Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 Về định mức hỗ trợ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 61/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Ngày ban hành: 06-10-2011
- Ngày có hiệu lực: 16-10-2011
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-05-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1299 ngày (3 năm 6 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 07-05-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2011/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 06 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ “DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 03 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thức hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2011;
Căn cứ Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân ngày 22 tháng 7 năm 2011 về việc phê chuẩn định mức hỗ trợ “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 229/TTr-SNN-KH ngày 12 tháng 09 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về định mức hỗ trợ “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Căn cứ vào định mức hỗ trợ được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức, Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc và các đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai dự án cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Trưởng Phòng dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức, Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc và Thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
I. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG
Theo tình hình thực tế của 05 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đối tượng được tham gia và mục đích như sau:
1. Mục đích:
- Định mức hỗ trợ là căn cứ cho việc cấp vốn và thanh quyết toán dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cho 05 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.
- Định mức hỗ trợ là căn cứ để các xã đặc biệt khó khăn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Định mức là căn cứ để người dân của 05 xã: Cù Bị, Sơn Bình, Đá Bạc, Bàu Chinh thuộc huyện Châu Đức và Tân Lâm thuộc huyện Xuyên Mộc khi tham gia Dự án và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở.
2. Đối tượng tham gia:
- Là hộ nghèo chuẩn quốc gia năm 2011 của 05 xã đặc biệt khó khăn: Cù Bị, Sơn Bình, Đá Bạc, Bàu Chinh thuộc huyện Châu Đức và Tân Lâm thuộc huyện Xuyên Mộc đã được Ủy ban dân tộc phê duyệt tại Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008.
- Hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ trước. Nếu hộ nghèo thuộc diện chính sách, hộ tàn tật, chủ hộ là phụ nữ cần được ưu tiên hơn.
II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ hoạt động khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông):
1.1. Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.1. Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (Áp dụng theo Thông tư 12/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 3 năm 2009)
1.1.2. In tài liệu đào tạo tập huấn: chi theo thực tế nhưng không quá 15.000 đồng/bộ.(Áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 12, và mức tối đa do CC.PTNT ấn định theo thực tế).
1.1.3. Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập: chi theo thực tế nhưng không quá 700.000 đồng/khoá học.(theo hướng dẫn tại Thông tư 12, vào mức hạn chế do CC.PTNT ấn định theo thực tế)
1.1.4. Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia (áp dụng theo Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 19 tháng 9 năm 2010).(áp dụng theo Thông tư 139/2010).
1.1.5. Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật: 40.000 đồng/người/ngày. (Áp dụng thông tư 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2007)
1.1.6. Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, tài liệu cho người nghèo trong thời gian tập huấn: không quá 20.000 đồng/người/ngày. (Áp dụng thông tư 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2007)
1.1.7. Hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian tập huấn: 20.000 đồng/người/ngày. (Áp dụng thông tư 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2007)
1.1.8. Hỗ trợ tiền đi lại cho người nghèo: nếu nơi học cách nơi cư trú từ 15 km trở lên thì hỗ tiền đi lại theo giá phương tiện giao thông công cộng nhưng không quá 200.000 đồng/người/khoá học. (Áp dụng thông tư 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2007)
1.1.9. Chi phí quản lý lớp học: tối đa không quá 5% giá trị dự toán của lớp tập huấn. (Áp dụng TT 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15 tháng 9 năm 2008 và TT 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2007)
1.2. Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến đang áp dụng thành công ở các địa phương (áp dụng theo Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
