cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 Về Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 398/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Ngày ban hành: 27-02-2012
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1461 ngày (4 năm 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2016, Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 Về Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4234/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 Về Bộ đơn giá bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 398/2012/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 27 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN ĐÃ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cứ khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại tờ trình số 132/TTr-SXD ngày 19/01/2012; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 220/BC-STP ngày 15/12/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gồm:

- Đơn giá bồi thường nhà cửa, công trình kiến trúc.

- Đơn giá bồi thường công trình Giao thông.

- Đơn giá bồi thường tháo dỡ, di chuyển máy móc thiết bị.

- Đơn giá bồi thường công trình Bưu chính viễn thông.

- Đơn giá bồi thường công trình thủy lợi.

- Đơn giá bồi thường cây trồng.

- Đơn giá bồi thường vật nuôi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

- Quyết định này thay thế Quyết định: Số 4005/2004/QĐ-UB ngày 04/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các văn bản khác đã ban hành trước đây có nội dung và đơn giá trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

- Những trường hợp đã được thông báo, chi trả tiền bồi thường trước ngày 01/01/2012 thì thực hiện theo phương án bồi thường đã phê duyệt. Trường hợp đã được thông báo chi trả tiền bồi thường trước ngày 01/01/0212 nhưng trong quá trình kiểm đếm, tính toán còn thiếu về khối lượng tài sản thì được bồi thường bổ sung phần tài sản tính thiếu theo đơn giá quy định tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. - Giao Sở xây dựng chủ trì cùng các Sở liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh khi có sự thay đổi về chính sách và giá nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng làm tác động lớn đến đơn giá ban hành kèm theo Quyết định này.

- Những đơn giá chưa có trong danh mục đơn giá ban hành kèm theo Quyết định này thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ định mức, đơn giá, giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy… do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố để tính toán và quyết định áp dụng đồng thời gửi về Sở chuyên ngành để theo dõi, quản lý.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT,P1,P2,P3,P4;
- Như điều 2;
- V0,V1,V2,V3, TD,TM2,TH1;
- Lưu: VT,TM2.
T50bản, QĐ25

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thông

 

QUY ĐỊNH

VỀ BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN ĐÃ ĐẦU TƯ TRÊN ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 398/2012/QĐ- UBND ngày 27/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Phần I

QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. Đối tượng và nguyên tắc áp dụng

- Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Đơn giá bồi thường chỉ được áp dụng để lập phương án bồi thường và phải đảm bảo tính đúng, tính đủ phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Quy định này quy định đơn giá bồi thường Nhà cửa, vật kiến trúc, công trình giao thông, tháo dỡ, di chuyển máy móc thiết bị, công trình bưu chính viễn thông, cây trồng, vật nuôi và công trình thủy lợi, cụ thể:

Phần I: Quy định áp dụng

Phần II: Đơn giá bồi thường

Chương I: Đơn giá bồi thường Nhà cửa, vật kiến trúc

Chương II: Đơn giá bồi thường công trình giao thông

Chương III: Đơn giá bồi thường công trình Bưu chính viễn thông

Chương IV: Đơn giá bồi thường tháo dỡ, di chuyển máy móc thiết bị

Chương V: Đơn giá bồi thường công trình thủy lợi, cây trồng và vật nuôi

II. Quy định áp dụng đơn giá bồi thường đối với từng loại tài sản

1. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc

1.1. Hướng dẫn công thức tính đơn giá

ĐGBT = ĐGx KKV

- ĐGBT: Đơn giá bồi thường 1 đơn vị tài sản nhà cửa, vật kiến trúc.

- ĐG: Đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc được quy định trong Bộ đơn giá.

- KKV: Hệ số điều chỉnh theo khu vực (được quy định ở điểm 1.2 mục này).

1.2. Hệ số điều chỉnh theo khu vực

Đơn giá bồi thường công trình nhà cửa, vật kiến trúc ở các khu vực được áp dụng hệ số điều chỉnh sau:

- Khu vực I: Thành phố Hạ Long; thành phố Uông Bí (trừ Vàng Danh); thị xã Cẩm Phả; huyện Đông Triều; huyện Yên Hưng; huyện Hoành Bồ (trừ xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng); huyện Vân Đồn (trừ các xã: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen); huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà: KĐC = 1,0.

- Khu vực II: Thành phố Móng Cái (trừ các xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Bắc Sơn, Hải Sơn), huyện Bình Liêu (trừ các xã: Hoành Mô, Đồng Văn) và huyện Hải Hà (trừ Cái Chiên): KĐC = 1,1.

