Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- Số hiệu văn bản: 2938/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Sơn La
- Ngày ban hành: 15-12-2011
- Ngày có hiệu lực: 15-12-2011
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-08-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2797 ngày (7 năm 8 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 12-08-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2938/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 15 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003-QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn (QLCTR);
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011- 2020;
Căn cứ Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc Phê duyệt Đề cương Dự án quy hoạch quản lý chất thải rắn và quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 30/BC-HĐTĐ ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1084/TTr-SXD ngày 17 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Sơn La đến năm 2020, với nội dung sau:
I. Mục tiêu của Quy hoạch
1. Mục tiêu chung
- Rà soát đánh giá thực trạng quản lý CTR hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La; rút ra những mặt đã làm được, chưa làm được, những tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý CTR của các cấp, các ngành.
- Đề xuất Chương trình kế hoạch, quy hoạch để đạt được mục tiêu về quản lý, xử lý CTR; tăng cường khả năng thu gom và xử lý CTR góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn toàn tỉnh.
- Lựa chọn hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với loại chất thải, tính chất đô thị và vùng nông thôn.
- Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý CTR theo xu hướng hiện đại của quốc tế, khu vực trong nước và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La.
- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về sức khỏe, vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống vệ sinh; phổ biến phạm vi và lợi ích của Quy hoạch.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 đến năm 2015
+ 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thu hồi năng lượng.
+ 40% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thu hồi năng lượng.
+ 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 70% được tái chế, tái sử dụng.
+ 85% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại, chất thải rắn công nghiệp và y tế nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến năm 2020
+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thu hồi năng lượng.
+ 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thu hồi năng lượng.
+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 75% được tái chế, tái sử dụng và 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
+ 100% tổng lượng chất thải rắn Y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở Y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
II. Nội dung, Phương án Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Sơn La đến năm 2020
1. Nguyên tắc quản lý CTR
- Quy hoạch chất thải rắn của tỉnh Sơn La đến năm 2020 phải phù hợp với: Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn Sơn La giai đoạn 2010 - 2020;
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh CTR phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
- Chất thải phải được phân loại từ nguồn phát sinh, được tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu hoặc sản xuất năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR khó phân hủy, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR.
2. Nội dung Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Sơn La đến năm 2020
2.1. Dự báo khối lượng CTR phát sinh trong sinh hoạt toàn tỉnh đến năm 2020
STT | Tên địa phương | Tổng số dân (người) | Rác thải sinh hoạt (Kg/ngày đêm) | Rác thải CN (Kg/ngày đêm) | Rác thải Y tế (Kg/ngày đêm) | Tổng cộng (Kg/ngày đêm) |
1 | TP Sơn La | 155.000 | 130.000 | 121.000 | 2.430 | 253.430 |
2 | Bắc Yên | 65.000 | 36.500 | 7.150 | 560 | 44.210 |
3 | Mai Sơn | 159.000 | 91.000 | 41.800 | 1360 | 134.160 |
4 | Mộc Châu | 179.000 | 110.750 | 58.930 | 1540 | 171.220 |
5 | Mường La | 104.000 | 58.000 | 14.300 | 890 | 73.190 |
6 | Phù Yên | 125.000 | 71.250 | 22.000 | 1070 | 94.320 |
7 | Quỳnh Nhai | 67.000 | 37.250 | 7.150 | 570 | 44.970 |
8 | Sông Mã | 110.000 | 63.750 | 14.300 | 940 | 78.990 |
9 | Sốp Cộp | 44.000 | 25.750 | 14.300 | 380 | 33.280 |
10 | Thuận Châu | 203.000 | 114.000 | 14.300 | 1740 | 130.040 |
11 | Yên Châu | 80.000 | 43.000 | 22.000 | 690 | 65,690 |
| Tổng cộng | 1.291.000 | 781.250 | 330.080 | 12.170 | 1.123.500 |
2.2. Đánh giá khả năng phân loại, tái chế và sử dụng chất thải rắn
Hiện tại chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh chưa được phân loại tại nguồn gây khó khăn trong công tác xử lý; Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn đô thị tại các huyện và thành phố Sơn La cho thấy:
- Chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn >50%, thích hợp để chế biến phân bón hoặc đốt thu hồi năng lượng;
- Chất thải rắn có thể tái chế như giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh (< 15-20%) sẽ được tái chế bằng nhiều hình thức khác nhau;
- Các loại không thể tái chế như chất trơ, thành phần không thể phân loại (15 - 20%) sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh;
- Các loại chất thải dễ cháy như vải, da cao su chiếm tỷ lệ nhỏ (< 2%) chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đốt cùng chất thải nguy hại;
- Chất thải nguy hại có tỷ lệ nhỏ (< 1%) được xử lý bằng phương pháp đốt riêng hoặc cùng chất thải công nghiệp.