1.2.1. Hỗ trợ tiền tiền thuê xe đi và về cho người nghèo: chi theo thực tế.
1.2.2. Hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian thăm quan, khảo sát tối đa 50.000 đồng/người/ngày.
1.2.3. Hỗ trợ tiền nước uống cho người nghèo: không quá 15.000 đồng/người/ngày.
1.2.4. Hỗ trợ tiền nghĩ qua đêm cho người nghèo: không quá 120.000 đồng/người/đêm.
1.2.5. Hỗ trợ người hướng dẫn, giới thiệu mô hình: không quá 200.000 đồng/người/mô hình.
1.3. Chi hỗ trợ cơ quan quản lý cấp tỉnh quản lý, kiểm tra đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông tại địa phương và cơ sở: không quá 4% tổng số kinh phí của dự án. (Áp dụng Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010)
2. Hỗ trợ xây dựng và phô biến, nhân rộng mô hình sản xuất mới:
2.1. Mô hình trồng trọt: (Áp dụng theo Thông tư 12/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 3 năm 2009)
- Hỗ trợ mua vật tư: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình (nhưng không quá 25 triệu đồng/mô hình) gồm: giống trồng mới, giống trồng dặm, phân hữu cơ chế biến, phân Urê, Lân super, Kali clorua, vôi, phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật; các hộ phải có 20% số vốn còn lại.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình, các hộ phải có 20% số vốn còn lại.
- Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho mô hình.
- Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra, giám sát cho các đơn vị quản lý tại địa phương và cơ sở: không quá 4% tổng số kinh phí của dự án. (Áp dụng Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010.
2.2. Mô hình chăn nuôi:
- Hỗ trợ mua vật tư, Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình gồm: con giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, các hộ phải có 20% số vốn còn lại.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình, các hộ phải có 20% số vốn còn lại.
- Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho mô hình.
- Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra, giám sát cho các đơn vị quản lý tại địa phương và cơ sở: không quá 4% tổng số kinh phí của dự án. (Áp dụng Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010)
3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất:
- Nhà nước hỗ trợ 100% cây, con giống và vật tư chính, nhưng tổng mức hỗ trợ cho giống và vật tư chính không quá 5 triệu đồng/hộ (theo Thông tư 44/TTLT-BTC-BLĐTBXH).
- Vật tư chính bao gồm: thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, … phải phù hợp với loại giống cây trồng, vật nuôi đã được các hộ đăng ký trong dự án.
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển cho các hộ tham gia dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.
- Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho các hộ sử dụng các loại giống, vật tư theo quy trình sản xuất.
- Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra, giám sát cho các đơn vị quản lý tại địa phương và cơ sở: không quá 4% tổng số kinh phí của dự án Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất. (Áp dụng Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010).
4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản:
- Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản và phụ kiện đi kèm máy, nhưng tổng mức hỗ trợ cho máy móc, thiết bị và phụ kiện không quá 5 triệu đồng/hộ (theo Thông tư 44/TTLT-BTC-BLĐTBXH).
- Máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến, bảo quản nông sản bao gồm: máy bơm nước, máy tách hạt, máy sấy, máy xay bột, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi.
- Phụ kiện đi kèm máy, thiết bị bao gồm: dây điện, cầu dao, ống nước, …
- Hỗ trợ chi phí vận chuyển: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển cho các hộ tham gia dự án hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc.
- Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho các hộ sử dụng các loại máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí theo quy trình sản xuất.
- Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra, giám sát cho các đơn vị quản lý tại địa phương và cơ sở: không quá 4% tổng số kinh phí của dự án Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản của địa phương. (Áp dụng Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010).
III/- Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
b) Chỉ đạo, tổng kết, phổ biến, xây dựng và nhân rộng mô hình; kiểm tra, giám sát thực hiện dự án khuyến nông - lâm ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề trên địa bàn tỉnh.
c) Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, và 1 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Có nhiệm vụ bố trí các nguồn vốn ngân sách khác để lồng ghép với nguồn vốn ngân sách Chương trình giảm nghèo phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ chi tiết cho các huyện.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn theo thẩm quyền; hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện dự án.
4. Ủy ban nhân dân các huyện
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện dự án, kiểm tra, định hướng những nội dung triển khai thực hiện trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân các xã
a) Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đến hộ, nhóm hộ và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo đúng quy chế dân chủ cơ sở.
b) Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện./.