- Khu vực III: huyện Ba Chẽ, xã Vàng Danh thuộc thành phố Uông Bí: KĐC = 1,2.

- Khu vực IV: Xã Kỳ thường và xã Đồng Sơn thuộc huyện Hoành Bồ: KĐC = 1,3.

- Khu vực V: Xã Hải Sơn, xã Bắc Sơn thuộc thành phố Móng Cái, xã Hoành Mô và xã Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu: KĐC = 1,4.

- Khu vực VI: Xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi và Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn: KĐC = 1,8.

- Khu vực VII: Xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thực thuộc thành phố Móng Cái, xã Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà: KĐC = 1,9.

- Khu vực VIII: Huyện Cô Tô: KĐC = 2,4.

1.3. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Những loại hạng mục công việc có thể tháo dỡ, di dời được như: Cửa, máy điều hòa, bình nóng lạnh, tường gỗ, kết cấu thép….thì tính theo đơn giá bồi thường tháo dỡ, di dời.

- Diện tích sàn là diện tích trong phạm vi mép ngoài của tường. Đối với nhà 1 tầng mái ngói, mái fibro xi măng, nhà tạm thì diện tích sàn tính bằng diện tích m2 xây dựng.

- Tổng diện tích sàn là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả mặt bằng cầu thang, gác xép, tầng tum.

- Diện tích nhà mái vẩy (hoặc tương tự) là diện tích trong phạm vi mép ngoài của mái.

- Chiều cao nhà 1 tầng lợp mái ngói hoặc Fibro xi măng tính từ mặt nền nhà đến hạn xây tường thu hồi; Chiều cao của nhà 1 tầng mái bằng, nhà cao từ 2 tầng trở lên tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên.

- Đơn giá nhà 1 tầng mái ngói, mái fibro xi măng, nhà tạm đã bao gồm cả móng nhà sâu 0,8m; bê tông nền. Trường hợp móng nhà sâu > 0,8m thì được tính bổ sung khối lượng đào đất, xây móng.

- Đơn giá nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép, nhà ≥ 2 tầng mái bằng bê tông cốt thép chưa bao gồm phần móng nhà. Giá trị bồi thường phần móng nhà được tính toán cụ thể theo bản thiết kế, trường hợp không xác định được thì tính bằng 10% so với toàn bộ giá trị bồi thường của nhà.

- Đơn giá bồi thường bể nước, giếng nước, đơn vị tính: đ/m3 thể tích chứa nước của bể nước hoặc của giếng nước.

- Đơn giá bể nước được tính theo quy mô: Xây bằng vữa xi măng cát M50 trở lên; Trát trong, ngoài vữa M75 dày 2cm có đánh màu bằng xi măng nguyên chất; đáy bể đổ bê tông cốt thép M150 trở lên. Đối với bể nước không đạt theo quy định trên thì bồi thường theo khối lượng thực tế hoặc tính bằng 75% đơn giá được ban hành.

- Đơn giá bồi thường hàng rào tre, róc chỉ áp dụng để bồi thường đối với hàng rào khuôn viên có nhà ở, đất ở.

- Đối với nhà có thêm các tài sản sau thì đơn giá đối với từng loại tài sản này được tính riêng:

+ Các thiết bị như chậu rửa, chậu xí, chậu tiểu, vòi tắm, bình nóng lạnh…

+ Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước trong nhà.

+ Bể chứa nước sạch, bể tự hoại trong nhà.

+ Láng nền, lát nền nhà; Láng granitô.

+ Trần nhà.

+ Các loại cửa.

+ Các loại lan can, tay vịn cầu thang.

+ Chống nóng bằng lợp mái ngói, mái fibro xi măng, mái tôn hoặc gạch 6 lỗ… đối với nhà đổ mái bằng bê tông cốt thép.

2. Đối với tài sản là công trình giao thông

2.1. Hướng dẫn công thức tính đơn giá

ĐGBT = ĐGx KKV

Giải thích công thức:

- ĐGBT: Đơn giá bồi thường 1 đơn vị tài sản là công trình giao thông.

- ĐG: Đơn giá công trình giao thông được quy định trong Bộ đơn giá.

- KKV: Hệ số điều chỉnh theo khu vực (quy định ở điểm 2.2 khoản 2 Điều này).