2.3. Quy hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng
a) Lộ trình phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Với thành phố Sơn La (Đô thị loại III) thực hiện thí điểm phân loại rác thải tại nguồn giai đoạn 2013 - 2015, thực hiện phân loại tại nguồn trên toàn đô thị giai đoạn 2016 - 2020.
- Với Thị xã Hát Lót, huyện Mai Sơn; Thị xã Mộc Châu, huyện Mộc Châu thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn giai đoạn 2015 - 2020, thực hiện phân loại tại nguồn trên toàn đô thị từ năm 2020 trở đi.
- Sau năm 2025 thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các đô thị loại IV trở lên.
b) Quy trình thu gom
- Ở đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố): thu gom thủ công hàng ngày đến các điểm thu gom. Vận chuyển cơ giới đến các điểm xử lý tập trung.
- Ở khu dân cư nông thôn, các thị tứ có khoảng cách lớn hơn 20km: thu gom thủ công hàng ngày hoặc cách ngày đến các điểm tập kết rác. Hàng tuần vận chuyển cơ giới đến các điểm xử lý tập trung.
2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp
a) Phân loại rác
- Yêu cầu tất cả các Nhà máy, xí nghiệp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh tổ chức thực hiện phân loại tại nguồn.
- Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo mô hình cá thể hộ gia đình thực hiện phân loại tại nguồn trên địa bàn 11 huyện, thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và áp dụng 100% thực hiện phân loại tại nguồn giai đoạn 2015 - 2020 và các năm tiếp theo.
b) Thu gom, vận chuyển
- Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Việc thu gom, vận chuyển phải tuân thủ theo Quy chế quản lý chất thải rắn của khu công nghiệp/cụm công nghiệp.
- Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp theo mô hình cá thể hộ gia đình thực hiện thu gom vận chuyển bằng hình thức ký hợp đồng với các đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn
c) Quy hoạch trạm trung chuyển
Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải bố trí 01 trạm trung chuyển sơ cấp, đảm bảo lưu chứa toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong toàn khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong vòng ít nhất là 7 ngày.
2.3.3. Chất thải rắn y tế
- Thu gom, vận chuyển: Sau khi phân loại được thu gom và chuyển tới khu vực lưu chứa chất thải của bệnh viện; quy trình cụ thể như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở y tế sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và vận chuyển tới khu xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt đô thị.
+ Chất thải rắn nguy hại: Chuyển tới lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương tiện chuyên dụng.
- Thực hiện việc quản lý chất thải rắn y tế theo Quy chế quản lý chất thải rắn y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế.
2.4. Quy hoạch hệ thống khu xử lý chất thải rắn đến năm 2020
2.4.1. Thành phố Sơn La
a) Khu xử lý Chiềng Ngần
- Địa điểm xây dựng: Bản Phiêng Pát, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, cách trung tâm thành phố 15 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 25 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 150 tấn/ngày - đêm, công suất xưởng chế biến rác làm phân bón hữu cơ 5.600 tấn/năm.
b) Bãi chôn lấp rác thải Chiềng Xôm là bãi rác lộ thiên với diện tích còn lại 2 ha, cột rác hiện đã đổ cao khoảng 10 - 12m, khả năng tiếp nhận rác được duy trì đến năm 2013 và thực hiện đóng cửa khi khu xử lý rác thải Chiềng Ngần hoàn thành và đi vào hoạt động.
