIM YẾN Vào sổ số: …………………. 1. Họ và tên chủ cơ sở: ...................................................................................... 2. Số CMND: ………………. Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ............. ……... 3. Địa chỉ thường trú: Số nhà: .... , Đường ........................................................ Tổ: ....... , Ấp (khóm, khu phố): .............................................................. Xã (phường): ........................................................................................... Huyện (thị, thành phố): ........................................................................... 4. Điện thoại: ..................................................................................................... 5. Địa chỉ: .......................................................................................................... ........................................................................................................................... 6. Diện tích đất: ................................ m2. 7. Diện tích xây dựng nhà yến:......... m2. 8. Diện tích sàn nhà yến: ....... m2. Số tầng:................ tầng. 9. Giấy phép xây dựng: Số ................................................................................ Ngày cấp:................................................................................................. Nơi cấp: …………………………………………………....................... 10. Khoảng trống an toàn tối thiểu: …………………mét. 11. Cơ sở bắt đầu hoạt động từ ngày: ........... 12. Thuê lao động:.................. người. 13. Đề án bảo vệ môi trường: Số....................................................................... Ngày cấp:................................................................................................. 14. Hiện trạng: đã thu hoạch tổ yến □ ; chưa thu hoạch tổ yến □
……. …….,ngày…..tháng……năm………...... …………….,ngày…..tháng……năm……… Ủy ban nhân dân xã Người khai báo (Ký tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
|