2.2. Hệ số điều chỉnh theo khu vực

Đơn giá bồi thường công trình giao thông ở các khu vực được áp dụng hệ số điều chỉnh sau:

- Khu vực I: Thành phố Hạ Long; thành phố Uông Bí (trừ Vàng Danh); thị xã Cẩm Phả; huyện Đông Triều; huyện Yên Hưng; huyện Hoành Bồ (trừ xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng); huyện Vân Đồn (trừ các xã: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen); huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà: KKV = 1,0.

- Khu vực II: Thành phố Móng Cái (trừ các xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Bắc Sơn, Hải Sơn), huyện Bình Liêu (trừ các xã: Hoành Mô, Đồng Văn) và huyện Hải Hà (trừ Cái Chiên): KKV = 1,1.

- Khu vực III: huyện Ba Chẽ, xã Vàng Danh thuộc thành phố Uông Bí: KKV = 1,2.

- Khu vực IV: Xã Kỳ thường và xã Đồng Sơn thuộc huyện Hoành Bồ: KKV = 1,3.

- Khu vực V: Xã Hải Sơn, xã Bắc Sơn thuộc thành phố Móng Cái, xã Hoành Mô và xã Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu: KKV = 1,4.

- Khu vực VI: Xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Thắng Lợi và Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn: KKV = 1,8.

- Khu vực VII: Xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thực thuộc thành phố Móng Cái, xã Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà: KKV = 1,9.

- Khu vực VIII: Huyện Cô Tô: KKV = 2,4.

2.3. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Chiều dài cống ngang đường (qua đường) là khoảng cách giữa hai tường đầu cống.

- Khẩu độ cống tròn là đường kính trong ống cống.

- Diện tích mặt đường được tính từ mép ngoài lề đường.

3. Đối với tài sản là máy móc, thiết bị

3.1. Hướng dẫn công thức tính đơn giá

ĐGBT = ĐGx KKV

Giải thích công thức:

- ĐGBT: Đơn giá bồi thường tháo dỡ, di chuyển 1 đơn vị tài sản là máy móc, thiết bị.

- ĐG: Đơn giá tháo dỡ, di chuyển máy móc, thiết bị được quy định trong Bộ đơn giá.

- KKV: Hệ số điều chỉnh theo khu vực (quy định ở điểm 3.2 khoản 3 Điều này).

3.2. Hệ số điều chỉnh theo khu vực

Đơn giá bồi thường tháo dỡ, di chuyển máy móc thiết bị ở các khu vực được áp dụng hệ số điều chỉnh sau:

- Khu vực I: Thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái: KĐC = 1,0.

- Khu vực II: Thành phố Uông Bí, thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ và huyện Đông Triều: KĐC = 0,94.

- Khu vực I: Các huyện còn lại thuộc tỉnh Quảng Ninh: KĐC = 0,85.

3.3. Phân loại cách lắp máy

- Cách lắp máy loại A: Là loại máy và thiết bị khi lắp các khối, các bộ phận máy đã hoàn chỉnh, được liên kết với nhau bằng then, chốt, định vị, hoặc bulông thành cỗ máy hoàn chỉnh.

- Cách lắp máy loại B: Là loại máy và thiết bị khi lắp các khối, các bộ phận, các cụm chi tiết có đủ các điều kiện kỹ thuật lắp của cách lắp loại A và thêm những điều kiện kỹ thuật lắp sau đây:

Khi lắp các khối, các bộ phận, các cụm chi tiết phải lắp các chi tiết trong từng khối, từng bộ phận, từng cụm chi tiết phải rà cạo sơ qua các mặt tiếp xúc. Các chi tiết lắp đặt lên thành khối phải qua lắp các kiểu khớp nối, lắp các ổ trượt, ổ lăn, ổ bị lót đỡ trục.

- Cách lắp máy loại C: Là loại máy và thiết bị khi lắp vào các khối, các bộ phận, các cụm chi tiết có đủ các điều kiện kỹ thuật lắp của cách lắp loại A, B và thêm những điều kiện kỹ thuật lắp sau đây:

Máy phải lắp các khối, các bộ phận, các cụm chi tiết có chuyển động khứ hồi, truyền động xích, truyền động dây da, đường trượt, bánh xe răng, bánh vít vô tận... khi lắp phải rà cạo sơ qua các mặt tiếp xúc của các chi tiết lắp.

