Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 33/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Ngày ban hành: 27-10-2011
- Ngày có hiệu lực: 06-11-2011
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1152 ngày (3 năm 1 tháng 27 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2011/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 27 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015 VÀ XÉT ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2010/NQ-HĐND ngày 05/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khoá IX, kỳ họp chuyên đề về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020.
Căn cứ Thông báo số 47/TB-HĐND ngày 21/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 20/10/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020, với các nội dung chính sau (có phụ lục 1, 2 kèm theo):
- Điều chỉnh: 02 điểm quặng đá làm vật liệu xây dựng thông thường (điều chỉnh phân kỳ quy hoạch và điều chỉnh địa danh khu vực mỏ);
- Bổ sung: 27 điểm mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; trong đó: Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 11 điểm; cát, sỏi: 12 điểm và sét, gạch ngói: 04 điểm.
Điều 2. Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 21/4/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC SỐ 01
DANH MỤC CÁC ĐIỂM KHOÁNG SẢN VLXD THÔNG THƯỜNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh)
TT | Tên mỏ - Loại khoáng sản | Vị trí - Tọa độ | Đặc điểm ĐC - Hiện trạng | Mức độ nghiên cứu ĐC | Tổng DT QH (ha) | Tổng tài nguyên dự báo (1000 m3) | Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng | |||
Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | |||||||||
Diện tích (ha) | Trữ lượng (1000m3) | Diện tích (ha) | Trữ lượng (1000m3) | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | Mỏ đá xây dựng Granitogơnai Thôn 1 - Tân Cảnh | -Vị trí: Thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô. -Tọa độ trung tâm: X: 16 19 860 Y: 5 33 600 | -Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại Granitogơ nai bị phong hóa cơ học nứt nẽ; -Hiện trạng: Xung quanh khu vực mỏ là nương rẫy nhân dân; | Đã được điều tra sơ bộ | 12 | 2.400 | 03 | 600 | 03 | 600 |
2 | Mỏ đá xây dựng thôn Kon Plông | - Vị trí: thuộc Tiểu khu 496, địa bàn Thôn Kon Plông, xã Hiếu, huyện Kon Plông. -Tọa độ trung tâm: X: 16 12 700 Y: 5 99 100 | -Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại đá phiến kết tinh, bị phong hóa cơ học nứt nẽ; -Hiện trạng: Xung quanh khu vực mỏ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 5 | 1.000 | 2 | 40 | 2 | 40 |
PHỤ LỤC SỐ 02
DANH MỤC CÁC ĐIỂM KHOÁNG SẢN VLXD THÔNG THƯỜNG BỔ SUNG QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh)
TT | Tên mỏ - Loại khoáng sản | Vị trí - Tọa độ | Đặc điểm ĐC - Hiện trạng | Mức độ nghiên cứu ĐC | Tổng DT QH (ha) | Tổng tài nguyên dự báo (1000 m3) | Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng | ||||
Giai đoạn 2011 - 2015 | Giai đoạn 2016 - 2020 | ||||||||||
Diện tích (ha) | Trữ lượng (1000m3) | Diện tích (ha) | Trữ lượng (1000m3) | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
1 | Mỏ đá Granit TK 770. | - Vị trí: Tiểu khu 770, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy -Tọa độ trung tâm: X: 1546 858 Y: 4 99 961 | - Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại Granit bị phong hóa cơ học nứt nẽ; - Hiện trạng: Mỏ cũ đã khai thác phục vụ thi công CT thủy điện Sê San 4; xung quanh khu vực mỏ là cây nhỏ, bụi rậm; thuộc TK770 do UBND xã Mô Rai, huyện Sa Thầy quản lý. | Đã được điều tra sơ bộ | 10,75 | 2.200 | 05 | 1.000 | 06 | 1.200 | |