2.4.2 Huyện Quỳnh Nhai
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại xã Chiềng Khoang, cách Trung tâm Thị trấn Phiêng Lanh 16 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 15 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.3. Huyện Mường La
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Két, xã Tạ Bú, cách Thị trấn Ít Ong 4 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 20 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.4. Huyện Thuận Châu
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Noong, xã Púng Tra, cách Thị trấn Thuận Châu 4 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 20 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.5. Huyện Sông Mã
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Co Kiểng, xã Huổi Một, cách Thị trấn Sông Mã 7,5 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 7 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.6. Huyện Sốp Cộp
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Nà Sài, xã Sốp Cộp, cách Trung tâm huyện 3,5 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 15 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.7. Huyện Bắc Yên
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Tiểu khu 2, thị trấn Bắc Yên, cách Trung tâm huyện 1,5 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 9,8 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.8. Huyện Mai Sơn
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Hủm rừng già Sông Lô, Thị trấn Hát Lót, cách Trung tâm huyện 5 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 20 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 150 tấn/ngày - đêm.
2.4.9. Huyện Phù Yên
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Đồng Lỳ, xã Huy Hạ, cách Trung tâm huyện 7 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 3 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.10. Huyện Yên Châu
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại Bản Nà Và, xã Viêng Lán, cách Trung tâm huyện 2 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 4 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 120 tấn/ngày - đêm.
2.4.11. Huyện Mộc Châu
a) Vị trí 1
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại ranh giới giữa 2 bản Mường Sang 1 và Mường Sang 2, xã Mường Sang, cách Trung tâm huyện 7 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 19 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 150 tấn/ngày - đêm.
b) Vị trí 2
- Khu xử lý địa điểm xây dựng: Tại xã Chiềng Sơn, cách Trung tâm huyện 16 km.
- Quy mô diện tích toàn khu xử lý: 20 ha.
- Công suất xử lý từ 80 - 150 tấn/ngày - đêm.
(Chi tiết Phụ lục số 01 kèm theo).
2.5 Lựa chọn công nghệ xử lý
a) Các Tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý CTR:
- Sự thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương:
+ Khối lượng, thành phần, tính chất CTR.
+ Điều kiện tự nhiên, tài chính, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật.
+ Nhu cầu của thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm…
- Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường).
- Tiêu chí kinh tế: Ý nghĩa thiết thực của công nghệ xử lý định chọn trong nền kinh tế quốc dân và riêng của địa phương, bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu.
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng.
+ Hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý.
- Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm:
+ Số lượng việc làm được tạo ra.
+ Mức tiêu thụ năng lượng điện, nước.
+ Thời gian xây dựng và hoạt động.
+ Công suất xử lý ở mức độ cao nhất và trung bình.
+ Nhân công và mức độ cơ giới hoá sản xuất.
b) Lựa chọn Công nghệ
- Đối với các Đô thị loại III, loại IV là thành phố, thị xã (theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị được phê duyệt tại Quyết định số 2165/QĐ-UBND định hướng phát triển 01 đô thị loại III là Thành phố Sơn La và 02 đô thị loại IV là thị xã gồm: Thị xã Mộc Châu, Thị xã Hát Lót), lựa chọn công nghệ xử lý:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chôn lấp hợp vệ sinh; chế biến làm phân bón hữu cơ.
+ Chất thải rắn công nghiệp: Chôn lấp hợp vệ sinh; chôn lấp tại các ô chôn lấp chuyên dụng cho CTR nguy hại.
+ Chất thải rắn y tế: Chôn lấp hợp vệ sinh; đốt trong lò đốt CTR y tế chuyên dụng.
+ Chất thải rắn xây dựng: Tái chế, tạo ra sản phẩm phụ vật liệu xây dựng; sử dụng lại để san nền, làm đường.
- Đối với các đô thị còn lại, lựa chọn công nghệ xử lý:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Chất thải rắn công nghiệp: Chôn lấp hợp vệ sinh; chôn lấp tại các ô chôn lấp chuyên dụng cho CTR nguy hại.
+ Chất thải rắn y tế: Chôn lấp hợp vệ sinh; đốt trong lò đốt CTR y tế chuyên dụng.
+ Chất thải rắn xây dựng: Tái chế, tạo ra sản phẩm phụ vật liệu xây dựng; sử dụng lại để san nền, làm đường.
III. Kế hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch
1. Lộ trình thực hiện
a) Giai đoạn 2013 - 2015
- Công tác trọng tâm là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trong việc xử lý chất thải rắn không khép kín trong địa giới hành chính; thực hiện bước đầu việc phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các đô thị lớn trong tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở Y tế; hoàn thiện Cơ chế Chính sách.
- Tập trung đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cho các khu xử lý chất thải rắn tại thành phố Sơn La; thu hút đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại huyện Mộc Châu; khẩn trương hoàn thành các Dự án đang thực hiện đầu tư.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn; nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
b) Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Nâng cấp, mở rộng các khu xử lý đang hoạt động cho các địa phương; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn; thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn; Hoàn thành việc xây dựng các khu xử lý trong toàn tỉnh.
2. Nguồn lực thực hiện
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 1.535,5 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 là 345,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 1.190 tỷ đồng
- Nguồn vốn dự kiến: Vốn ngân sách, vốn vay ODA và các tổ chức nước ngoài khác, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn xã hội hoá của tư nhân và các nguồn vốn khác.
Danh mục các Dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn
(Chi tiết Phụ lục số 02 kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn vùng tỉnh;
- Phối hợp với các sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch và danh mục dự án đầu tư thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020;
- Chủ trì, phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm tập kết chất thải rắn;
- Chủ trì, cùng các sở, ngành đề xuất cơ chế tài chính để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia quản lý chất thải rắn;
- Tổ chức lập quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường tại các điểm tập kết và khu xử lý chất thải rắn;
- Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm tập kết chất thải rắn.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng Chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tham mưu cân đối các nguồn vốn cho các Dự án đầu tư xử lý chất thải rắn.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Sở Tài chính
Chủ trì thẩm định giá thành và chi phí quản lý các sản phẩm công ích xử lý chất thải rắn, hàng năm cân đối nguồn vốn đảm bảo cho các Dự án đầu tư xử lý chất thải rắn thực hiện có hiệu quả.
6. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn, trong đó có chất thải rắn;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan lập kế hoạch, Dự án đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn theo nội dung đã được phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm lập quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn và các thị tứ có khoảng cách xa khu xử lý của huyện, thành phố trên 20 km.
7. Giám đốc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất công nghiệp
Nghiêm túc thực hiện nội dung quản lý chất thải rắn công nghiệp theo Khoản 2.3.2, Mục II Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC SỐ 01
BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH HỆ THỐNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Số TT | Tên Địa phương | Tên - Địa điểm Bãi chôn lấp chất thải rắn | Diện tích quy hoạch (ha) | Công suất xử lý (Tấn/ngày - đêm) | Công nghệ sử dụng | Kế hoạch đầu tư | Ghi chú | ||||
Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Quy hoạch | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
1 | Thành phố Sơn La | Khu xử lý xã Chiềng Xôm | 2 |
|
|
| Chôn lấp thông thường và đốt | Không quy hoạch | Đóng cửa vào năm 2013 |
| Duy trì hoạt động đến thời điểm khu xử lý Chiềng Ngần đi vào hoạt động |
Khu xử lý CTR ở: Bản Phiêng Pát, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. | 20,5 | 25 | 80 | 150 | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.Chế biến rác làm phân | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Chế biến rác làm phân (nâng cấp) | Xây dựng giai đoạn 1 | Xây dựng giai đoạn 2 Mở rộng quy mô | Đã có nguồn vốn, đang thực hiện đầu tư | ||
2 | Huyện Quỳnh Nhai | Khu xử lý CTR ở: xã Chiềng Khoang | 6,5 | 15 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh | Xây dựng giai đoạn 1 | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
3 | Huyện Mường La | Khu xử lý CTR ở: Bản Két, xã Tạ Bú. | - | 20 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
4 | Huyện Thuận Châu | Khu xử lý CTR ở: Bản Noong, xã Púng Tra. | 10 | 20 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Xây dựng giai đoạn 1 | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
5 | Huyện Sông Mã | Khu xử lý CTR ở: Bản Co Kiểng, xã Huổi Một. | 7 | 7 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô (tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng) |
|
6 | Huyện Sốp Cộp | Khu xử lý CTR ở: Bản Nà Sài, xã Sốp Cộp | 15 | 15 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
7 | Huyện Bắc Yên | Khu xử lý CTR ở: Tiểu khu 2, thị trấn Bắc Yên. | 9,8 | 9,8 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
8 | Huyện Mai Sơn | Khu xử lý CTR ở: ở Hủm rừng già Sông Lô, thị trấn Hát Lót | 20 | 20 | 80 | 150 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
9 | Huyện Phù Yên | Khu xử lý CTR ở: bản Đồng Lỳ, xã Huy Tường. | 3 | 3 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
10 | Huyện Yên Châu | Khu xử lý CTR ở: Bản Nà Và, xã Viêng Lán | 4 | 4 | 80 | 120 | Chôn lấp thông thường và đốt | Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. | Tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường và đốt | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
11 | Huyện Mộc Châu | Khu xử lý CTR ở: 1- Xã Mường Sang | 19 | 19 | 80 | 150 | Chôn lấp thông thường và đốt | Chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Chế biến rác làm phân | Xây dựng giai đoạn 1 (tổng vốn đầu tư 95 tỷ đồng) | Xây dựng giai đoạn 2 Nâng cấp và mở rộng quy mô |
|
2- Xã Chiềng Sơn |
| 20 | 80 | 150 |
| Chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Chế biến rác làm phân |
| Xây dựng mới
|
|
PHỤ LỤC SỐ 02
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Số TT | Tên Địa phương | Tên - Địa điểm Bãi chôn lấp chất thải rắn | Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) | Dự kiến thời gian thực hiện | Ghi chú | ||
Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||
1 | Thành phố Sơn La | Khu xử lý CTR ở: Bản Phiêng Pát, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La. | 154 | 50 | Thực hiện đầu tư từ năm 2010 - 2013 | Mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2018 - 2020 |
|
2 | Huyện Quỳnh Nhai | Khu xử lý CTR ở: Xã Chiềng Khoang | 6,5 | 100 | Thực hiện đầu tư từ năm 2011 - 2013 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
3 | Huyện Mường La | Khu xử lý CTR ở: Bản Két, xã Tạ Bú. |
| 100 | Thực hiện chuẩn bị đầu tư Năm 2014 - 2015 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2016 - 2018 |
|
4 | Huyện Thuận Châu | Khu xử lý CTR ở: Bản Noong, xã Púng Tra. | 90 | 100 | Thực hiện đầu tư từ năm 2011 - 2013 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2018 - 2020 |
|
5 | Huyện Sông Mã | Khu xử lý CTR ở: Bản Co Kiểng, xã Huổi Một. |
| 100 |
| Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
6 | Huyện Sốp Cộp | Khu xử lý CTR ở: Bản Nà Sài, xã Sốp Cộp |
| 100 |
| Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
7 | Huyện Bắc Yên | Khu xử lý CTR ở: Tiểu khu 2, thị trấn Bắc Yên. |
| 100 |
| Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
8 | Huyện Mai Sơn | Khu xử lý CTR ở: ở Hủm rừng già Sông Lô, thị trấn Hát Lót |
| 160 | Thực hiện chuẩn bị đầu tư Năm 2013 - 2014 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2015 - 2017 |
|
9 | Huyện Phù Yên | Khu xử lý CTR ở: Bản Đồng Lỳ, xã Huy Tường. |
| 100 | Thực hiện chuẩn bị đầu tư Năm 2013 - 2014 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2015 - 2017 |
|
10 | Huyện Yên Châu | Khu xử lý CTR ở: Bản Nà Và, xã Viêng Lán |
| 100 |
| Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
11 | Huyện Mộc Châu | Khu xử lý CTR ở: 1- Xã Mường Sang | 95 | 120 | Thực hiện đầu tư từ năm 2010 - 2013 | Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
|
2- Xã Chiềng Sơn |
| 160 |
| Nâng cấp, mở rộng quy mô, thực hiện từ năm 2017 - 2020 |
| ||
| Tổng cộng |
| 345,5 | 1.190 |
|
|
|
Ghi chú:
- Tổng mức đầu tư của các dự án đang thực hiện đầu tư tại Thành phố Sơn La, huyện Qùynh Nhai; huyện Thuận Châu; và huyện Mộc Châu đã được phê duyệt.
- Tổng mức đầu tư các dự án thực hiện giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở tham khảo xuất đầu tư của một số dự án tại các tỉnh khác, xuất đầu tư 35.000USD/tấn chất thải rắn được xử lý tương ứng 735.000.000 đồng/tấn chất thải rắn được xử lý (thời điểm giá năm 2011).
- Dự kiến thời gian thực hiện là kế hoạch dự định đề ra, các dự án có thể được thực hiện sớm hơn hoặc muộn hơn phụ thuộc vào trong trường hợp thu hút được nhà đầu tư và khả năng cân đối về tài chính.