- Cách lắp máy loại D: là loại máy và thiết bị khi lắp các khối, các bộ phận, các cụm chi tiết có đủ các điều kiện kỹ thuật lắp của cách lắp loại A, B, C và thêm những điều kiện kỹ thuật lắp sau đây:

Máy phải lắp từng khối, từng bộ phận, từng tổ, từng cụm chi tiết đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và độ chính xác cao như lắp lên thành cỗ máy, thành dãy máy, máy đặt chồng lên nhau hay máy lắp lên thành dây chuyền sản xuất dài gồm nhiều máy, khi lắp phải qua lắp các khối, các bộ phận, các tổ, các cụm chi tiết có đủ các dạng chuyển động liên kết với nhau bằng các-đăng.

4. Đối với tài sản là công trình Bưu chính viễn thông

4.1. Hướng dẫn công thức tính đơn giá

ĐGBT = ĐGKV i x KKV i

Giải thích công thức:

- ĐGBT: Đơn giá bồi thường 1 đơn vị tài sản là công trình bưu chính viễn thông.

- ĐGKV i : Đơn giá công trình bưu chính viễn thông khu vực thứ i được quy định trong Bộ đơn giá.

- KKV i : Hệ số điều chỉnh theo khu vực thứ i.

- Khu vực được quy định ở điểm 4.2 khoản 4 Điều này.

4.2. Hệ số điều chỉnh theo khu vực

Đơn giá bồi thường công trình Bưu chính viễn thông được áp dụng theo các khu vực như sau:

Khu vực I (K1): Thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái: K1 = 1,0, trừ các địa bàn:

- Các xã: Bắc Sơn, Hải Đông, Hải Tiến, Hải Yên, Quảng Nghĩa, Hải Hòa, Hải Xuân, Vạn Ninh, Bình Ngọc: K1 = 1,06.

- Các xã: Hải Sơn, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực: K1 = 1,15.

Khu vực II (K2): Thành phố Uông Bí; thị xã Cẩm Phả; huyện Hoành Bồ và huyện Đông Triều: K2 = 1,0, trừ các địa bàn:

- Các xã Cộng Hoà, Cẩm Hải thuộc thị xã Cẩm Phả; các xã Dân chủ, Quảng La, Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi, thị trấn Trới thuộc huyện Hoành Bồ; các xã Tràng Lương, Bình Khê, An Sinh thuộc huyện Đông Triều: K2 = 1,06.

- Phường Mông Dương thuộc thị xã Cẩm Phả; xã Thượng Yên Công thuộc TP Uông Bí; xã Vũ Oai, Bằng Cả thuộc huyện Hoành Bồ: K2 = 1,09.

- Xã Dương Huy thuộc thị xã Cẩm Phả; phường Vàng Danh thuộc thành phố Uông Bí; các xã Hoà Bình, Tân Dân, Đồng Sơn, Đồng Lâm thuộc huyện Hoành Bồ: K2 = 1,12.

- Xã Kỳ Thượng thuộc huyện Hoành Bồ: K2 = 1,15.

Khu vực III (K3): Các huyện còn lại của tỉnh Quảng Ninh: K3 = 1,0, trừ các địa bàn:

- Các xã Điền Xá, Yên Than, Đông Hải, Tiên Lãng; thị trấn Tiên Yên thuộc huyện Tiên Yên; các xã Tân Bình, Quảng Lợi, Quảng Tân, Dực Yên, Đầm Hà, Đại Bình, thị trấn Đầm Hà thuộc huyện Đầm Hà; các xã Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Quảng Minh, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Trung, Quảng Điền, Đường Hoa, Phú Hải, Tiến Tới, Thị trấn Quảng Hà thuộc huyện Hải Hà; các xã Bình Dân, Đoàn Kết, Hạ Long, Đông Xá, thị trấn Cái Rồng thuộc huyện Vân Đồn: K3 = 1,06.

- Các xã Đại Dực, Phong Dụ, Đông Ngũ, Hải Lạng thuộc huyện Tiên Yên; xã Quảng An thuộc huyện Đầm Hà: K3 = 1,09.

- Các xã Đồng Rui thuộc huyện Tiên yên; xã Nam Sơn thuộc huyện Ba Chẽ; xã Đài Xuyên, Vạn Yên thuộc huyện Vân Đồn: K3 = 1,12.

- Xã Hà Lâu thuộc Tiên Yên; Các xã Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Lục Hồn, Húc Động, thị trấn Bình Liêu thuộc huyện Bình Liêu; các xã Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Đồn Đạc, Minh Cầm, thị trấn Ba Chẽ thuộc huyện Ba Chẽ; xã Quảng Lâm thuộc huyện Đầm Hà; xã Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà: K3 = 1,15.