2 | Mỏ đá Granit TK 774. | - Vị trí: Tiểu khu 774, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy -Tọa độ trung tâm: X: 1559 884 Y: 5 00 311 | - Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại Granit bị phong hóa cơ học nứt nẽ; - Hiện trạng: thuộc TK774 (đất rừng SX) do Cty TNHH MTV Sa Thầy quản lý; trên khu vực mỏ là cây nhỏ, bụi rậm. | Đã được điều tra sơ bộ | 11,27 | 1.200 | 11,27 (TD: 11,27, KT: 5) | 500 | 6,27 (KT) | 700 | |
3 | Mỏ đá Granit Bình Trung | - Vị trí: thôn Bình Trung, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy; -Tọa độ trung tâm: X: 1592 010 Y: 537 838 | Mỏ đá cũ trước đây đã cấp phép khai thác; Xung quanh là đất nương rẫy nhân dân. | Đã được điều tra sơ bộ | 3,84 | 400 | 3,84 (TD: 3,84; KT: 2) | 200 | 1,84 | 200 | |
4 | Mỏ đá xây dựng làng Đăk Xô | - Vị trí: thuộc TK 500, địa bàn Thôn Đăk Xô (Thôn 6), xã Hiếu, huyện Kon Plông. - Tọa độ trung tâm: X: 1615 787 Y: 6 02 390 | - Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại đá phun trào Bazan, bị phong hóa cơ học nứt nẽ, vỡ vụn - Hiện trạng: Xung quanh khu vực mỏ là nương rẫy nhân dân và rừng sản xuất do Lâm trường Măng La quản lý. | Đã được điều tra sơ bộ | 6 | 1200 | 3 | 600 | 3 | 600 | |
5 | Mỏ đá Granit Chư Hreng | Vị trí: Thôn KonHraKtu, xã chưHreng, tp Kon Tum; - Tọa độ trung tâm: X: 1584 775 Y: 5 56 838 | Đất nương rẫy nhân dân | Điều tra sơ bộ | 6,7 | 400 | 6,7 (TD: 6,7, KT: 3,7) | 200 | 3 (KT) | 200 | |
6 | Mỏ đá Granit Sao Mai | -Vị trí: Thôn 4, xã Hòa Bình, tp Kon Tum; - Tọa độ trung tâm: X:1577 000 Y: 5 53 500 | Thuộc QH rừng phòng hộ, hiện trạng đất trống không có rừng (sau khi bổ sung quy hoạch, việc quản lý, cấp phép thực hiện theo quy định hiện hành) | Đã được điều tra sơ bộ | 10 | 600 | 10 | 300 | 10 | 300 | |
7 | Mỏ đá xây dựng làng Kép Ram | - Vị trí: phía đông nam làng Kép Ram, Thôn 5, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum. - Tọa độ trung tâm: X: 1579 000 Y: 5 50 800 | - Đặc điểm ĐC: Đá thuộc loại đá phun trào Bazan, bị phong hóa cơ học nứt nẽ, vỡ vụn - Hiện trạng: Xung quanh khu vực mỏ là nương rẫy, ruộng nước 01 vụ (kém hiệu quả) của nhân dân. | Đã được điều tra sơ bộ | 14 | 800 | 14 (TD:14, KT:14) | 400 |
|
| |
8 | Mỏ đá Granodioritogonei Kroong | - Vị trí: Thôn Hà Mòn, xã Kroong, tp Kon Tum; - Tọa độ trung tâm: X: 1592 500 Y: 5 39 200 | Mỏ đá cũ khai thác phục vụ thi công CTTĐ Plei Krông, hiện nay đã bàn giao cho tỉnh quản lý | Đã được điều tra sơ bộ | 5 | 500 | 5 (TD: 5, KT: 3) | 300 | 2 (KT) | 200 | |
9 | Mỏ đá xây dựng thôn 3 – Kon Đào | - Vị trí: thuộc địa bàn thôn 3, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô. - Tọa độ: Điểm đầu X: 1627 216 Y: 5 38 757 Điểm cuối X: 1627 159 Y: 5 39 086 | - Đặc điểm ĐC: là loại đá biến chất granitbiotitogoneít bị phong hóa nứt nẽ. - Hiện trạng: đa phần diện tích là lộ đá gốc, thảm thực vật là cây hoang dại, bụi rậm | Đã được điều tra sơ bộ | 2,35 | 400 | 2,35 (TD: 2,35; KT: 01) | 150 | 1,35 (KT) | 250 | |
10 | Mỏ đá xây dựng Đăk Yêu, xã Hòa Bình | - Vị trí: suối Đăk Yêu, xã Hòa Bình - Tọa độ: Điểm đầu: X: 1579 340 Y: 5 51 450 Điểm cuối: X: 1579 610 Y: 5 51 700 | Đá thuộc loại đá phun trào Bazan, bị phong hóa cơ học nứt nẽ, vỡ vụn - Hiện trạng: Xung quanh khu vực mỏ là nương rẫy, ruộng nước 01 vụ (kém hiệu quả) của nhân dân. | Đã được điều tra sơ bộ | 05 | 600 | 05 | 600 | 05 | 600 | |
