cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 03/06/2011 Về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 1130/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 03-06-2011
  • Ngày có hiệu lực: 03-06-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-02-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 985 ngày (2 năm 8 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-02-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-02-2014, Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 03/06/2011 Về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 Về quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1130/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 03 tháng 06 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4274/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, các thành viên Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
-
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn;
-
HĐPHCTPB GDPL các huyện, thị xã Hương Thủy, Tp. Huế;
-
PCVP và CV: TH;
- Lưu: VT, NV.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Hòa

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHBIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (sau đây viết tắt là Hội đồng).

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Quy chế này điều chỉnh hoạt động của Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng, các Ban của Hội đồng, Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc của Hội đồng.

Điều 3. Chc năng, nhiệm vụ của Hội đồng

1. Hội đồng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, phối hp giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở tỉnh và địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây viết tắt là PBGDPL); duy trì hoạt động phi hp giữa các cơ quan nhà nước với các tchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPL.

2. Trên cơ sở kế hoạch PBGDPL của Hội đồng Phối hp công tác PBGDPL ở Trung ương, Hội đồng có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện PBGDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tịch UBND tnh.

Điều 4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số.

2. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Chế độ họp của Hội đồng

1. Định kỳ sáu tháng, năm, Hội đồng tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phi hợp PBGDPL và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

2. Hội đồng có thể hp bất thường khi có yêu cầu hoặc theo nhiệm vụ công tác PBGDPL trong từng thời kỳ.

3. Nội dung phiên họp của Hội đồng:

Phiên họp toàn thể các thành viên Hội đồng nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:

a) Đề ra kế hoạch PBGDPL 6 tháng và hàng năm.

b) Cho ý kiến về chương trình hoạt động của các Ban; tạo điều kiện để các Ban thực hiện PBGDPL theo nhiệm vụ được phân công.

c) Đề ra kế hoạch, chương trình, biện pháp xây dựng, củng cố lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương.

d) Quyết định tổ chức các hoạt động khảo sát, kiểm tra công tác PBGDPL để đề ra biện pháp tăng cường phối hp công tác PBGDPL;

e) Thông qua báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình thực hiện công tác PBGDPL và kiến nghị với Hội đồng phối hp công tác PBGDPL Chính phủ các biện pháp đẩy mạnh công tác PBGDPL.

g) Xem xét quyết định việc huy động vốn, sử dụng kinh phí ngoài kinh phí ngân sách cấp để hỗ trợ công tác PBGDPL.

h) Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của Hội đồng.

4. Trường hợp Hội đồng không thể tổ chức phiên họp toàn thể thì có thể lấy ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản, cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp trình Chủ tịch Hội đồng ký ban hành.

5. Kết luận của phiên họp toàn thể của Hội đồng là căn cứ để Hội đồng, các Ban, thành viên Hội đồng và Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp dưới chấp hành, thực hiện.

Điều 6. Mối quan hệ giữa Hội đồng tỉnh với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Hội đồng các huyện, thị xã, thành phố

1. Hội đồng của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp công tác PBGDPL của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Hội đồng của các huyện, thị xã, thành phố.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Hội đồng các cơ quan, ban, ngành; Hội đồng các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động PBGDPL với Hội đồng của tỉnh.

Điều 7. Sử dụng con dấu

Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch của Hội đồng, các Ban và thành viên của Hội đồng được phép sử dụng con dấu của cơ quan trong các giao dịch, hoạt động liên quan đến công tác PBGDPL.

Chương 2.

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên thường trực và các thành viên của Hội đồng;

2. Các Ban của Hội đồng;

3. Cơ quan thường trực của Hội đồng.

Điều 9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cử.

2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Tư pháp.

3. Ủy viên thường trực Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Tư pháp.

4. Chủ tịch Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, phân công, phối hợp hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo hoạt động của các Ban của Hội đồng, hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng;

b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện;

c) Ký ban hành các văn bản của Hội đồng, chương trình, kế hoạch phối hợp PBGDPL và các kết luận của Hội đồng;

d) Chủ trì các phiên họp định kỳ hoặc bất thường của Hội đồng;

đ) Quyết định củng cố, kiện toàn Hội đồng; bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng;

e) Phê duyệt kế hoạch tài chính, kinh phí hàng năm cho hoạt động của Hội đồng; quyết định việc huy động và phân bổ, sử dụng kinh phí từ các nguồn có được để hỗ trợ cho công tác PBGDPL;

g) Định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác PBGDPL của các ngành, các cấp trong tỉnh;

h) Xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL theo đề nghị của Cơ quan thường trực Hội đồng và các cơ quan, ban, ngành, Hội đồng của các huyện, thị xã, thành ph;

i) Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn ca mình.

5. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo hoạt động của cơ quan thường trực của Hội đồng.

b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Ban theo chương trình, kế hoạch của Hội đồng và chương trình, kế hoạch của các Ban.

c) Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện các công việc được quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Ủy viên thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo trực tiếp Ban thư ký của Hội đồng.

b) Giúp Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 10. Các thành viên Hội đồng

1. Các thành viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, được cơ quan, ban, ngành, tổ chức nơi người đó đang công tác cử và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Các thành viên của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham gia hoạt động của một Ban của Hội đồng;

b) Tham dự các phiên họp của Hội đồng. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng, đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Hội đồng;

c) Đề xuất với Hội đồng, với các Ban của Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL; đề nghị Hội đồng, các Ban của Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL ở cơ quan, tổ chức mình;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách thực hiện kế hoạch PBGDPL của tỉnh, của Hội đồng và thường xuyên thông tin cho Cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

đ) Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác PBGDPL liên quan tới hoạt động của cơ quan, đơn vị mình;

e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công ca Chtịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc trưởng Ban mà mình là thành viên;

g) Được cung cấp tài liệu PBGDPL.

Điều 11. Các Ban của Hội đồng

1. Hội đồng gồm có 05 Ban sau đây:

a) Ban 1: Ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Nam Đông, huyện A Lưới, gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan sau đây:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh - Trưởng Ban;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thành viên;

- Sở Ngoại vụ - Thành viên;

- Ban Dân tộc - Thành viên;

- Báo Thừa Thiên Huế - Thành viên;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên;

- Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế - Thành viên;

- Hội Nông dân tnh - Thành viên;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tnh - Thành viên.

b) Ban 2: Ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở thành phố Huế, huyện Quảng Điền, gồm các thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan sau đây:

- Sở Nội vụ - Trưởng Ban;

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Thành viên;

- Văn phòng Tỉnh ủy - Thành viên;

- Văn phòng UBND tnh - Thành viên;

- Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên;

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh - Thành viên;

- Hội Cựu chiến binh tỉnh - Thành viên.

c) Ban 3: Ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Phong Điền và thị xã Hương Thủy, gồm các thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan sau đây:

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội làm Trưởng Ban;

- Liên đoàn Lao động tỉnh - Thành viên;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên;

- Sở Công thương - Thành viên;

- Sở Tài chính - Thành viên;

- Ban Quản lý các Khu Công nghiệp - Thành viên;

- Hội Luật gia tỉnh - Thành viên.

d) Ban 4: Ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên, sinh viên, học sinh và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Hương Trà và huyện Phú Vang, gồm các thành viên là đại diện Lãnh đạo các cơ quan sau đây:

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban;

- Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Thành viên;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thành viên;

- Đại học Huế - Thành viên;

- Trường Cao đẳng Y tế Huế - Thành viên;

- Trường Cao đẳng Sư phạm Huế - Thành viên;

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - Thành viên.

đ) Ban 5: Ban phối hợp hoạt động PBGDPL cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác PBGDPL ở huyện Phú Lộc, gồm các thành viên thuộc các cơ quan sau đây:

- Công an tnh làm Trưởng ban;

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh - Thành viên;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh - Thành viên;

- Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh - Thành viên.

2. Các Ban mời đại diện lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia hoạt động của Ban để tăng cường phối hợp công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực PBGDPL được phân công. Cơ chế hoạt động của đại diện các cơ quan, tổ chức không có đại diện là thành viên Hội đồng do các Ban quy định.

3. Căn cứ vào địa bàn, đối tượng, lĩnh vực PBGDPL được giao, các Ban của Hội đồng có thể phân công các thành viên hoặc nhóm thành viên phụ trách về tng địa bàn, từng nhóm đối tượng, lĩnh vực hoặc về từng hình thức PBGDPL để phát huy tính chủ động và tính chuyên môn sâu trong hoạt động của Ban.

4. Các Ban của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết của Ban;

b) Đề ra nội dung, biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực được phân công;

c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác PBGDPL theo địa bàn, đối tượng, lĩnh vực và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

d) Phối hợp với cơ quan thường trực chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp và các hoạt động của Hội đồng;

đ) Thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức và địa phương có liên quan đến hoạt động của các Ban của Hội đồng. Định kỳ hàng quý có báo cáo nhanh về tình hình hoạt động của Ban về cơ quan thường trực Hội đồng;

e) Đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL theo sự phân công;

g) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng.

5. Định kỳ một quý một lần, các Ban của Hội đồng tổ chức họp để giải quyết các nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều này. Các Ban có thể họp chung để cùng giải quyết các công việc có liên quan. Trường hợp không thể tiến hành phiên họp, có thể lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.

Điều 12. Cơ quan thường trực của Hội đồng

1. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp.

2. Cơ quan thường trực có nhiệm vụ sau đây:

a) Chủ trì việc chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng; dự kiến kế hoạch huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ cho công tác PBGDPL;

b) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức là thành viên của Hội đồng để tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL theo quyết định của Hội đồng;

c) Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác PBGDPL của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức và địa phương để Hội đồng thông qua, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng;

đ) Hàng năm, tổ chức ký kết và triển khai thực hiện các chương trình phối hợp PBGDPL với các ngành liên quan; bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ làm công tác này;

e) Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung PBGDPL trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ;

g) Tham mưu nội dung, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL để Hội đồng thông qua;

h) Chịu trách nhiệm xuất bản Bản tin Tư pháp, các ấn phẩm và tài liệu PBGDPL khác;

i) Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch Hội đồng giao.

3. Giúp việc trực tiếp cho cơ quan thường trực Hội đồng là Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp.

Điều 13. Ban thư ký của Hội đồng

1. Ban thư ký của Hội đồng được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng, gồm cán bộ, công chức của Sở Tư pháp và một số cơ quan, tổ chức thành viên Hội đồng, do lãnh đạo Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng ban.

2. Ban thư ký hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng các chế độ theo quy định.

3. Trưởng ban thư ký của Hội đồng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm trước Phó chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng về kết quả công tác của Ban.

4. Ban thư ký của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng thực hiện các công việc của Hội đồng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng với các cơ quan, ban ngành, tổ chức;

b) Giúp cơ quan thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp của Hội đng;

c) Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác PBGDPL hàng năm trình Hội đồng;

d) Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung PBGDPL trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ;

đ) Tham mưu nội dung, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác PBGDPL để Hội đồng thông qua;

e) Tổng hợp, theo dõi và báo cáo Hội đồng về hoạt động phối hợp PBGDPL của các sở, ban, ngành và Hội đồng của địa phương;

g) Thành viên Ban thư ký được cung cấp tài liệu.

Điều 14. Tổ thư ký của các Ban

1. Tổ thư ký của các Ban được thành lập theo Quyết định của Trưởng Ban, gồm các chuyên viên của cơ quan, đơn vị là thành viên của Ban, do một cán bộ của cơ quan, đơn vị có thành viên là Trưởng ban làm Tổ trưởng.

2. Tổ thư ký của các Ban có nhiệm vụ:

a) Giúp các Ban thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 4 Điều 11 Quy chế này;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao;

c) Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổ thư ký có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban thư ký của Hội đồng, tổ chức pháp chế các cơ quan, đơn vị có đại diện là thành viên Hội đồng và các cơ quan hữu quan khác để đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Tổ trưởng Tổ thư ký của Ban có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Tổ thư ký, phân công nhiệm vụ cho các tổ viên và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về thực hiện các nhiệm vụ của Tổ.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động PBGDPL được khen thưng theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác PBGDPL thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có gì vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, Giám đốc Sở Tư pháp - thường trực Hội đồng Phối hp công tác PBGDPL tỉnh có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.