- Các xã Hoành Mô, Đồng Văn thuộc huyện Bình Liêu; xã Quảng Đức, Quảng Sơn thuộc huyện Hải Hà; xã Đồng Tiến, Thanh Lân, thị Trấn Cô Tô thuộc huyện Cô Tô: K3 = 1,21

4.3. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Các công tác xây lắp được áp dụng phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn ngành Viễn thông, cụ thể: Tiêu chuẩn ngành về các công trình ngoại vi viễn thông TCN 68-254:2006; tiêu chuẩn cống bể cáp, tủ cáp, hộp cáp TCN 68-153:1995.

- Đơn giá các hạng mục đã bao gồm chi phí vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30 mét, các công tác đo đạc, kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ để tiến hành thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Đơn giá bồi thường đã bao gồm toàn bộ vật tư để hoàn thành các công tác xây lắp, trường hợp khi di dời có thể tái sử dụng các vật tư tu hồi thì xác định giá trị của vật tư thu hồi và lấy đơn giá bồi thường trừ đi phần giá trị vật tư thu hồi để xác định đơn giá bồi thường thực tế.

5. Đối với tài sản là công trình thủy lợi

5.1. Hướng dẫn công thức tính đơn giá

ĐGBT = ĐGx KKV

Giải thích công thức:

- ĐGBT: Đơn giá bồi thường 1 đơn vị tài sản là công trình thủy lợi.

- ĐG: Đơn giá công trình thủy lợi được quy định trong Bộ đơn giá.

- KKV: Hệ số điều chỉnh theo khu vực (được quy định ở điểm 5.2 khoản 5 Điều này).

5.2. Hệ số điều chỉnh theo khu vực

Đơn giá bồi thường công trình thủy lợi ở các khu vực được áp dụng hệ số khu vực cụ thể như sau:

- Khu vực I: KKV = 1,0 gồm: Thành phố Hạ Long; thành phố Móng Cái (trừ các xã: Hải Sơn, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực).

- Khu vực II: KKV = 0,98 gồm: Thành phố Uông Bí (trừ phường Vàng Danh, Thượng Yên Công); thị xã Cẩm Phả (trừ phường Mông Dương, xã Dương Huy).

- Khu vực III: KKV = 0,96 gồm: Huyện Hoành Bồ (trừ xã Đồng Sơn, xã Kỳ thượng, Tân Dân, Hòa Bình, Đồng Lâm); huyện Yên Hưng, huyện Đông Triều; huyện Vân Đồn (trừ các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi).

- Khu vực IV: KKV = 1,05 gồm: Phường Mông Dương, xã Dương Huy của thị xã Cẩm Phả; phường Vàng Danh, Thượng Yên Công của thành phố Uông Bí; huyện Tiên Yên (trừ xã Hà Lâu); các xã Tân Dân, xã Hòa Bình, xã Đồng Lâm, của huyện Hoành Bồ; huyện Đầm Hà, Hải Hà (trừ xã Cái Chiên, Quảng Đức); huyện Ba Chẽ; huyện Bình Liêu (trừ xã Hoành Mô, Đồng Văn).

- Khu vực V: KKV = 1,15 gồm: Các xã Đồng Sơn, xã Kỳ thượng của huyện Hoành Bồ; xã Hà Lâu của huyện Tiên Yên; các xã Hoành Mô, Đồng Văn của huyện Bình Liêu; xã Quảng Đức của huyện Hải Hà; xã Hải Sơn của thành phố Móng Cái.

- Khu vực VI: KKV = 1,20 gồm: Huyện Cô Tô; các xã: Hải Sơn, Vĩnh, Trung, Vĩnh Thực thành phố Móng Cái, xã Cái Chiên của huyện Hải Hà; các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi của huyện Vân Đồn; xã Cái Chiên của huyện Hải Hà.

5.3. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Đơn giá bồi thường các công trình cống bê tông ống buy, cống hộp bê tông cốt thép, kênh dẫn nước chưa tính các thành phần công việc: Đào đất, đắp đất, xử lý nền móng; thanh giằng kênh, tấm nắp kênh, các công trình trên kênh; cửa vào, cửa ra, tiêu năng cống. Các thành phần công việc trên được xác định trên cơ sở bản vẽ hoàn công công trình hoặc kiểm đếm thực tế và xác định giá bồi thường theo đơn giá thành phần công việc.

- Đối với các đơn giá bồi thường cho các công trình nằm trong khoảng giữa hai loại kịch thước đã có đơn giá thì được áp dụng nội suy.

- Các công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản được áp dụng theo bộ đơn giá này.

6. Đối với tài sản là cây trồng

6.1. Phân loại cây trồng

Tiêu chuẩn phân loại để xác định đơn giá bồi thường cây trồng được xác định theo bảng sau:

Tiêu chuẩn phân loại

Đường kính tán lá

Chiều cao, dài thân

Đường kính thân

Giai đoạn sinh trưởng

Năng suất

Diện tích

Mọc cụm

Mọc bụi

Mọc theo hốc

Đặc trưng loài

Mật độ

Trữ lượng

Cây ăn quả

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

x

 

Các loại hoa màu

 

x

 

x

 

x

 

 

x

 

x

 

Cây lấy bóng mát

 

x

x

 

 

x

 

 

 

 

 

 

Cây dược liệu, cây lấy lá

 

 

x

 

 

x

 

 

 

 

x

 

Cây hoa, cây cảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

x

 

Cây lấy gỗ, nhựa, vỏ

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

x

 

Các loại tre, mai, dùng

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

Rừng ngập mặn

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

6.2. Phương pháp xác định đơn giá bồi thường

1. Đối với cây hàng năm tính bằng sản lượng thu hoạch một vụ, tính theo thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông sản thực tế bình quân ở thị trường Quảng Ninh.

2. Đối với cây lâu năm đang thời kỳ xây dựng cơ bản giá bồi thường được tính theo chi phí đầu tư ban đầu và chăm sóc đến lúc thu hồi đất.

3. Đối với cây lâu năm đang ở thời kỳ thu hoạch sản phẩm giá bồi thường tối đa được tính theo chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu và giá trị sản lượng 2 năm thu hoạch theo sản lượng bình quân 3 năm trước đó và theo giá nông sản cùng loại bình quân ở thị trường trong tỉnh.

4. Đối với cây lâu năm sử dụng lâu dài như cây lấy bóng mát, cây hoa, cây cảnh, giá bồi thường tính bằng toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí phụ chăm sóc đến lúc thu hồi đất.

5. Đối với cây lâu năm thu hoạch một lần, giá trị bồi thường được tính thông qua sản phẩm thu hoạch theo giá bình quân thực tế từ 2-3 năm.

6. Đối với những loại cây không có danh mục quy định trong bộ đơn giá dưới đây thì sau khi thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại và giá trị thực tế của cây đó quy định đơn giá bồi thường.

6.3. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Xác định đường kính tán lá: Kéo thước dây đo đường kính tán lá 2 lần vuông góc với nhau tại gốc cây, lấy trị số trung bình cộng ta được đường kính tán lá.

- Chiều cao, chiều dài thân cây được tính từ gốc đến gọn cây: Đối với các loại cây thân đứng hoặc thân leo chiều cao cây được đo bằng sào từ sát mặt đất đến ngọn cây hoặc thông qua các vật chuẩn đã biết như mái nhà, cột điện... để xác định. Đối với các loại cây thân bò nằm ngang tiến hành do bằng thước mét.

- Xác định đường kính thân: Đối với cây lấy gỗ, lấy vỏ, lấy nhựa, lấy dầu, cây bóng mát... thân gỗ đo chu vi thân tại vị trí cách mặt đất 1,3m rồi chia cho 3,14 được đường kính thân cây. Đối với tre mai, dùng: Đo đường kính giữa thân.

- Giai đoạn sinh trưởng được quy định cụ thể cho từng giai đoạn sau:

+ Cây trồng trong giai đoạn vườn ươm.

+ Cây mới trồng có đặc trưng: Thân gầy, cây chưa hình thành hoặc chưa hoàn chỉnh tán, cây có sức sống còn yếu.

+ Cây sắp cho thu hoạch hoặc sắp ra quả có đặc trưng: Tán cây tròn, cây trẻ, nhiều cành tơ, thân mập và ít sâu bệnh, sức sống tốt.

- Xác định năng suất, sản lượng: Dựa trên bản khai của nhân dân, kết hợp với tài liệu thống kê, thuế... để xác định.

- Xác định diện tích: Dùng thước dây đo chiều dài, chiều rộng để tính diện tích, nếu là diện tích kiểm đếm nằm ngang. Nếu diện tích cần kiểm đếm là mặt đứng thì chiều đứng đo bằng sào hoặc thông qua các vật chuẩn đã biết. Chiều ngang đo bằng thước dây.

- Xác định mật độ: Mật độ được xác định bằng số lượng đối tượng kiểm đếm/m2 hoặc ha. Khi xác định đường kính tán lá và đường kính thân phải chú ý tương quan giữa mật độ khoảng cách với đường kinh tán lá và đường kính thân.