11 | Mỏ đá xây dựng Đăk Blà | - Vị trí: xã Đăk Blà - Tọa độ: Điểm đầu: X 15 85 700 Y 5 60 250 Điểm cuối: X 15 86 850 Y 5 60 700 | - Đặc điểm ĐC: là loại đá biến chất granitbiotitogonei bị phong hóa nứt nẽ. - Hiện trạng: đất rẫy của dân đang canh tác | Đã được điều tra sơ bộ | 30 | 1.000.000 | 10 | 400 | 10 | 400 | |
12 | Điểm mỏ cát xây dựng suối Đăk Rơ Ngát | - Vị trí: suối Đăk Rơ Ngát, thôn Đăk Tông, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; - Tọa độ: Điểm đầu X: 5 28 743; Y: 1623 958 Điểm cuối X: 1628 086 Y: 5 29 119; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích suối; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng suối, mùa khô có lưu lượng chảy nhỏ, mùa mưa rất lớn. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 3 | 60 | 3 | 60 | 3 | 60 | |
13 | Điểm mỏ cát xây dựng thôn 6, xã Kon Đào | - Vị trí: suối cạn, thôn 6, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô; - Tọa độ: Điểm đầu X:1626 191 Y: 5 34 962 Điểm cuối X: 1626 547 Y: 5 34 752; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích suối; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng suối, chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,14 | 2 (bồi lắng thường xuyên) | 0,14 | 2 (bồi lắng thường xuyên) | 0,14 | 2 (bồi lắng thường xuyên) | |
14 | Điểm mỏ cát xây dựng thôn 5, xã Tân Cảnh | - Vị trí: suối cạn, thôn 5, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1621 288 Y: 5 26 090 Điểm cuối X: 1621 379 Y: 5 26 039; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích suối; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng suối, chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,1327 | 7 (bồi lắng thường xuyên) | 0,1327 | 7 (bồi lắng thường xuyên) | 0,1327 | 7 (bồi lắng thường xuyên) | |
15 | Điểm mỏ cát xây dựng thôn Đăk Tông, xã Ngọc Tụ | - Vị trí: suối cạn, thôn Đăk Tông, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1623 958 Y: 5 28 743 Điểm cuối X: 1628 086 Y: 5 29 119; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích suối; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng suối, chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 3 | 60 (bồi lắng thường xuyên) | 3 | 60 (bồi lắng thường xuyên) | 3 | 60 (bồi lắng thường xuyên) | |
16 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông thôn 1, thị trấn Đăk Tô | - Vị trí: Thôn 1, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô - Tọa độ: Điểm đầu: X: 1622 222 Y: 5 35 566 Điểm cuối: X :1622 186 Y: 5 35 583 | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích suối; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng suối, chỉ có nước chảy vào mùa mưa, UBND tỉnh đã cấp phép khai thác. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0, 2608 | 3 (bồi lắng thường xuyên) | 0, 2608 | 3 (bồi lắng thường xuyên) | 0, 2608 | 3 (bồi lắng thường xuyên | |
17 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Snghé | - Vị trí: sông Đăk Snghé, thuộc địa bàn thôn 13, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1601 000 Y: 5 73 476 Điểm cuối X: 1600 357 Y: 5 73 007; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,49 | 4,9 (bồi lắng thường xuyên) | 0,49 | 4,9 (bồi lắng thường xuyên) | 0,49 | 4,9 (bồi lắng thường xuyên) | |
18 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Pne | - Vị trí: sông Đăk Pne, thuộc địa bàn thôn 4, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1602 178 Y: 5 77 431 Điểm cuối X: 1601 819 Y: 5 77 320; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,2 | 2 (bồi lắng thường xuyên) | 0,2 | 2 (bồi lắng thường xuyên) | 0,25 | 2(bồi lắng thường xuyên) | |
19 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Pne | - Vị trí: sông Đăk Pne, thuộc địa bàn thôn 5, TT ĐăkRve, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1603 747 Y: 5 79 698 Điểm cuối X: 1603 653 Y: 5 80 221; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,35 | 3,5 (bồi lắng thường xuyên) | 0,35 | 3,5 (bồi lắng thường xuyên) | 0,35 | 3,5 (bồi lắng thường xuyên) | |
20 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Pne | - Vị trí: sông Đăk Pne, thuộc địa bàn thôn 5, TT ĐăkRve, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1603 474 Y: 5 80 211 Điểm cuối X: 1603 021 Y: 5 79 753; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,23 | 2,3 (bồi lắng thường xuyên) | 0,23 | 2,3 (bồi lắng thường xuyên) | 0,23 | 2,3 (bồi lắng thường xuyên) | |
21 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Pne | - Vị trí: sông Đăk Pne, thuộc địa bàn thôn 7, TT ĐăkRve, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1606 780 Y: 5 82 178 Điểm cuối X: 1606 742 Y: 5 82 391; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; -Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,25 | 2,5 (bồi lắng thường xuyên) | 0,25 | 2,5 (bồi lắng thường xuyên) | 0,25 | 2,5 (bồi lắng thường xuyên) | |
22 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk Pne | - Vị trí: sông Đăk Pne, thuộc địa bàn thôn 3, TT ĐăkRve, huyện Kon Rẫy; - Tọa độ: Điểm đầu X: 1606 438 Y: 5 82 126 Điểm cuối X: 1606 093 Y: 5 82 130; | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; -Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 0,31 | 3,1 (bồi lắng thường xuyên) | 0,31 | 3,1 (bồi lắng thường xuyên) | 0,31 | 3,1 (bồi lắng thường xuyên) | |
23 | Điểm mỏ cát xây dựng lòng sông Đăk La | - Vị trí: mỏ cát sông Đăk La, xã Đăk Tre, huyện Kon Rẫy - Tọa độ: Điểm đầu: X: 1587 700 Y: 5 67 800 Điểm cuối: X: 1587 900 Y: 5 68 400 | - Đặc điểm địa chất: cát thạch anh hạt mịn đến thô thuộc bồi tích sông; - Hiện trạng: khu vực quy hoạch là lòng sông và bãi bồi ven sông. Hai bên bờ là nương rẫy nhân dân | Đã được điều tra sơ bộ | 05 | 100 (bồi lắng thường xuyên) | 05 | 100 (bồi lắng thường xuyên) | 05 | 100 (bồi lắng thường xuyên) | |
24 | Mỏ sét gạch ngói Tê Pen 2 | - Vị trí: thuộc địa bàn thôn Tê Pen 2, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô - Tọa độ: Điểm đầu X: 1634 435 Y: 5 39 027 Điểm cuối X: 1634 395 Y: 5 38 918; | - Đặc điểm ĐC: sét pha cát thuộc trầm tích sông. - Hiện trạng: trên mặt là đất sản xuất nông nghiệp; bên dưới là khoáng sản sét | Đã được điều tra sơ bộ | 10 | 100 | 05 | 50 | 05 | 50 | |
25 | Mỏ sét gạch ngói Diên Bình | - Vị trí: thuộc địa bàn thôn 1, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô - Tọa độ điểm TT: X: 1615 636 Y: 5 39 717 | - Đặc điểm ĐC: sét pha cát thuộc trầm tích sông. - Hiện trạng: trên mặt là đất sản xuất nông nghiệp; bên dưới là khoáng sản sét | Đã được điều tra sơ bộ | 50 | 1000 | 20 | 400 | 30 | 600 | |
26 | Mỏ sét gạch ngói thị trấn Đăk Tô | - Vị trí: thuộc địa bàn khối 6, TT Đăk Tô. - Tọa độ: Điểm đầu X: 1618 964 Y: 5 38 281 Điểm cuối X: 1619 219 Y: 5 39 063 | - Đặc điểm ĐC: sét pha cát thuộc trầm tích sông. - Hiện trạng: trên mặt là đất sản xuất nông nghiệp; bên dưới là khoáng sản sét | Đã được điều tra sơ bộ | 20 | 400 | 10 | 200 | 10 | 200 | |
27 | Mỏ sét gạch ngói Măng Rương | - Vị trí: thuộc địa bàn thôn Măng Rương, xã Văn Lem, huyện Đăk Tô. - Tọa độ: Điểm đầu X: 1633 061 Y: 5 40 490 Điểm cuối X: 1633 543 Y: 5 40 821 | - Đặc điểm ĐC: sét pha cát thuộc trầm tích sông. - Hiện trạng: trên mặt là đất sản xuất nông nghiệp; bên dưới là khoáng sản sét | Đã được điều tra sơ bộ | 10 | 200 | 5 | 100 | 5 | 100 | |