cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 Về Quy định tổ chức khuyến nông cơ sở, mức phụ cấp, nguồn chi trả phụ cấp đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 24/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Ngày ban hành: 20-12-2011
  • Ngày có hiệu lực: 30-12-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 02-01-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1464 ngày (4 năm 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 02-01-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 02-01-2016, Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 Về Quy định tổ chức khuyến nông cơ sở, mức phụ cấp, nguồn chi trả phụ cấp đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 Quy định về tổ chức khuyến nông cơ sở, mức phụ cấp, nguồn chi trả phụ cấp đối với người làm công tác khuyến nông cơ sởban hành bởi tỉnh Phú Thọ (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2011/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 20 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ, MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN CHI TRẢ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ VÀ CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định mức phụ cấp, nguồn chi trả phụ cấp đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tổ chức khuyến nông cơ sở, mức phụ cấp, nguồn chi trả phụ cấp đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của UBND tỉnh: Số 830/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008; số 3311/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2008; số 1771/2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ: NN&PTNT, TP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Website Chính phủ;
- Trung tâm Công báo – Tin học;
- PVPTH;
- NCTH;
- Lưu VT, KT5. (85b).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Dân Mạc

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ, MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN CHI TRẢ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ VÀ CỘNG TÁC VIÊN KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Ủy nhân dân tỉnh Phú Thọ)

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổ chức khuyến khích phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn gọi tắt là Tổ khuyến nông cơ sở (KNCS). Tổ KNCS do UBND xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND cấp xã) quyết định thành lập.

Điều 2. Tổ KNCS chịu sự điều hành trực tiếp của UBND cấp xã và chịu sự chỉ đạo quản lý về chuyên môn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Phòng Công Thương huyện; Phòng Kinh tế thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Thú y huyện, thành, thị.

Điều 3. Người làm công tác khuyến nông ở cơ sở

1. Người làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ở các xã, phường, thị trấn gọi chung là khuyến nông viên cơ sở.

Khuyến nông viên cơ sở do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tuyển chọn theo tiêu chuẩn tại Khoản 1, Điều 6 Quy định này.

Khuyến nông viên cơ sở là người làm chuyên trách công tác khuyến nông. Các trường hợp kiêm nhiệm phải đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các đối tượng không được kiêm nhiệm khuyến nông viên cơ sở gồm: Các đối tượng đang đảm nhiệm các chức danh theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Ban Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp, Bí thư chi bộ Đảng; Trưởng Khu dân cư.

2. Người làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ở các khu dân cư gọi chung là cộng tác viên KNCS. Cộng tác viên KNCS do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tuyển chọn theo tiêu chuẩn tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này.

Cộng tác viên KNCS có thể là cán bộ kiêm nhiệm.

Chương II:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I - TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ

Điều 4. Tổ chức, số lượng và hoạt động KNCS Mỗi đơn vị cấp xã được thành lập 01 tổ KNCS;

Mỗi tổ KNCS được tuyển chọn từ 01 đến 03 khuyến nông viên cơ sở (chi tiết tại Phụ biểu kèm theo);

Mỗi khu dân cư được tuyển chọn 01 cộng tác viên KNCS.

Tổ KNCS gồm có tổ trưởng, các tổ viên và các cộng tác viên KNCS ở khu dân cư;

Quan hệ giữa tổ KNCS với Hợp tác xã nông nghiệp là mối quan hệ phối hợp để thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến nông.

Điều 5. Nhiệm vụ của tổ KNCS

1. Theo dõi các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn; tham mưu cho UBND cấp xã xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn hỗ trợ nông dân trên địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn;

2. Tiếp nhận các chủ trương, chính sách, tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, các nội dung có liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

3. Tổ chức điều tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ.

4. Tư vấn, dịch vụ khuyến nông cho nông dân về chính sách, pháp luật, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, thị trường,...

5. Hướng dẫn hoạt động cho cộng tác viên KNCS ở khu dân cư, các tổ chức khuyến nông tự nguyện (Câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích).

Điều 6. Tiêu chuẩn tuyển chọn người làm công tác khuyến nông ở cơ sở

1. Tiêu chuẩn khuyến nông viên cơ sở

- Có trình độ từ trung cấp chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế trở lên.

- Là người sản xuất giỏi, có kinh nghiệm, gắn bới với sản xuất, tâm huyết, nhiệt tình, biết cách thuyết phục và vận động nông dân và được nông dân tín nhiệm.

- Có khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Có sức khỏe, năng lực tổ chức, quản lý, tham mưu, đề xuất với UBND cấp xã về chỉ đạo thực hiện các hoạt động của công tác khuyến nông.

2. Tiêu chuẩn cộng tác viên KNCS: Vận dụng các tiêu chuẩn đối với khuyến nông viên cơ sở để tuyển chọn. Riêng tiêu chuẩn về kiến thức có thể ở trình độ từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, nhưng nhất thiết phải là người sản xuất giỏi.

Điều 7. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn người làm công tác khuyến nông ở cơ sở

1. Tuyển chọn, bổ nhiệm: Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định tuyển chọn khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở theo tiêu chuẩn tại Điều 6

Quy định này và căn cứ vào trình độ, năng lực của khuyến nông viên cơ sở để bổ nhiệm tổ trưởng tổ KNCS.

Trước khi quyết định tuyển chọn khuyến nông viên cơ sở và bổ nhiệm Tổ trưởng tổ KNCS, phải lập danh sách trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và chỉ được ban hành quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm những người được Chủ tịch UBND cấp huyện chấp thuận.

2. Bãi miễn: Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định bãi miễn khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở để tuyển chọn người thay thế trong trường hợp khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở có 02 vụ sản xuất liên tục không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trước khi quyết định bãi miễn khuyến nông viên cơ sở, Chủ tịch UBND cấp xã phải có văn bản trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và chỉ được ban hành quyết định bãi miễn những người được Chủ tịch UBND cấp huyện chấp thuận.

3. Sau khi ban hành quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi miễn khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông cơ sở, Chủ tịch UBND cấp xã phải gửi 01 bản danh sách và các quyết định của từng người kèm theo, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để kiểm tra, theo dõi và quản lý.

II - NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ

Điều 8. Mức phụ cấp đối với khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở.

1. Đối với khuyến nông viên cơ sở

- Tổ trưởng: Có trình độ đại học 750.000 đồng/người/tháng; có trình độ trung cấp 650.000 đồng/người/tháng.

- Tổ viên: Có trình độ đại học 650.000 đồng/người/tháng; có trình độ trung cấp 550.000 đồng/người/tháng.

2. Đối với cộng tác viên KNCS: 150.000 đồng/người/tháng.

Điều 9. Nguồn chi trả phụ cấp

1. Đối với khuyến nông viên cơ sở: Từ ngân sách tỉnh (nguồn chi sự nghiệp phát triển kinh tế). Ngân sách tỉnh ủy nhiệm cho ngân sách cấp huyện chi trả. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện cấp phát cho Trạm Khuyến nông huyện (ở thành phố Việt

Trì và thị xã Phú Thọ là Phòng Kinh tế) thực hiện việc chi trả hàng tháng cho khuyến nông viên cơ sở.

2. Đối với cộng tác viên khuyến nông cơ sở:

a) Cộng tác viên khuyến nông cơ sở tại địa bàn huyện Tân Sơn, các xã đặc biệt khó khăn, các khu dân cư đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 150.000 đồng/người/tháng từ nguồn chi sự nghiệp phát triển kinh tế, số kinh phí này được bố trí cân đối hàng năm cho ngân sách cấp xã để chi trả;

b) Cộng tác viên khuyến nông cơ sở ở các địa bàn còn lại: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng từ nguồn chi sự nghiệp phát triển kinh tế, số kinh phí này được bố trí cân đối hàng năm cho ngân sách cấp xã để chi trả; phần còn lại sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông cơ sở do UBND cấp xã quản lý, nếu thiếu ngân sách cấp huyện có trách nhiệm cân đối, cấp bù cho ngân sách cấp xã để chi trả.

Điều 10. Khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở hàng năm được tham dự các lớp đào tạo, tập huấn theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh, của huyện. Những ngày dự đào tạo, tập huấn được giữ nguyên mức phụ cấp và được hưởng chế độ tập huấn do cơ quan, tổ chức tập huấn đài thọ.

III - XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG KNCS

Điều 11. Kinh phí hoạt động KNCS do UBND cấp xã huy động từ các nguồn sau:

1. Hỗ trợ của ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

2. Các khoản tài trợ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 12. Quản lý kinh phí hoạt động KNCS:

- UBND cấp xã mở sổ sách quản lý kinh phí hoạt động KNCS một cách chặt chẽ để chi cho các hoạt động khuyến nông và chi trả phụ cấp cho cộng tác viên KNCS theo Khoản 2, Điều 8 Quy định này.

- UBND cấp huyện duyệt cân đối dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hoạt động KNCS hàng năm cho UBND cấp xã và UBND cấp xã phải quyết toán, công khai trước dân theo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nếu kinh phí hoạt động KNCS sử dụng không hết thì chuyển kết dư sang năm sau, không được sử dụng vào các mục đích khác.

Chương III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. UBND tỉnh giao:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Công Thương hướng dẫn việc thực hiện Quy định này;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn, bố trí kế hoạch kinh phí chi trả phụ cấp cho khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông cơ sở theo quy định.

- UBND các huyện, thành, thị: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát lại đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông cơ sở trên địa bàn, thực hiện bãi miễn những người không đảm bảo tiêu chuẩn, kiêm nhiệm trái với quy định và thực hiện tuyển chọn người mới để thay thế.

Điều 14. Các nội dung văn bản đã ban hành trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ BIỂU:

SỐ LƯỢNG KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ ĐƯỢC TUYỂN CHỌN Ở CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Huyện, thành, thị

Xã, phường, thị trấn được tuyển chọn 01 KNVCS

Xã, phường, thị trấn được tuyển chọn 02 KNVCS

Xã, thị trấn được tuyển chọn 03 KNVCS

1

Việt Trì

6 phường gồm: Bến Gót, Thọ Sơn, Tân Dân, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ

12 xã, phường gồm: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Tiên Cát, Trưng Vương, Dữu Lâu, Phượng Lâu, Minh Nông, Minh Phương, Sông Lô, Hùng Lô, Thanh Đình, Tân Đức

5 xã gồm: Thụy Vân, Vân Phú, Chu Hóa, Hy Cương, Kim Đức

2

Phú Thọ

3 phường gồm: Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương

4 xã gồm: Trường Thịnh, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh

3 xã gồm: Hà Lộc, Phú Hộ, Hà Thạch

3

Đoan Hùng

 

7 xã gồm: Phong Phú, Đông Khê, Sóc Đăng, Minh Tiến, Hữu Đô, Ca Đình, thị trấn Đoan Hùng

21 xã gồm: Minh Lương, Bằng Luân, Bằng Doãn, Quế Lâm, Phúc Lai, Tây Cốc, Phương Trung, Ngọc Quan, Yên Kiện, Vân Đồn, Hùng Long, Tiêu Sơn, Chân Mộng, Minh Phú, Vụ Quang, Nghinh Xuyên, Hùng Quan, Vân Du, Chí Đám, Đại Nghĩa, Phú Thứ

 

Hạ Hòa

 

13 xã gồm: Hậu Bổng, Liên Phương, Đan Hà, Đan Thượng, Động Lâm, Minh Hạc, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Vụ Cầu, Yên Luật, Hiền Lương, Chính Công, Cáo Điền.

20 xã gồm: Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Y Sơn, thị trấn Hạ Hòa, Lang Sơn, Yên Kỳ, Hương Xạ, Phương Viên, Ấm Hạ, Gia Điền, Lâm Lợi, Quân Khê, Hà Lương, Đại Phạm, Minh Côi, Văn Lang, Bằng Giã, Vô Tranh, Chuế Lưu, Xuân Áng

5

Thanh Ba

 

20 xã gồm: Phương Lĩnh, Mạn Lạn, Thanh Xá, Hoàng Cương, Hanh Cù, Đồng Xuân, Yển Khê, Thái Ninh, Vũ Yển, Yên Nội, Quảng Nạp, Võ Lao, thị trấn Thanh Ba, Sơn Cương, Đỗ Xuyên, Lương Lỗ, Đỗ Sơn, Thanh Hà, Thanh Vân, Vân Lĩnh

7 xã gồm: Đông Lĩnh, Đại An, Năng Yên, Ninh Dân, Khải Xuân, Đông Thành, Chí Tiên

6

Lâm Thao

 

11 xã gồm: Xuân Huy, Xuân Lũng, Thạch Sơn, thị trấn Lâm Thao, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Sơn Dương, Sơn Vi, Tứ Xã, thị trấn Hùng Sơn

3 xã gồm: Cao Xá, Vĩnh Lại, Tiên Kiên

7

Phù Ninh

 

11 xã gồm: Vĩnh Phú, Tử Đà, Liên Hoa, Bình Bộ, An Đạo, Tiên Du, Hạ Giáp, Bảo Thanh, Phú Nham, Gia Thanh, Lệ Mỹ

8 xã gồm: Phú Mỹ, Trung Giáp, Trị Quận, Trạm Thản, Tiên Phú, Phù Ninh, Phú Lộc, thị trấn Phong Châu

8

Cẩm Khê

 

19 xã gồm: Ngô Xá, Thụy Liễu, Tam Sơn, Đồng Cam, Phương Xá, Phùng Xá, Tùng Khê, Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, Cấp Dẫn, Xương Thịnh, thị trấn Sông Thao, Yên Tập, Phú Lạc, Chương Xá, Tình Cương, Hiền Đa, Cát Trù

12 xã gồm: Tiên Lương, Phượng Vỹ, Tuy Lộc, Văn Bán, Sơn Tình, Hương Lung, Phú Khê, Tạ Xá, Văn Khúc, Điêu Lương, Yên Dưỡng, Đồng Lương

9

Tam Nông

 

14 xã gồm: Hồng Đà, Thượng Nông, Dậu Dương, Hưng Hóa, Hương Nộn, Tam Cường, Văn Lương, Hiền Quan, Vực Trường, Hương Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Hùng Đô, Quang Húc

6 xã gồm: Dị Nậu, Thọ Văn, Cổ Tiết, Thanh Uyên, Phương Thịnh, Tề Lễ

10

Thanh Thủy

 

7 xã gồm: Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Trung Thịnh, Bảo Yên, Tân Phương, Thạch Đồng

8 xã gồm: Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao, Hoàng Xá, Sơn Thủy, thị trấn Thanh Thủy , Xuân Lộc, Đào Xá

11

Yên Lập

 

 

17 xã gồm: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Thượng Long, Trung Sơn, Nga Hoàng, Đồng Thịnh, Phúc Khánh, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Minh Hòa, Đồng Lạc, thị trấn Yên Lập

2

Thanh Sơn

 

 

23 xã gồm: Lương Nha, Yên Lãng, Đông Cửu, Thượng Cửu, Khả Cửu, Thắng Sơn, Thạch Khoán, Thục Luyện, Tất Thắng, Địch Quả, Yên Sơn, Văn Miếu, Võ Miếu, Hương Cần, Yên Lương, Cự Thắng, Cự Đồng, Tinh Nhuệ, Giáp Lai, thị trấn Thanh Sơn, Tân Minh, Tân Lập, Sơn Hùng