cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 192/2011/QĐ-UBND ngày 29/01/2011 Quy định phòng, chống tham nhũng trong lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn do tỉnh Cao Bằng ban hành

  • Số hiệu văn bản: 192/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Ngày ban hành: 29-01-2011
  • Ngày có hiệu lực: 08-02-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3644 ngày (9 năm 11 tháng 29 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-01-2021, Quyết định số 192/2011/QĐ-UBND ngày 29/01/2011 Quy định phòng, chống tham nhũng trong lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn do tỉnh Cao Bằng ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 30/01/2021 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2020”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/2011/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 29 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 01 tháng 01 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 117/2008/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn quản lý sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1168/TTr-SXD ngày 15 tháng 12 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Phòng, chống tham nhũng trong lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUY ĐỊNH

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 192/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư và tham gia hoạt động xây dựng công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Điều 3. Nguyên tắc chung

Tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lập kế hoạch đầu tư và trong hoạt động xây dựng phải tuân thủ Quy định này;

Mọi hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, vi phạm Quy định này phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật;

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân, tập thể.

Điều 4. Trách nhiệm cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong cơ quan nhà nước

1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân:

a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động, triển khai thực hiện quy định đối với các hoạt động của mình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Định kỳ đánh giá, sơ kết, tổng kết để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ;

b) Công khai, minh bạch các hoạt động theo đúng quy định tại Quy định này và các quy định của pháp luật;

c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình;

d) Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Chủ động tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng;

c) Chấp hành sự đôn đốc, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp dưới về công tác phũng, chống tham nhũng và các quy định tại Quy định này;

d) Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước và các cá nhân có liên quan:

a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình công tác, nội quy của cơ quan và các quy định tại Quy định này;

b) Chủ động phát hiện hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng khi có yêu cầu.

Chương II

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN

Điều 5. Phòng chống tham nhũng trong quy hoạch xây dựng

1. Yêu cầu trong quy hoạch xây dựng:

Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và nhu cầu đầu tư xây dựng.

Tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch xây dựng phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp và có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.

Đồ án quy hoạch xây dựng lập phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo đúng theo quy định của từng loại quy hoạch.

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, quyết định xem xét nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo Luật Quy hoạch xây dựng quy định.

2. Công khai minh bạch trong quy hoạch xây dựng:

Quy hoạch xây dựng trước khi phê duyệt phải được lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nơi có liên quan về đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng UBND các cấp (nơi có đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt) có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch theo quy định. Việc công bố, công khai quy hoạch được thực hiện theo các hình thức sau:

a) Tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.

b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các pa nô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch xây dựng và tại khu vực được lập quy hoạch.

c) Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

d) Bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng có thể in ấn và phát hành rộng rãi.

3. Lưu trữ hồ sơ quy hoạch xây dựng:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải hoàn thành việc nộp hồ sơ lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

a) Hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được lưu trữ tại Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh được lưu trữ tại Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện, thị; Phòng Công thương hoặc phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND xã, phường, thị trấn có liên quan trực tiếp.

c) Hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố, UBND huyện, thị được lưu trữ tại Sở Xây dựng, UBND huyện, thị; phòng Công thương hoặc phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên Môi trường và UBND xã, phường, thị trấn có liên quan.

4. Các hành vi nghiêm cấm trong quy hoạch xây dựng:

Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng không đủ điều kiện theo quy định (năng lực chuyên môn, chứng chỉ hành nghề không phù hợp với đồ án quy hoạch xây dựng đảm nhiệm).

Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch không đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, cơi nới, lấn chiếm không gian khu vực công cộng.

Từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin về quy hoạch xây dựng, cố ý vi phạm quy hoạch, cắm mốc giới không đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Cơ quan quản lý quy hoạch không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện trái với các quy định theo phân cấp.

Điều 6. Phòng, chống tham nhũng trong lập kế hoạch đầu tư

1. Yêu cầu lập kế hoạch vốn đầu tư:

Các dự án trước khi bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư;

Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Chỉ lập kế hoạch bố trớ vốn cho các dự án có tớnh khả thi;

Các dự án được bố trớ vốn trong năm kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phờ duyệt theo quy định trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch (trừ các dự án mang tỉnh cấp bách được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc có quy định riêng).

2. Công khai, minh bạch về kế hoạch bố trí vốn đầu tư:

Ủy ban nhân dân các cấp phải lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Trờn cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý khi đó đủ các điều kiện quy định.

3. Các hành vi nghiêm cấm khi lập kế hoạch đầu tư:

Lập kế hoạch phân bổ không hết vốn đã bố trí trong năm kế hoạch;

Chuyển nguồn vốn kế hoạch hàng năm không đúng theo quy định;

Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn được phân bổ sai mục đích;

Các hành vi nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Phòng, chống tham nhũng trong Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch xây dựng;

Các dự án chỉ được lập dự án đầu tư khi có chủ trương đầu tư, nội dung phải phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư;

Các dự án đầu tư, bảo đảm thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái;

Tổ chức và cá nhân lập dự án phải đủ năng lực theo quy định: Có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại, quy mô dự án;

2. Công khai minh bạch trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:

Để dự án có tính khả thi, hiệu quả trước khi lập dự án Chủ đầu tư phải tổ chức điều tra, nghiên cứu các dữ liệu phục vụ cho dự án đầu tư: đánh giá nhu cầu thị trường, tác động xã hội đối với địa phương; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư; Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trỳc;

Cơ quan đầu mối thẩm định phải tuân thủ theo quy chế, thẩm định dự án đầu tư cần xem xét tính khả thi và các yếu tố quan trọng khác liên quan đến dự án. Đối với các dự án đầu tư chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật có tính phức tạp, có nhiều loại công trình khác nhau thì cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến của các cơ quan chuyên ngành liên quan;

Chỉ phê duyệt các dự án đã thẩm định và khả thi.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:

Lựa chọn tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư không đủ năng lực để thực hiện lập dự án.

Lựa chọn tư vấn thẩm tra không đủ năng lực: không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại, quy mô dự án;

Thẩm định dự án đầu tư khi chưa đủ điều kiện để thẩm định;

Phê duyệt dự án đầu tư khi chưa được tổ chức thẩm định.

Điều 8. Phòng chống tham nhũng trong khảo sát, thiết kế xây dựng công trình

1. Nguyên tắc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình:

a) Khảo sát:

- Phải có nhiệm vụ khảo sát đã được Chủ đầu tư phê duyệt;

- Tiến hành theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt;

- Cung cấp đủ số liệu và chính xác cho việc tính kết cấu công trình;

- Chủ trì khảo sát phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về các số liệu khảo sát.

b) Thiết kế:

- Phải áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; vị trí xây dựng công trình phải hợp lý;

- Tính toán kết cấu phải căn cứ theo số liệu khảo sát và chọn kết cấu công trình theo kết quả tính toán tối ưu nhất, khả thi nhất;

- Tư vấn thiết kế phải đủ năng lực theo quy định: Đơn vị tư vấn phải có giấy phép kinh doanh, cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình; chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về kết quả tính toán;

- Hồ sơ thiết kế phải phù hợp với từng giai đoạn thiết kế; đối với các công trình yêu cầu thi tuyển, tuyển chọn kiến trúc chủ đầu tư phải tổ chức thi tuyển theo nội dung, trình tự quy định.

c) Thẩm tra:

Chủ trì thẩm tra thiết kế - dự toán phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

2. Công khai minh bạch trong khảo sát, thiết kế xây dựng công trình:

- Chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế theo quy định;

- Thông báo cho chính quyền địa phương tại nơi xây dựng công trình về phạm vi khảo sát, thiết kế.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong khảo sát, thiết kế:

- Thực hiện trái thủ tục, trình tự theo quy định,

- Lựa chọn nhà thầu tư vấn không đủ năng lực theo quy định: Không có giấy phép kinh doanh, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình;

- Không áp dụng quy chuẩn theo quy định hoặc áp dụng tiêu chuẩn, khác mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 9. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình xây dựng

1. Nguyờn tắc lập, thẩm định, phờ duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng:

a) Lập, thẩm định, phê duyệt, tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng phải phù hợp với thiết kế xây dựng từng công trình, từng giai đoạn thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công).

b) Điều chỉnh tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được phê duyệt chỉ được điều chỉnh khi có một trong những trường hợp sau:

- Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, súng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mụ, mục tiờu của dự án.

c) Tổ chức và cá nhân lập tổng mức đầu tư, dự toán phải đủ năng lực theo quy định: Tổ chức phải có giấy phép kinh doanh phù hợp, cá nhân chủ trì phải có chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá phù hợp với quy mô dự án, quy mô công trình do mình thực hiện.

2. Công khai minh bạch trong lập, thẩm định, phờ duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình xây dựng:

Chủ đầu tư công khai dưới hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng định mức đơn giá, phương pháp xác định tổng mức đầu tư, dự toán về định mức, đơn giá, chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu, thiết bị vv. Riêng định mức, đơn giá tự xây dựng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong lập, thẩm định, phờ duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình

- Áp dụng định mức, đơn giá tự xây dựng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Cá nhân chủ trì lập, thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán công trình không đủ năng lực theo quy định: không có chứng chỉ kỹ sư định giá hoặc chứng chỉ kỹ sư định giá không phù hợp với hạng được cấp khi chủ trì lập, thẩm tra tổng dự toán, dự toán công trình;

- Điều chỉnh tổng mức đầu tư không đúng theo quy định tại Điểm b Mục 1 Điều này.

Điều 10. Lựa chọn nhà thầu

1. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu

- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;

- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.

2. Nội dung công khai trong lựa chọn nhà thầu

a) Đối với đấu thầu rộng rãi:

Chủ đầu tư thực hiện đăng tải thông báo mời thầu phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

b) Đối với đấu thầu hạn chế:

Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu đảm bảo thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với gói thầu trong nước, 7 ngày đối với gói thầu quốc tế.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong lựa chọn nhà thầu:

- Lập, thẩm định việc chia dự án thành các gói thầu nhỏ để thực hiện chỉ định thầu; Lập, trình, thẩm định áp dụng các hình thức đấu thầu không phải đấu thầu rộng rãi thì phải đủ điều kiện theo quy định của Luật Đấu thầu;

- Đưa ra những nội dung quy định trong hồ sơ mời thầu vượt quá so với quy mô, tính chất của gói thầu nhằm hạn chế, loại bỏ số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu; nêu yêu cầu về nhãn hiệu xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng;

- Chấp nhận bổ sung hồ sơ dự thầu, thư giảm giá sau khi đóng thầu; bên mời thầu tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gúi thầu do mình làm bờn mời thầu;

- Thông đồng giữa các nhà thầu với nhau để bố trí một nhà thầu trúng thầu;

- Câu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu;

- Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.

Điều 11. Thi công xây dựng công trình

1. Yêu cầu về thi công xây dựng công trình:

- Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải đảm bảo các điều kiện sau: Giải phúng mặt bằng theo quy định; có giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp giấy phộp xây dựng); hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Trừ các công trình đặc biệt, cấp bách được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép;

- Đó có hợp đồng xây dựng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu xây lắp;

- Thành lập Ban chỉ huy công trường, chỉ huy trưởng công trường phải đủ năng lực theo quy định, phù hợp với loại công trình;

- Đảm bảo công trình ổn định trong sử dụng, thực hiện bảo hành, bảo trì công trình

2. Công khai minh bạch trong thi công xây dựng công trình:

- Chủ đầu tư phải thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;

- Nhà thầu xây lắp phải đặt biển báo tại công trường;

- Nhà thầu xây lắp phải công khai tiến độ thi công công trình tại công trường.

3. Các hành vi nghiêm cấm trong việc thi công xây dựng công trình:

- Thực hiện sai quy định về năng lực so với hồ sơ đấu thầu: Năng lực tài chính đó cam kết; thiết bị thi công; nhân lực bố trớ tại công trường;

- Chưa đủ thủ tục, điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định; sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành không đúng đối tượng công trình hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phộp;

- Không lập nhật ký công trình; không lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công theo quy định; gây ô nhiễm môi trường;

- Không thực hiện công tác an toàn lao động: Không có nội quy an toàn, không tổ chức tập huấn về an toàn lao động, không tổ chức khám sức khỏe cho công nhân thi công ở trên cao vv;

- Móc ngoặc, thông đồng của người giám sát với các bên liên quan nhằm làm sai lệch kết quả giám sát.

Điều 12. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

1. Yêu cầu về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng:

- Chủ đầu tư tổ chức quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

- Giám sát kỹ thuật thi công phải thường xuyên, liên tục có chứng chỉ hành nghề phù hợp loại và cấp công trình thực hiện giám sát;

- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải thực hiện giám sát tác giả theo quy định;

- Nhà thầu thi công phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: có đủ cán bộ quản lý hệ thống chất lượng, đủ thiết bị thí nghiệm kiểm tra tại hiện trường; các loại thiết bị kiểm tra, thí nghiệm phải được thường xuyên kiểm định theo định kỳ;

- Chủ đầu tư có nhiệm vụ tổ chức quản lý vật tư, vật liệu đưa vào hiện trường đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, phải có xuất xứ nơi sản xuất vật liệu và có chứng nhận chất lượng vật liệu kèm theo, thực hiện thí nghiệm vật liệu theo yêu cầu nội dung nghiệm thu, tổ chức nghiệm thu đúng trình tự quy định. Ngoài ra còn phải thực hiện các yêu cầu về chứng nhận an toàn chịu lực (đối với các công trình trình bắt buộc phải chứng nhận), Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình.

2. Công khai minh bạch trong quản lý chất lượng công trình xây dựng:

- Chủ đầu tư thông báo với nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế về phương thức kiểm tra chất lượng các cấu kiện, thí nghiệm các loại vật liệu, phương pháp thử, chất lượng công trình. Hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công: Hồ sơ nghiệm thu, nhật ký công trình, các kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả kiểm tra cấu kiện … phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ;

- Nhà thầu thi công phải niêm yết tại công trường về năng lực các thiết bị thi công, cán bộ phụ trách tại công trường;

- Đơn vị tư vấn thiết kế thông báo bằng văn bản với chủ đầu tư, nhà thầu thi công về danh sách cán bộ thực hiện giám sát tác giả;

- Đơn vị tư vấn giám sát thông báo cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công về danh sách cá nhân trực tiếp giám sát kỹ thuật thi công công trình.

3. Các hành bị vi nghiêm cấm quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

- Không thành lập hệ thống quản lý chất lượng;

- Không tổ chức nghiệm thu đầy đủ hoặc nghiệm thu không theo trình tự theo quy định;

- Thuê tư vấn giám sát, giám định, kiểm định, thí nghiệm không đủ điều kiện năng lực theo quy định: Các tổ chức không có giấy phép kinh doanh phù hợp, cá nhân chủ trì không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề không phù hợp với loại cấp công trình; sử dụng kết quả thí nghiệm vật liệu không đúng với chủng loại vật liệu đưa vào thi công;

- Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;

- Tự thay thế vật liệu khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Áp dụng biện pháp thi công khác so với hồ sơ thiết kế được duyệt khi chưa được chấp thuận của người quyết định đầu tư.

Điều 13. Quản lý giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng công trình

1. Yêu cầu về quản lý giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng công trình:

Việc xác định, phê duyệt giá xây dựng công trình phải được tính toán đúng, đủ, chính xác dựa trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật. Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể; Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự; Gía vật liệu đến hiện trường xây lắp được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình.

2. Nội dung công khai giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng công trình:

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hàng tháng, quý, công bố giá vật liệu, suất đầu tư, chỉ số giá xây dựng với hình thức thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;

- Chủ đầu tư công khai lựa chọn nhà thầu cung cấp vật liệu xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ công bố, công khai thông tin về giá niêm yiết tại nơi sản xuất, đại lý, cửa hàng kinh doanh; phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với mức giá đã đăng ký, kê khai.

3. Nghiêm cấm trong quản lý giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng công trình:

- Mua sắm và sử dụng vật liệu xây dựng khác với chất lượng vật liệu trong hồ sơ thiết kế được duyệt;

- Mua sắm các loại vật liệu đắt tiền không đúng với tính chất công trình khi chưa được người có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 14. Quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Yêu cầu quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:

Việc thanh toán cho các dự án đầu tư phải đảm bảo đúng tiến độ, trong phạm vi tổng mức đầu tư, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt; việc thanh toán vốn đầu tư phải theo đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu; việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm định quyết toán công trình phải đúng quy định về quản lý vốn đầu tư.

2. Công khai minh bạch quản lý cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:

Chủ đầu tư xây dựng kế hoạch thanh toán hàng tháng, quý, năm; kết quả thanh toán theo kế hoạch giử cơ quan kiểm soát, cấp phát vốn đầu tư;

3. Các hành vi nghiêm cấm quản lý cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:

- Tạm ứng hợp đồng vượt quá theo quy định;

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư trờn cơ sở kế hoạch vốn được giao;

- Nghiệm thu khống khối lượng để đề nghị thanh toán.

Điều 15. Lưu trữ hồ sơ

Toàn bộ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu trong quá trình thực hiện, tổng hợp, phân tích, đánh giá và các tài liệu khác để đầu tư xây dựng công trình, tài liệu đôn đốc, kiểm tra thực hiện kiến nghị, quyết định phê duyệt, quyết định giải quyết các thủ tục thực hiện dự án đầu tư phải được lập, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát hiện, ngăn chặn hành vi tham ô, nhũng nhiễu gây thất thoát đến Ngân sách nhà nước trong công tác lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng thì được khen thưởng theo luật định.

Điều 17. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không triển khai thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả trong lập kế hoạch đầu tư và hoạt động xây dựng được quy định tại Quy định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh