cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 03/03/2011 Về Quy định quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu văn bản: 06/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Ngày ban hành: 03-03-2011
  • Ngày có hiệu lực: 13-03-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5005 ngày (13 năm 8 tháng 20 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 06/2011/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 03 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 165/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2010 của HĐND tỉnh Quảng Nam về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 883/TTr-SGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định tổ chức quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định việc tổ chức quản lý, phân công trách nhiệm  quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Quảng Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi quản lý và khai thác đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phải tuân theo các quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý và bảo trì kết cấu đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ trong tỉnh là một phần trong mạng lưới liên hoàn do Nhà nước thống nhất quản lý, không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng đường bộ.

Việc sử dụng, khai thác và xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải đảm bảo giao thông thông suốt, trật tự an toàn và không được ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình đường bộ.

Điều 3. Cơ quan quản lý đường bộ

Cơ quan quản lý đường bộ là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đơn vị trực tiếp quản lý và bảo trì đường bộ là các tổ chức kinh tế, xã hội được Cơ quan quản lý đường bộ giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng để thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động quản lý, bảo trì đường bộ.

Chương II

QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐƯỜNG BỘ

Điều 4. Phân loại đường bộ

Phân loại đường bộ để có sở sở tổ chức việc quản lý, bảo trì và lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp.

1. Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh gồm có đường quốc lộ, đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX), đường đô thị, đường chuyên dùng và đường dân sinh;

Việc phân loại đường quốc lộ, ĐT, ĐH, ĐX, đường đô thị và đường chuyên dùng theo quy định tại mục 1, Điều 39, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đường dân sinh là đường nội bộ trong các khu dân cư, thôn, làng, ấp, bản; đường kiệt, hẽm trong các khu đô thị; đường nối ra đồng ruộng, các khu vực sản xuất. Đường dân sinh cùng với loại đường xã được gọi chung là đường giao thông nông thôn (GTNT).

2. Thẩm quyền phân loại, điều chỉnh phân loại đường bộ theo mục 2, điều 39, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với hệ thống đường dân sinh, việc phân loại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Điều 5. Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

1. Đường tỉnh được đặt số hiệu theo quy định của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các đường tỉnh được đặt số hiệu từ ĐT.603 đến ĐT.620, trong đó ĐT là ký hiệu của đường tỉnh, 603-620 là số hiệu đường.

Trường hợp số lượng đường tỉnh tăng lên theo sự phát triển sẽ bổ sung thêm các chỉ số phụ a, b, c ... sau các số hiệu trên.

2. Đường huyện được đặt số hiệu thống nhất trên toàn tỉnh gồm có chữ ĐHx.y; Trong đó ĐH là ký hiệu cho đường huyện, x là số thứ tự từ 1 đến 99, y là chữ cái viết tắt của tên huyện (ví dụ: ĐH9.ĐB là tuyến đường ĐH số 9 tại huyện Điện Bàn).

3. Đường xã được đặt tên theo địa danh hoặc tập quán bằng cách thêm chữ ĐX phía trước. (ví dụ: ĐX. QL1A - Đồng Nghệ);

4. Đường đô thị, đường chuyên dùng: Thực hiện đặt tên theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng hoặc đặt số hiệu theo điều 4, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.

5. Đường dân sinh được đặt tên theo tên địa danh hoặc tập quán (ví dụ: Đường Hoà Thuận).

6. Thẩm quyền đặt tên hoặc số hiệu đường bộ theo mục 2, điều 40, Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đối với hệ thống đường dân sinh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Điều 6. Quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ

Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm điều tra, khảo sát để xây dựng cơ sở dữ liệu về đường bộ trên địa bàn phục vụ cho công tác quản lý và đầu tư phát triển. Cơ sở dữ liệu đường bộ bao gồm: Danh mục và loại đường giao thông, chiều dài, kết cấu, năm xây dựng, tải trọng khai thác, chất lượng hiện tại và các nội dung khác, được lập và chỉnh lý hàng năm theo phụ lục 1 và 2.

Cơ quan quản lý đường bộ phải có hồ sơ quản lý riêng cho từng công trình gồm bản vẽ hoàn công; các biên bản kiểm tra, kiểm định công trình; hồ sơ về sửa chữa, nâng cấp ...

Định kỳ hàng năm cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tổng hợp, thống kê các thay đổi về cơ sở hạ tầng do mình quản lý báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, mẫu báo cáo như phụ lục 3, 4.

Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo các địa phương xây dựng, chỉnh lý cơ sở dữ liệu hàng năm và tổng hợp để quản lý dữ liệu chung cho toàn tỉnh.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 7. Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm quản lý hành lang an toàn đường bộ; quản lý tải trọng phương tiện lưu hành; kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.

1. Quản lý hành lang an toàn đường bộ

Đất dành cho đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác để phục vụ cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ. Trong trường hợp cần thiết có thể cho phép xây dựng một số công trình thiết yếu như sau:

a) Công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng;

b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ; 

c) Công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để bảo đảm tính đồng bộ và tiết kiệm.

Khi xây dựng các công trình trong phạm vi đất và không gian dành cho hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ và phải được cơ quan quản lý đường bộ đồng ý trong bước lập dự án đầu tư.

Trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ phải có giấy phép thi công của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền.

Hành lang an toàn đường bộ thực hiện theo quy định tại các điều từ 14 đến 21 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ. Đối với đường dân sinh và các công trình, hạng mục khác trên đó hành lang an toàn được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thi công thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Cục đường bộ Việt Nam; hướng dẫn thực hiện chi tiết tại phụ lục 5 kèm theo Quy định này.

2. Quản lý tải trọng phương tiện lưu hành

a) Không cho phép lưu thông các phương tiện có tổng tải trọng vượt tải trọng cho phép của cầu đường. Tải trọng cho phép lưu thông được xác định theo tải trọng thiết kế hoặc theo kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng công trình và do cơ quan có thẩm quyền công bố.

b) Trường hợp cần thiết do vận chuyển những loại hàng hoá không thể tháo rời được, phương tiện có thể lưu thông vượt tải trọng cho phép của cầu, đường nhưng phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu chủ phương tiện thực hiện những biện pháp gia cố để tăng tải trọng cầu đường trước khi lưu hành để đảm bảo an toàn công trình.

Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trong, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông đường bộ thực hiện theo theo Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

c) Thẩm quyền công bố tải trọng cầu đường và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt:

Đối với hệ thống đường tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố tải trọng, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá khổ, quá tải cầu đường, giải quyết thủ tục cấp giấy phép vận chuyển siêu trường, siêu trọng.

Đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường dân sinh trong các đô thị trên địa bàn: Uỷ ban nhân dân cấp huyện công bố tải trọng, cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện cấp giấy phép cho xe quá khổ, quá tải cầu đường, giải quyết thủ tục cấp giấy phép vận chuyển siêu trường, siêu trọng.

Ủy ban nhân dân cấp xã công bố tải trọng đối với hệ thống đường dân sinh ở khu vực nông thôn và giải quyết các trường hợp lưu hành quá khổ, quá tải cầu đường.

3. Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật

Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật đường bộ phải được tổ chức định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm, kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lụt, bảo hoặc tác động bất thường khác.

Theo dõi tình hình khai thác và các hư hại của công trình đường bộ, tình hình tai nạn, phân làn, phân luồng, tổ chức giao thông, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ, trực đảm bảo giao thông, theo dõi tình hình thời tiết, ngập lụt, các sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định.

Điều 8. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm có bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

a) Bảo dưỡng thường xuyên: Là công tác được thực hiện hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hàng tháng hoặc hàng quý nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra các giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

b) Sửa chữa định kỳ: Là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác hoặc do thiên tai, bảo lụt làm hư hỏng.

c) Sửa chữa đột xuất: Là công việc sửa chữa công trình đường bộ chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục.

Phân loại công việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất theo Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

Tuỳ theo tính chất của công việc sửa chữa định kỳ, cơ quan quản lý đường bộ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc áp dụng các nội dung của Quy định này vào công tác sửa chữa hoặc áp dụng theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý và bảo trì đường bộ.

1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan quản lý hệ thống đường tỉnh.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện, đường đô thị và các tuyến đường khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công nhiệm vụ quản lý các tuyến đường xã cho các cơ quan chuyên môn hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan quản lý hệ thống đường dân sinh.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng tổ chức quản lý và bảo trì đường chuyên dùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành đường bộ.

6. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) tự  tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ trong giai đoạn khai thác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương IV

NGUỒN VỐN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

Điều 10. Nguồn vốn quản lý và bảo trì đường bộ

Nguồn vốn dành cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ sử dụng từ nguồn chi thường xuyên cho sự nghiệp giao thông, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn thu từ khai thác quỹ đất, nguồn thu phí, lệ phí liên quan đến đường bộ trên địa bàn tỉnh được để lại theo quy định của nhà nước và các nguồn thu khác (gọi chung là ngân sách); đối với loại đường giao thông nông thôn có thêm kinh phí do nhân dân đóng góp.

1. Ngân sách tỉnh

Bố trí cho quản lý và bảo trì các tuyến đường ĐT;

Hỗ trợ cho ngân sách cấp huyện để quản lý và bảo trì các tuyến ĐH: mức hỗ trợ 20% nhu cầu; hỗ trợ công tác sửa chữa có sử dụng vật liệu đối với các tuyến đường giao thông nông thôn: mức hỗ trợ 30% nhu cầu.

2. Ngân sách huyện

Bố trí cho quản lý và bảo trì các tuyến đường ĐH;

Hỗ trợ cho quản lý và bảo trì các tuyến giao thông nông thôn, mức hỗ trợ 30% nhu cầu cho công tác sửa chữa có sử dụng vật liệu.

3. Huy động đóng góp của nhân dân

Huy động đóng góp của nhân dân để bảo trì các tuyến giao thông nông thôn, hình thức huy động bằng công lao động để thực hiện các công việc đơn giản như phát cây, dẩy cỏ, vét rãnh thoát nước, khơi thông dòng chảy, đắp bù nền đường ...

Huy động các loại đóng góp khác để thực hiện công tác sửa chữa phức tạp, có sử dụng vật liệu: Tổ chức thực hiện theo Quy chế tài chính và quản lý xây dựng các công trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn ban hành theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh; ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% chi phí, ngân sách huyện hỗ trợ 30% chi phí, 40% còn lại huy động đóng góp của nhân dân bằng ngày công, vật liệu và bằng đóng góp khác.

4. Việc phân bổ ngân sách hàng năm để quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện theo Luật Ngân sách.

Điều 11. Lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn ngân sách cho quản lý và bảo trì đường bộ

1. Xác định nhu cầu nguồn vốn quản lý và bảo trì đường bộ hàng năm.

UBND cấp xã lập nhu cầu vốn cho các công việc sửa chữa có sử dụng vật liệu báo cáo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Cơ quan chuyên môn cấp huyện lập nhu cầu vốn cho việc quản lý và bảo trì các tuyến đường được giao quản lý; tổng hợp nhu cầu vốn quản lý bảo trì đường bộ do UBND cấp xã lập, báo cáo Sở Giao thông vận tải.

Sở Giao thông vận tải lập nhu cầu vốn cho quản lý và bảo trì các tuyến ĐT, tổng hợp nhu cầu vốn bảo trì đường bộ hàng năm, phối hợp với các Sở Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phân bổ nguồn vốn bảo trì các tuyến ĐT, hỗ trợ bảo trì các tuyến ĐH và giao thông nông thôn.

2. Phân bổ nguồn kinh phí ngân sách dành cho quản lý và bảo trì đường bộ.

a) Phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh.

Căn cứ vào nhu cầu vốn bảo trì đường bộ, Sở Tài Chính cân đối các nguồn vốn và lập dự toán chi ngân sách hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua và phân bổ cho các địa phương, đơn vị.

- Nguồn vốn quản lý và bảo trì các tuyến ĐT: Phân bổ cho Sở Giao thông vận tải;

- Nguồn hỗ trợ bảo trì các tuyến đường ĐH và giao thông nông thôn phân bổ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

b) Phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện.

Căn cứ vào nhu cầu vốn bảo trì đường bộ trên địa bàn, cơ quan chuyên môn cấp huyện huyện cân đối các nguồn vốn kết hợp với nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh để lập dự toán chi ngân sách, báo cáo UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp thông qua, phân bổ cho các địa phương, đơn vị.

Điều 12. Quy trình thực hiện công tác quản lý và bảo trì các tuyến đường ĐT, ĐH.

Các tuyến đường ĐT, ĐH sử dụng 100% nguồn vốn ngân sách để quản lý và bảo trì, tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, được quy định tại các văn bản sau:

Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2003 quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ;

Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 30 tháng 01 năm 2008 của liên Bộ Tài Chính - Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ;

Thông tư số 30/2010/TT-BTC ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực đường bộ, đường thuỷ nội địa;

Các định mức do Nhà nước công bố, các văn bản khác liên quan.

Điều 13. Quy trình thực hiện công tác quản lý và bảo trì các tuyến  giao thông nông thôn.

1. Công tác bảo trì đơn giản, không sử dụng vật liệu.

Căn cứ vào số lượng và chiều dài đường đang quản lý, UBND cấp xã lập phương án giao khoán trách nhiệm quản lý và bảo trì các tuyến đường cho các cụm dân cư (thôn, tổ). Phương án khoán phải được lập cụ thể căn cứ vào điều kiện đường sá, phân chia theo số lao động, số nhân khẩu của các cụm dân cư và công khai cho cộng đồng tham gia ý kiến.

Sau khi nhận khoán, các cụm dân cư triển khai thực hiện các công việc theo hướng dẫn, UBND cấp xã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

Sau khoảng 3 - 5 năm hoặc tuỳ theo điều kiện thực tế tại địa phương, UBND cấp xã điều chỉnh phương án khoán cho phù hợp với các biến động về nhân khẩu và điều kiện đường sá.

Hằng năm, UBND cấp xã phát động 02 đợt ra quân bảo trì đường bộ:

- Đợt 1: Vào tháng 1, tháng 2 để sửa chữa các tuyến đường sau mùa mưa lũ, phục vụ đi lại trong dịp tết Nguyên đán, làm cho nông thôn sạch, đẹp, giao thông thông suốt, an toàn.

- Đợt 2: Vào tháng 7, tháng 8 trước khi mùa mưa lũ diễn ra, đợt này để khắc phục các hư hỏng, tránh bị phá hủy lan rộng trong mùa mưa.

2. Công tác bảo trì có sử dụng vật liệu.

Là công việc phức tạp có sự hỗ trợ kinh phí của ngân sách cấp tỉnh (30%) và cấp huyện (30%), phần còn lại huy động đóng góp của cộng đồng.

Căn cứ số nguồn kinh phí được được hỗ trợ và nhu cầu sửa chữa đường, cầu, cống, UBND cấp xã triển khai thực hiện tương tự như chương trình kiên cố hoá mặt đường giao thông nông thôn.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

2. Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cán bộ tham gia vào công tác quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi toàn tỉnh;

3. Tổ chức quản lý và bảo trì hệ thống đường tỉnh; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ thuộc địa phương quản lý;

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

6. Xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa;

7. Tổng hợp nhu cầu nguồn vốn, theo dõi quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý và bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các Sở Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự toán chi ngân sách tỉnh cho quản lý, bảo trì đường bộ và phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ gây ra đối với hệ thống đường bộ;

8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối các nguồn vốn, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phân bổ dự toán chi cho quản lý và bảo trì các tuyến ĐT, hỗ trợ cho quản lý, bảo trì các tuyến ĐH và giao thông nông thôn;

Hướng dẫn công tác quản lý tài chính, tạm ứng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn quản lý và bảo trì đường bộ.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài Chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cho quản lý và bảo trì đường bộ;

Khi thẩm định các dự án quy hoạch phải bảo đảm dự án tuân thủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

Chỉ đạo, hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn lập và thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo trì đường bộ trên địa bàn; xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách cho quản lý và bảo trì đường bộ;

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, các quy định về phạm vi đất dành cho an toàn các công trình đường bộ trên địa bàn;

3. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ;

4. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi có sự cố hư hỏng, ách tắc xảy ra;

5. Cấp, thu hồi giấy phép thi công trên đường bộ theo phân cấp;

6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

 7. Xử phạt các vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo thẩm quyền quy định tại điều 48, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp huyện

Là cơ quan quản lý đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý; xây dựng nhu cầu nguồn vốn dành cho quản lý và bảo trì các tuyến đường ĐH và giao thông nông thôn trên địa bàn huyện; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý và bảo trì các tuyến đường giao thông nông thôn.

Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối, phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện cho quản lý và bảo trì các tuyến đường ĐH và giao thông nông thôn;

Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý tài chính của UBND cấp xã, thẩm tra quyết toán các nguồn vốn ngân sách.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống đường dân sinh trên địa bàn và các loại đường khác theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Xây dựng nhu cầu nguồn vốn dành cho quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ trên địa bàn được giao quản lý;

2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ hành lang đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn;

3. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ, bảo vệ các cột mốc lộ giới;

4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;

5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị có sự cố hư hỏng xảy ra;

6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật;

7. Kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo thẩm quyền quy định tại điều 48, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt, Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản vi phạm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Điều 21. Trách nhiệm của các Chủ đầu tư, các tổ chức liên quan

Khi lập quy hoạch xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình hoặc tổ chức các hoạt động có ảnh hưởng đến an toàn các công trình đường bộ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý.

Điều 22. Khen thưởng và xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phát hiện, tố giác và ngăn chặn hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường bộ, hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Giao thông vận tải  để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.


PHỤ LỤC 1

DỮ LIỆU ĐƯỜNG BỘ NĂM .......

Địa phương, đơn vị: (Tên xã, huyện, thành phố)

Ngày điều tra: ngày        tháng     năm

Ngày gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm

Cơ quan gửi, cơ quan nhận: (UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện, UBND cấp huyện báo cáo Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND tỉnh, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải) 

TT

Loại đường, tên đường

Chiều dài (km)

Năm xây dựng

Điểm đầu

Điểm cuối

Bề rộng (m)

Kết cấu mặt đường

Cấp đường

Tình trạng đường

Cầu trên tuyến (cái/m)

Cống trên tuyến (cái/m)

Tải trọng khai thác cầu, đường

Ghi chú

Nền đường

Mặt đường

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

I

Đường huyện (ĐH)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

ĐH...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Km... - Km...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Km... - Km...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đường xã (ĐX)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

ĐX. Tuyến số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Km... - Km...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Km... - Km...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

ĐX. Tuyến số 2 ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đường đô thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường ......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Đường dân sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã A

/

/

/

/

/

/

/

/

/

/

/

/

/

Ghi chú:

Cột 2: Ghi theo thứ tự tên hoặc số hiệu đường bộ đã được phân loại đưa vào quản lý thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

Cột 3: Ghi chiều dài tổng thể, chiều dài các đoạn, việc phân đoạn theo hiện trạng đường bộ khi có thay đổi về kết cấu, cấp đường.

Cột 4, 5, 6, 7, 8: Ghi theo số liệu quản lý.

Cột 9: Ghi theo hiện trạng mặt đường gồm các loại: BTN (Bê tông nhựa), BTXM (bê tông xi măng), LN (láng nhựa), TNN (thấm nhập nhựa), CPĐD (cấp phối đá dăm), CPĐ (cấp phối đồi), Đ (nền đất).

Cột 10: Ghi cấp đường quản lý theo tiêu chuẩn, có 9 trường hợp: Cấp I đến cấpVI, GTNT loại A, loại B hoặc chưa vào cấp.

Cột 11: Tình trạng đường căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng đường hàng năm, đánh giá theo các cấp độ: Tốt, trung bình, xấu, rất xấu.

Cột 12, 13: Ghi tổng số cầu hoặc cống (cái) và tổng chiều dài. Đối với cầu phải có bảng tổng hợp riêng theo phụ lục 02.

Cột 14: Ghi tải trọng cho phép được cấp có thẩm quyền công bố, lấy bằng tải trọng cho phép thấp nhất của các cầu hoặc đường.

Cột 15: Ghi chú các vấn đề liên quan như: Ngập lũ hàng nắm, đang lập dự án đầu tư xây dựng ...

Đối với loại đường dân sinh: Chỉ ghi tổng số chiều dài đường hiện có, chiều dài đã kiên cố hoá, chiều dài đường chưa kiên cố hoá

 

PHỤ LỤC 2

DỰ LIỆU VỀ CẦU TRÊN ĐƯỜNG BỘ NĂM

Địa phưong, đơn vị: (Tên xã, huyện, thành phố)

Ngày điều tra: ngày        tháng      năm

Ngày gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm

Cơ quan nhận: (UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện, UBND cấp huyện báo cáo Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND tỉnh, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên đường/Lý trình

Tên cầu

Năm xây dựng

Chiều dài cầu

(m)

Sơ đồ nhịp

Tải trọng thiết kế

Tải trọng khai thác

Kết cấu phần trên

Kết cấu phần dưới

Đánh giá chất lượng

Chi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

Đường huyện (ĐH)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

ĐH.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đường xã (ĐX)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐX.........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đường đô thị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyến 1..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Km...

Cầu B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Đường dân sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cầu B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

Cột 5: Chiều dài cầu: Được tính từ đuôi mố này sang đuôi mố kia.

Cột 6: Sơ đồ nhịp - ví du: Cầu có 3 nhịp với khẩu độ 25m, 30m và 25m ghi là 25+30+25=80m (khẩu độ là bề rộng thoát nước).

Cột 7: Tải trọng thiết kế lấy từ hồ sơ thiết kế ban đầu, nếu không có hồ sơ thì ghi chưa xác định.

Cột 8: Tải trọng khai thác - Lấy theo tải trọng cho phép lưu hành tại thời điểm lập báo cáo.

Cột 9: Kết cấu phần trên phân theo các loại: bản BTCT, dầm BTCT, dầm sắt liên hợp BTCT, dầm sắt ......

Cột 10: Kết cấu phần dưới: Phân theo các loại: Bê tông, BTCT, đá hộc xây ... trên móng cọc, móng nông ...

Cột 11: Đánh giá chất lượng, phân theo 4 loại: Tốt, xấu, trung bình, rất xấu.

Cột 12: Ghi chú - Ghi thêm các nội dung như: Cầu đã hỏng hoàn toàn, đã có dự án đầu tư ....

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BỘ NĂM

Đơn vị báo cáo: Địa phương, đơn vị: (Tên xã, huyện, thị xã, thành phố)

Ngày điều tra: ngày    tháng     năm

Ngày gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm

Cơ quan nhận: (UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện, UBND cấp huyện báo cáo Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải)

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Kết cấu mặt đường sau khi xây dựng, nâng cấp

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Ghi chú

BTXM

BTN

TNN

Cấp phối

Tổng cộng

1

Đường huyện (ĐH)

km

 

 

 

 

 

 

 

2

Đường xã (ĐX)

km

 

 

 

 

 

 

 

3

Đường dân sinh

km

 

 

 

 

 

 

 

4

Đường đô thị

km

 

 

 

 

 

 

 

5

Đường chuyên dụng

km

 

 

 

 

 

 

 

6

Các loại đường khác

km

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng mới cầu các loại

cái/m

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng đường (km)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng cầu

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NĂM ……..

Đơn vị báo cáo: Địa phương, đơn vị: (Tên xã, huyện, thành phố)

Ngày gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hàng năm

Cơ quan nhận: (UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện, UBND cấp huyện báo cáo Sở Giao thông vận tải,

Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải)

 

 

 

 

 

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Giá trị

Sử dụng cho

Ghi chú

Nâng cấp, XD mới

Quản lý và bảo trì

1

Nhân dân đóng góp

 

 

 

Trong đó có …..ngày công quy thành …… triệu đồng

2

Ngân sách huyện, xã

 

 

 

 

3

Ngân sách tỉnh

 

 

 

 

4

Ngân sách trung ương

 

 

 

 

5

Vốn ODA

 

 

 

 

6

Vốn khác

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ
(Theo Thông tư 13/2005/TT-BGTVT và Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải)

1. Đối tượng áp dụng.

Trong trường hợp khó khăn về địa hình, địa vật hoặc yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật mà không thể xây dựng các công trình thiết yếu ngoài phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ thì cho phép sử dụng tạm thời đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ để xây dựng công trình thiết yếu sau: Công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng; công trình ngầm đường cáp quang, đường dây tải điện, đường ống cấp nước, cấp xăng dầu, khí đốt; các công trình cột đường dây tải điện, cột đường dây thông tin.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công gồm có (Do chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công lập):

- Đơn đề nghị cấp phép thi công hạng mục liên quan đến an toàn giao thông, công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ kèm theo phương án thi công bảo đảm an toàn giao thông, thời gian thi công; bản cam kết của chủ đầu tư tự di chuyển công trình khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường.

- Bản cam kết của chủ đầu tư (hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khai thác) theo quy định.

- Văn bản chấp thuận khi lập dự án và thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ có thẩm quyền tuỳ theo mức quy mô của dự án .

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công hạng mục công trình nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ (đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ) đã được cấp có thẩm quyền duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt thiết kế và Hợp đồng xây lắp giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công (bản sao).

- Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ nói trên, Cơ quan cấp giấy phép cùng với chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ tổ chức kiểm tra hiện trường để xem xét làm cơ sở cho việc cấp phép thi công.

3. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ..


MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG

TÊN TỔ CHƯC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

______________________________________

Số: …..…/...........

............., ngày ….. tháng .....  năm ......

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG

(Của chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công)

V/v: Xây dựng công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . .

Nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Tuyến đường: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Kính gửi:………………………………………………..

1. Tên tổ chức, cá nhân:………………………………………………………………

- Người đại diện:…………………………………..      Chức vụ: :……………………

- Địa chỉ::…………………………………………………………………………

- Số điện thoại: …………………………………………………………………..

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:

- Tên công trình :…………………………………………………………………

- Loại công trình: (Vĩnh cữu, tạm)

- Địa điểm xây dựng:  Từ (tại) Km ............đến Km .................trên tuyến đường.........

- Thuộc xã (phường) ....................................., huyện (thành phố) ...........................

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: (Đối với công trình ngầm, chui, nổi, lộ thiên, trên không, dưới mặt đất, mặt nước ...); Nêu rõ các thông số kỹ thuật cần thiết của công trình;

- Quy mô xây dựng công trình: (Nêu rõ công trình xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; quy mô các hạng mục công trình chủ yếu; nêu rõ các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ);

- Biện pháp thi công chủ yếu: (Nêu biện pháp thi công chủ yếu của các hạng mục công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ);

- Phương án thi công bảo đảm an toàn giao thông: (Trình bày phương án đảm bảo ATGT trong thời gian thi công);

-Biện pháp bảo vệ môi trường: (Nêu biện pháp bảo vệ môi trường đối với đường bộ);

-Thời gian khởi công và kết thúc thi công công trình: Từ ................  đến ....................

3. Tổ chức, cá nhân thiết kế:..................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

Giấy phép hành nghề số:............................... Cấp ngày:.........................................

4. Lời cam kết :

- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thi công trong phạm vi thi công trình trên tuyến đường bộ đang khai thác;

- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng công trình giao thông đường bộ sau khi thi công công trình ..............................................................

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XIN CẤP PHÉP

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

MẪU CAM KẾT KÈM THEO ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG

TÊN TỔ CHỨC,

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÁ NHÂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

____________________________________

Số: …..…/...........

............., ngày ….. tháng .....  năm ......

 

BẢN CAM KẾT

(Của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khai thác)

Về việc xây dựng công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Tuyến đường: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Kính gửi:.............................................................................

Tên tổ chức, cá nhân:…….......……………………………………………………

- Người đại diện:…………………………………..      Chức vụ: :………………

- Địa chỉ::…………………………………………………………………………

- Số điện thoại: ……………………………………………………………………

Là (chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng khai thác) công trình  (Tên công trình) xây dựng tại:  Từ (tại) Km . . . đến Km . . .  trên tuyến đường . . . . . . . . . . .

thuộc xã (phường) . . .  huyện (thị) . . . 

-Tiêu chuẩn kỹ thuật: nêu rõ các thông số kỹ thuật cần thiết của công trình;

 

Cam kết các nội dung sau:

 

Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng công trình giao thông đường bộ sau khi thi công công trình (Tên công trình)

Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác công trình (Tên công trình) do xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu có sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường bộ, sự lưu thông trên đường bộ và việc mất an toàn giao thông trên tuyến đường bộ đang khai thác do việc xây dựng lắp đặt gây ra.

Khi ngành giao thông đường bộ cải tạo, nâng cấp mở rộng hoặc sửa chữa tuyến đường, công trình trên đường mà phải di dời hoặc gia cố công trình (Tên công trình) thì (Đơn vị cam kết) có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết, chịu trách nhiệm tự gia cố hoặc tự di dời kịp thời không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ và phải tự chịu mọi chi phí cho việc di dời hoặc gia cố.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CAM KẾT

(ký tên, đóng dấu

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …..…/...........

............., ngày ….. tháng .....  năm ......

 

MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG

Công trình:  ................................................

Hạng mục:  ...............................................................

Địa điểm: ................................................

 

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11  năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Quyết định số ........./QĐ-UBND ngày  ...../...../..... của UBND tỉnh Quảng Nam về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ ..........................

Xét đơn xin cấp giấy phép thi công của...............................................

1. Cấp cho:  ......................................... Địa chỉ:  .........................................

2. Được phép thi công công trình: ......................................................, theo các nội dung chính cụ thể như sau:

- Về thiết kế bản vẽ thi công

- Về việc phá dỡ và hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông

- Các nội dung khác

3. Các yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông với các nội dung chính như sau:

Cơ quan cấp phép đưa ra các yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thủ tục, đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công, hoàn trả lại hiện trạng công trình ... ví dụ:

– Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu thi công phải làm việc với cơ quan quản lý và bảo trì đường bộ để bàn giao mặt bằng thi công, tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ. Kể từ ngày nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, đồng thời chịu mọi trách nhiệm nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để xảy ra tai nạn giao thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Khu vực thi công bố trí đầy đủ hệ thống biển báo hiệu, cọc tiêu ... và thường xuyên có người hướng dẫn giao thông bảo đảm an toàn giao thông theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành.

– Đường tránh, cầu tạm và hệ thống báo hiệu đường bộ bảo đảm an toàn giao thông phải được hoàn thành (theo như hồ sơ thiết kế tổ chức giao thông đã trình) trước khi thi công công trình chính. Đường tránh, cầu tạm phải bảo đảm cho các loại phương tiện giao thông có tải trọng và kích cỡ mà đường cũ đã cho phép qua lại an toàn. Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành. Phải bố trí cắm hàng rào quanh hố đào, đặt chướng ngại vật chắc chắn và cách về mỗi bên 30 mét. Có đầy đủ rào chắn, cờ đỏ ban ngày, đèn vào ban đêm và phải bố trí người gác 24h/24h hướng dẫn giao thông.

– Vật liệu thi công: Phải để vật liệu gọn gàng ở một bên đường đoạn đang thi công, trong phạm vi đã có rào chắn, không được để song song cả hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường; có người thường xuyên thu dọn vật liệu rơi vãi ra phần đường đang lưu thông, nhất là những đoạn trong khu vực đông dân cư.

– Nghiêm cấm để các loại vật liệu tràn lan gây cản trở giao thông hoặc chảy ra mặt đường gây trơn trượt mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

– Khi thi công, Nhà thầu không thực hiện công tác tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công. Việc chậm trễ tiến độ thi công và kinh phí thiệt hại đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra nếu để xảy ra nghiêm trọng còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thời gian thi công: Giấy phép này có thời hạn ..... ngày kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng để thi công; quá thời hạn quy định thì phải xin gia hạn ./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)