Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27/05/2011 Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản theo cơ chế chính sách của Nghị quyết 30a do tỉnh Hà Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 1052/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Ngày ban hành: 27-05-2011
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2011
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-05-2013
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 17-01-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2938 ngày (8 năm 0 tháng 18 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 17-01-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1052/2011/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 27 tháng 5 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN THEO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NGHỊ QUYẾT 30A TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 97/TB-UBND ngày 24/5/2011 của Thường trực UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 83/TTr-SNN ngày 28/3/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất Nông lâm nghiệp - Thủy sản theo cơ chế chính sách của Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình và Vị Xuyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN THEO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NGHỊ QUYẾT 30A TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ sản xuất Nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn 6 huyện nghèo theo cơ chế chính sách của Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Các nội dung khác về hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản không điều chỉnh tại Quy định này, được thực hiện theo các quy định hiện hành của Pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc các huyện: Đồng Văn; Mèo Vạc; Yên Minh; Quản Bạ; Hoàng Su Phì; Xín Mần và các hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của Nhà nước quy định) tại xã Bản Rịa, huyện Quang Bình và xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ
1. Có đơn xin hỗ trợ của hộ gia đình (theo mẫu ban hành đính kèm), có biên bản họp thôn, tổng hợp và xác nhận các đối tượng nhận hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân xã;
2. Nội dung, đối tượng hỗ trợ thực hiện theo nguyên tắc sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở ý kiến nhất trí của số đông người dân trong thôn, bản và được hưởng chính sách hỗ trợ cao nhất theo nội dung được hỗ trợ;
3. Đối tượng nhận hỗ trợ từ Chương trình 30a phải đảm bảo chưa được nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí khác bao gồm nguồn ngân sách, dự án ODA tài trợ;
4. Đối với xã Bản Rịa, huyện Quang Bình và xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên căn cứ vào mức hỗ trợ tại Quy định này để thực hiện và vốn được bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh;
5. Đối với việc hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ khai hoang, phục hoá, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống thuỷ sản và cải tạo ao nuôi nuôi trồng thuỷ sản, phương thức hỗ trợ thực hiện theo điểm 2, mục A, Hướng dẫn số 4625/UBND-KTTH ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh, hướng dẫn quản lý tài chính về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang.
Chương II
NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 4. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp
1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.
a) Điều kiện để được nhận hỗ trợ
- Hộ gia đình, cộng đồng, nhận khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng.
- Những diện tích rừng trồng đã được công nhận thành rừng sau khi trồng được chăm sóc bảo vệ tốt, rừng hàng năm không bị xâm hại về trữ lượng, diện tích rừng, rừng phải được nghiệm thu theo quy định hiện hành, biên bản nghiệm thu là căn cứ để hỗ trợ cho các chủ hộ, cộng đồng.
b) Mức hỗ trợ, nguồn kinh phí thực hiện: Được hưởng tiền khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm. Trong đó:
- Kinh phí chương trình Dự án 661: 200.000đ/ha.
- Riêng đối với 02 xã Bản Rịa huyện Quang Bình; xã Ngọc Minh huyện Vị Xuyên ngoài kinh phí Dự án 661, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100.000đ/ha.
2. Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp trồng rừng sản xuất
a) Điều kiện hỗ trợ
Đã được nhà nước quy hoạch là đất lâm nghiệp hoặc đã được giao đất lâm nghiệp. Rừng sau khi trồng có tỷ lệ cây sống đạt 85 % trở lên và được thể hiện trong nội dung biên bản nghiệm thu rừng trồng theo quy định hiện hành.
b) Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí
- Mức hỗ trợ: Đối với địa bàn xã đặc biệt khó khăn mức 5 triệu đồng/ha; đối với xã còn lại mức 4 triệu đồng/ha.
- Phương thức hỗ trợ: Được thanh toán sau khi có biên bản nghiệm thu.
- Kinh phí được thanh toán dựa trên dự toán đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được bố trí từ Chương trình dự án 661.
3. Hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất trồng rừng sản xuất.
3.1. Trợ cấp lương thực trong thời gian chưa tự túc được lương thực
a) Điều kiện trợ cấp: Chưa tự túc được lương thực và chưa được hưởng trợ cấp lương thực từ nguồn khác; chỉ trợ cấp cho những tháng thực sự thiếu lương thực. Trường hợp cộng đồng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất trồng rừng sản xuất, trong đó có hộ nghèo tham gia thì chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo.
b) Thời gian trợ cấp: Tối đa là 7 năm, mỗi năm trợ cấp theo tháng thiếu lương thực nhưng tối đa không quá 5 tháng.
c) Mức trợ cấp từ chương trình 30a (nếu chưa được nhận trợ cấp cứu đói giáp hạt, cứu đói dịp tết):
- Đối với hộ nghèo thuộc 4 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ (Hỗ trợ lương thực lồng ghép cùng dự án 4 huyện vùng cao): Các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao nếu số lương thực này thấp hơn định mức lương thực được hỗ trợ theo chính sách Nghị quyết 30a (15kg/khẩu/tháng thiếu lương thực) thì được hỗ trợ bổ sung đủ số lương thực theo chính sách Nghị quyết 30a.
Trường hợp các hộ nghèo tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng sản xuất được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao nếu số lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao nếu số lương thực này cao hơn định mức lương thực được hỗ trợ theo chính sách Nghị quyết 30a (15kg/khẩu/tháng thiếu lương thực) thì chỉ được hưởng lương thực từ dự án 4 huyện vùng cao.
- Đối với hộ nghèo thuộc huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần tham gia nhận chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và trồng rừng sản xuất: Trợ cấp mức 15kg/khẩu/tháng.
- Nguồn kinh phí: Dự án 661.
3.2. Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo tận dụng đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất.
- Điều kiện hỗ trợ: Được cán bộ chuyên môn cấp xã xác định đủ điều kiện sản xuất lương thực; phù hợp với quy chế quản lý rừng hiện hành và chủ hộ báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã để tổng hợp báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện xem xét hỗ trợ.
- Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/hộ, từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
4. Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển sản xuất lâm nghiệp
- Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để trồng rừng sản xuất, được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian hỗ trợ lãi suất tiền vay tối đa 7 năm.
- Thủ tục vay theo quy định của Ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều 5. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
1. Hỗ trợ khai hoang, phục hoá, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp
Diện tích để được nhà nước hỗ trợ: Đất nương rẫy tối thiểu 0,5 ha; đất ruộng lúa nước 1 vụ tối thiểu 0,25 ha; đất ruộng lúa nước 2 vụ tối thiểu 0,15 ha; đất sản xuất cây ngắn ngày từ 1 ha đến 3 ha; đất trồng cây lâu năm từ 10 ha đến 30 ha.
a) Đất khai hoang
- Điều kiện hỗ trợ: Đất được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa giao đất cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng đang để hoang hoá (trừ đất nương rẫy hoang hoá khai hoang tạo thành ruộng bậc thang hưởng theo đất tạo ruộng bậc thang). Các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua Trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức khai hoang và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép khai hoang của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.
- Mức hỗ trợ: Mức 10 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
b) Đất phục hoá
- Điều kiện hỗ trợ: Đất được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có thời gian sử dụng để sản xuất nông nghiệp, sau đó tối thiểu là 5 năm diện tích đó không được sử dụng trồng trọt đã bị hoang hoá trở lại đến trước thời điểm lập phương án chuyển đổi diện tích trên vẫn chưa sử dụng trồng trọt. Các hộ dân có nhu cầu phục hoá làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua Trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức phục hoá và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép phục hoá của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ.
- Mức hỗ trợ: Mức 5 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
c) Đất tạo ruộng bậc thang
- Điều kiện hỗ trợ: Đất được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm: Đất nương rẫy hoang hoá, đất nương rẫy đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Các hộ dân có nhu cầu tạo ruộng bậc thang làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua Trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức tạo ruộng bậc thang và phê duyệt địa điểm và diện tích được phép thực hiện của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ.
- Mức hỗ trợ: Mức 10 triệu đồng/ha và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
2. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
a) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống cây trồng và phân bón
- Điều kiện hỗ trợ: Đối với nhóm cây ngắn ngày hỗ trợ cho vụ chuyển đổi đầu tiên trong diện tích đất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền giao cho hộ gia đình nhưng tối đa không quá 3ha/hộ. Ưu tiên hỗ trợ việc sử dụng các giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt; đối với chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây công nghiệp như: Chè, cà phê, cao su, cây nguyên liệu sinh học và cây ăn quả lâu năm hoặc đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su theo quy hoạch, nhưng tối đa không quá 30ha/hộ, nhà nước hỗ trợ toàn bộ một lần kinh phí mua giống và phân bón cho thời kỳ kiến thiết cơ bản. Chủng loại giống, phân bón theo phụ lục số I, II đính kèm Quy định này.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với nhóm cây ngắn ngày; 10 triệu đồng/ha đối với nhóm cây lâu năm. Giá giống, phân bón theo thông báo giá của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm thực hiện hỗ trợ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
b) Hỗ trợ một lần tiền mua giống vật nuôi và vận chuyển giống
- Điều kiện để hỗ trợ: Có đơn đăng ký nhu cầu mua giống của hộ chăn nuôi; đã có chuồng trại để chăn nuôi. Đúng chủng loại giống vật nuôi theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
- Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng không quá 07 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
c) Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi
- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình chưa có chuồng trại hoặc có nhu cầu mở rộng chuồng trại có đơn đề nghị với Uỷ ban nhân dân xã.
- Mức hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
d) Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo mua giống cỏ trồng thâm canh nếu có chăn nuôi gia súc
- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, có diện tích đất để trồng cỏ chăn nuôi gia súc, diện tích hỗ trợ để mua giống cỏ trồng thâm canh chăn nuôi gia súc tối thiểu là 0,1 ha, tối đa là 1 ha.
- Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/ha. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
đ) Hỗ trợ vacxin tiêm phòng
Hỗ trợ 100% vacxin tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Các huyện nhận vacxin từ Chi cục Thú y tỉnh.
e) Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển nông nghiệp
- Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng trại, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.
- Hộ nghèo được vay vốn tại ngân hàng thương mại nhà nước tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu, bò, dê; giống gia cầm chăn nuôi tập trung số lượng tối thiểu là 100 con.
- Thủ tục vay theo quy định của ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ sản
1. Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống thuỷ sản
- Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình chưa được hỗ trợ một lần tiền mua và vận chuyển giống vật nuôi; hộ gia đình có đủ điều kiện nuôi thuỷ sản; diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản tối thiểu được hỗ trợ tối thiểu 100m2.
- Mức hỗ trợ 200.000 đồng/100m2 mặt nước, nhưng không quá 02 triệu đồng/1000m2 mặt nước. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
2. Hỗ trợ một lần cho hộ nghèo cải tạo ao nuôi trồng thuỷ sản
- Điều kiện hỗ trợ: Hộ nghèo đã có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 200m2 có nhu cầu cải tạo ao nuôi.
- Mức hỗ trợ: 01 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các huyện nghèo.
3. Hỗ trợ lãi suất tiền vay phát triển thuỷ sản
- Hộ nghèo được vay vốn tại Ngân hàng thương mại nhà nước tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống thuỷ sản.
- Thủ tục vay theo quy định của Ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp đền bù lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.
Điều 7. Chính sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay khác
1. Hộ nghèo không có đủ điều kiện chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) tại Ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 7 năm. thủ tục vay theo quy định của ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp bù lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.
2. Cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng thương mại nhà nước. Thủ tục vay theo quy định của ngân hàng. Ngân sách Trung ương cấp bù lãi suất tiền vay trực tiếp cho Ngân hàng thương mại nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Vào quý IV hàng năm, Uỷ ban nhân dân các huyện căn cứ dự toán giao năm đó, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn quy định thôn tổ chức cho các hộ dân, tiến hành các thủ tục bình xét, đăng ký nhu cầu theo đúng văn bản quy định của tỉnh, tổng hợp để trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời trình Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU ĐƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày27 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ SẢN XUẤT
Kính gửi:…………………………………………….
Họ tên người đề nghị (Đại diện cho hộ gia đình) (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ:………………………...........…………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. |
2. Sơ bộ diện tích, hiện trạng hoa màu trên đất: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… |
4. Nội dung đề nghị hỗ trợ …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… |
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng và xin được nhận hỗ trợ để tổ chức sản xuất.
……….., ngày……tháng…..năm….. | …….., ngày…….tháng……năm….. |
PHỤ LỤC I.
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ GIỐNG PHÂN BÓN CHO 1HA CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG ÁP DỤNG VỚI MỘT SỐ CÂY NGẮN NGÀY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Loại cây trồng | Hạng mục hỗ trợ | ĐMKT/ha theo quy trình | |
Số lượng | Đơn vị tính | |||
1 | Lúa lai | Giống | 25 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 8.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 300 | kg |
|
| Phân lân supe | 500 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 200 | kg |
2 | Ngô lai | Giống | 15 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 8.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 350 | kg |
|
| Phân lân supe | 500 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 150 | kg |
3 | Cây lạc | Giống | 160 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 8.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 40 | kg |
|
| Phân lân supe | 300 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 220 | kg |
|
| Vôi | 500 | kg |
4 | Cây đậu tương | Giống | 60 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 8.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 45 | kg |
|
| Phân lân supe | 400 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 100 | kg |
5 | Cây khoai tây | Giống | 1.200 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 10.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 150 | kg |
|
| Phân lân supe | 300 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 150 | kg |
6 | Cây cải dầu | Giống | 3,5 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 5.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 250 | kg |
|
| Phân lân supe | 300 | kg |
|
| Phân Kaliclorua | 100 | kg |
Đơn giá phân bón, giống cây trồng theo thông báo của cơ quan Tài chính
PHỤ LỤC II.
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ GIỐNG PHÂN BÓN ÁP DỤNG CHO 1HA CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG ÁP DỤNG VỚI MỘT SỐ LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1052/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
TT | Loại cây trồng | Hạng mục hỗ trợ | ĐMKT/ha theo quy trình | |
Số lượng | Đơn vị tính | |||
1 | Chè shan tuyết | Giống chè quả | 500 | kg |
|
| Phân hữu cơ | 20.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 70 | kg |
|
| Phân lân supe | 500 | kg |
|
| Phân Kalicorua | 40 | Kg |
2 | Lê, Mận, Đào, Hồng | Giống | 300 | Cây |
|
| Phân hữu cơ | 9.000 | kg |
|
| Phân đạm urê | 120 | kg |
|
| Phân lân supe | 300 | kg |
|
| Phân Kalicorua | 150 | kg |
3 | Thảo quả | Giống | 1660 | cây |
|
| Phân hữu cơ | 3.320 | Kg |
|
| Phân NPK | 332 | Kg |
4 | Cam, quýt | Giống | 400 | Cây |
|
| Phân hữu cơ | 1.200 | kg |
|
| Phân đạm urê | 200 | kg |
|
| Phân lân supe | 400 | kg |
|
| Phân Kalicorua | 160 | kg |
Đơn giá phân bón, giống cây trồng theo thông báo của cơ quan Tài chính