- Xác định trữ lượng rừng (m3/ha): Dùng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình 500m2 để xác định.

- Đơn giá bồi thường quy định trong tập đơn giá này là đơn giá để bồi thường cho các loại cây trồng đơn lẻ hoăc trồng chuyên canh, xen canh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đã bao gồm chi phí giống cây trồng, nhân công, phân bón, vật tư, chăm sóc, quản lý, bảo vệ (kể cả hàng rào, tường rào, đường băng cản lửa...).

- Cây trồng chuyên canh là chỉ trồng một loại cây duy nhất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên một đơn vị diện tích. Nếu trồng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

+ Đối với cây trồng đơn giá bồi thường theo đơn vị tính đồng/cây, khóm, hốc, bụi: Mật độ cây thực tế so với mật độ cây tiêu chuẩn ≤ 110% thì đơn giá bồi thường cây trồng được tính bằng 100% đơn giá quy định trong tập đơn giá này. Mật độ cây thực tế so với mật độ cây tiêu chuẩn > 110% thì số cây vượt mật độ 110% không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ bằng 20% số cây vượt theo đơn giá quy định trong tập đơn giá này.

Ví dụ: Cách tính bồi thường, hỗ trợ đối với cây quế vượt mật độ tiêu chuẩn:

Mật độ quy định: 3.300 cây/ha, mật độ kiểm đếm thực tế 4.000 cây/ha.

Chiều cao cây > 2 m, đơn giá bồi thường quy định 25.000 đồng/cây

Cách tính như sau:

Số cây được bồi thường 100% đơn giá:

3.300 cây/ha x 110% = 3.630 cây.

3.630 cây x 25.000 đồng/cây = 90.750.000 đồng.

Số cây vượt mật độ, mức hỗ trợ bằng 20% :

Số cây vượt 4.000 cây/ha - 3.630 cây x = 370 cây.

Mức hỗ trợ: (370 cây x 20% ) x 25.000 đồng/cây = 1.850.000 đồng

Tổng giá trị bồi thường và hỗ trợ cho 01ha:

90.750.000 đồng + 1.850.000 đồng = 92.600.000 đồng

+ Đối với cây trồng đơn giá bồi thường (đồng/m2): Nếu mật độ cây trồng thực tế so với mật độ tiêu chuẩn ≥ 100% thì được bồi thường 100% đơn giá quy định trong tập đơn giá này. Nếu mật độ cây trồng thực tế so với mật độ tiêu chuẩn < 100% thì đơn giá bồi thường bằng tỷ lệ % mật độ thực tế kiểm đếm so với mật độ tiêu chuẩn.

Ví dụ: Hoa Lay ơn mật độ tiêu chuẩn 12 cây/m2, loại đơn giá: 26.000 đ/m2.

Mật độ thực tế đạt 6 cây/m2 đơn giá bồi thường được tính như sau:

 

6cây/m2

x 100% = 50%

12cây/m2

26.0000 đồng/m2 x 50% = 13.000 đồng/m2

- Cây trồng xen canh: Là những cây được trồng xen với cây trồng chuyên canh. Cây trồng xen canh nếu đủ điều kiện kỹ thuật cho phép (không ảnh hưởng đến cây chuyên canh) thì việc bồi thường thực hiện như cây trồng chuyên canh. Nếu không đủ điều kiện kỹ thuật cho phép thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.

- Cây trồng trong vườn tạp là cây trồng tự do nhiều loại trên một đơn vị diện tích, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc bồi thường đối với cây trồng trong vườn tạp được thực hiện theo thứ tự từ cây có giá trị cao đến cây có giá trị thấp.

+ Nếu mật độ cây trồng thực tế trồng so với mật độ tiêu chuẩn ≤ 110% thì đơn giá bồi thường bằng 100% đơn giá quy định trong tập đơn giá này.

+ Nếu mật độ cây trồng thực tế > 110% so với mật độ tiêu chuẩn thì số cây vượt 110% không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ bằng 20% số cây vượt theo đơn giá quy định trong tập đơn giá này.

Trong trường hợp cụ thể nếu mật độ cây trồng thực tế > 110% so với mật độ tiêu chuẩn nhưng số cây vượt mật độ đó có chiều cao và đường kính được xác định là cây đã được trồng từ 05 năm trở lên (được các gia đình lân cận xác nhận) thì được hỗ trợ bằng 100% đơn giá bồi thường quy định trong tập đơn giá này.

- Công thức xác định thể tích gỗ thương phẩm (áp dụng để tính bồi thường thiệt hại đối với cây lấy gỗ):

Vcây = G x H x F

Trong đó:

- Vcây: Thể tích cây, đơn vị tính: m3

- G: Tiết diện ngang cây đo ở độ cao 1,3m = 3,14 D2/4 (m2)

- D: Đường kính thân cây đo ở độ cao 1,3m

- H: Chiều cao cây, đơn vị tính m

- F Hình số thân cây = 0,45

- Vgỗ = Vcây x 90%

7. Đối với tài sản là vật nuôi

7.1. Hướng dẫn áp dụng trong một số trường hợp

- Nuôi quảng canh: Là hình thức nuôi truyền thống. Diện tích ao, hồ, đầm từ vài ha cho đến hàng chục ha. Nguồn giống và thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, thường không thả giống hoặc nếu có thả thì rất ít.

- Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi được đầu tư hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ. Diện tích ao, hồ, đầm thường từ 0,3 ha đến 1 ha, độ sâu mực nước từ 1,5m đến trên 2m. Nuôi theo đúng qui trình, định mức - kinh tế kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp &PTNT (hoàn toàn chủ động về thức ăn, giống, xử lý môi trường và đạt cao năng suất).

- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi tương tự như nuôi thâm canh, nhưng mức đầu tư hạ tầng, trang thiết bị chưa đầy đủ. Giống thả, thức ăn và năng suất thấp hơn nuôi thâm canh.

- Nuôi đơn, nuôi ghép:

+ Nuôi đơn: trong ao, hồ, đầm chỉ thả nuôi một loài duy nhất.

Ví dụ như trong ao chỉ thả nuôi duy nhất một loài cá rô phi đơn tính, thì được gọi là nuôi đơn.

+ Nuôi ghép: trong ao, hồ, đầm thả nuôi từ 2 loài trở lên.

Ví dụ như trong ao vừa thả nuôi cá rô phi đơn tính vừa thả cá trắm cỏ, thì được gọi là nuôi ghép.

- Thủy sản mới thả: thuỷ sản nuôi còn quá nhỏ về trọng lượng và kích thước không đạt tiêu chuẩn thương phẩm.

- Thủy sản đến thời kỳ thu hoạch: thủy sản nuôi có trọng lượng và kích thước đạt tiêu chuẩn thương phẩm.

- Thủy sản giai đoạn giữa chu kỳ nuôi: thủy sản nuôi có trọng lượng và kích thước cơ bản gần đạt với tiêu chuẩn thương phẩm.

- Cách xác định mật độ thả giống:

Mật độ thả giống (con/m2) =

Số giống thả (con)

Diện tích giống thả (m2)

- Cách xác định năng suất:

Năng suất nuôi được tính theo công thức N = T.F.K.S

Trong đó:

- N là năng suất, đơn vị tính là kg/m2

- T là số giống thả, đơn vị tính con.

- F là tỷ lệ sống, đơn vị tính %.

- K là trọng lượng của thủy sản nuôi khi thu hoạch, đơn vị tính là kg/con.

- S là diện tích nuôi thả giống, đơn vị tính là m2.

- Cách xác định tỷ lệ sống tại thời điểm thu hoạch.

Tỷ lệ sống (%) =

Số con giống thủy sản còn lại lúc thu hoạch (con)

x 100 %

Số con giống thả lúc ban đầu (con)

- Xác định số con giống thủy sản còn lại lúc thu hoạch bằng cách: Lấy sản lượng sản phẩm thu được chia cho trọng lượng của một con thủy sản. Xác định trọng lượng một con thủy sản bằng cách cân 01 kg sản phẩm thu hoạch được, sau đó đếm số con trong 01kg sản phẩm đó.

- Trường hợp ở giai đoạn mới thả: bồi thường 100% đơn giá.

- Trường hợp ở giai đoạn giữa chu kỳ nuôi: bồi thường 60% đơn giá.

- Trường hợp đã đến kỳ thu hoạch: hỗ trợ chi phí thu hoạch là 10% đơn giá.

- Đối với thủy sản là con giống bố mẹ: hỗ trợ di chuyển bằng 10% đơn giá thuê thực tế.

- Đơn giá bồi thường qui định trong tập đơn giá này là đơn giá để bồi thường cho các loại thủy sản nuôi đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đã bao gồm chi phí cải tạo ao, hồ, đầm, bãi nuôi, con giống, thức ăn, nhân công, phân bón, vật tư, chăm sóc, thu hoạch, quản lý bảo vệ.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN