cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 56/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Ngày ban hành: 22-12-2010
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2011
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2981 ngày (8 năm 2 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-03-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-03-2019, Quyết định số 56/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 Quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 01/03/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 56/2010/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 22 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ MỨC THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2010/NQ-HĐND7 ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Khoá VII - Kỳ họp thứ 18 về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị quyết số 38/2010/NQ-HĐND7 ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Khoá VII - Kỳ họp thứ 18 về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015;
Theo đề nghị của Liên Sở Giáo dục và Đào tạo – Sở Lao động -Thương binh và Xã hội – Sở Nội vụ – Sở Tài chính tại Tờ trình số 1910/TTr-SGDĐT-SLĐTBXH-SNV-STC ngày 10 tháng 11 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chung

1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Quyết định này quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bao gồm:

a) Các cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Các cơ sở giáo dục khác được quy định tại Điều 69 của Luật Giáo dục.

2. Học phí

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục.

Điều 2. Quy định về đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

1. Đối tượng không phải đóng học phí

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn nghề nghiệp.

2. Đối tượng được miễn học phí

a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005;

b) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã còn nhiều khó khăn theo tiêu chí của Trung ương và của tỉnh;

c) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

d) Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

đ) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh;

e) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân;

f) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);

g) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học;

h) Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số (có hộ khẩu thường trú tại Bình Dương) thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh.

3. Đối tượng được giảm học phí

a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

b) Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh;

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

4. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập

a) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã còn nhiều khó khăn theo tiêu chí của Trung ương và của tỉnh;

b) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

c) Trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, không thuộc các xã quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này.

5. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

a) Việc miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí;

b) Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí. Ngoài ra, thông qua ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Nhà nước thực hiện cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong tỉnh) cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học nhà trẻ, mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập; đồng thời cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho nhà trường;

c) Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định này với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác…thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.

6. Không thu học phí có thời hạn

a) Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai;

b) Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục trong các trường hợp đột xuất quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.

7. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện tại khoản 5, khoản 6 Điều 2 Quyết định này được đảm bảo theo quản lý phân cấp ngân sách hiện hành.

Điều 3. Quy định về học phí

1. Nguyên tắc xác định học phí

a) Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập: Mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân. Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, mức thu học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng;

b) Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học;

c) Cơ sở giáo dục công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo;

d) Cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí. Các cơ sở giáo dục phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm non và phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học) đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định.

2. Mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập năm học 2010-2011

a) Nhà trẻ, mẫu giáo:

- Phường, thị trấn:

+ Trường đạt chuẩn quốc gia: 120.000 đồng/tháng/cháu;

+ Trường chưa đạt chuẩn quốc gia: 60.000 đồng/tháng/cháu.

- Các xã: 30.000 đồng/tháng/cháu.

b) Trung học cơ sở:

- Phường, thị trấn: 40.000 đồng/tháng/học sinh;

- Các xã: 20.000 đồng/tháng/học sinh.

c) Trung học phổ thông:

- Phường, thị trấn: 50.000 đồng /tháng/học sinh;

- Các xã: 40.000 đồng/tháng/học sinh.

d) Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật Hướng nghiệp

- Hệ bổ túc văn hóa (tỉnh, huyện, thị xã):

+ Cấp 2: 30.000 đồng/tháng/học sinh;

+ Cấp 3: 40.000 đồng/tháng/học sinh.

- Hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh:

+ Cấp 2: 16.000 đồng/tháng/học sinh;

+ Cấp 3: 20.000 đồng/tháng/học sinh.

*Từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.

Căn cứ vào mức thu học phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, khoản 2 Điều này, hàng năm Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn tỉnh.

đ) Xác định học phí đối với chương trình chất lượng cao

Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3. Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015

Đào tạo trình độ đại học:

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên

STT

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

 Khoa học xã hội, kinh tế

230

280

330

380

430

2

 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao

250

320

390

460

530

3

 Y dược

270

360

440

530

600

b) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp:

 Đơn vị: nghìn đồng/tháng/học sinh

STT

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

 Khoa học xã hội, kinh tế

160

200

230

270

300

2

 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao

180

230

270

320

370

3

 Y dược

190

250

310

370

420

c) Đào tạo trình độ cao đẳng:

 Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên

STT

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

 Khoa học xã hội, kinh tế

180

220

260

300

340

2

 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao

200

260

310

370

420

3

 Y dược

220

290

350

420

480

d) Đào tạo trình độ thạc sĩ:

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/học viên

STT

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

 Khoa học xã hội, kinh tế

350

420

500

570

650

2

 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao

380

480

590

690

800

3

 Y dược

400

540

660

800

900

đ) Đào tạo trình độ tiến sĩ:

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/học viên

STT

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1

 Khoa học xã hội, kinh tế

580

700

830

950

1.100

2

 Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao

630

800

980

1.150

1.300

3

 Y dược

680

900

1.100

1.300

1.500

e) Mức thu học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập:

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/học sinh, sinh viên

STT

Mã nghề

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

TC nghề

CĐ nghề

TC nghề

CĐ nghề

TC nghề

CĐ nghề

TC nghề

CĐ nghề

TC nghề

CĐ nghề

1

 Báo chí và thông tin; pháp luật

130

150

140

150

150

170

160

170

170

190

2

 Toán và thông kê

140

150

150

160

160

170

170

180

180

190

3

 Nhân văn: khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội

150

160

150

170

160

180

170

190

190

200

4

 Nông, lâm nghiệp và thủy sản

170

190

180

200

190

220

200

230

210

240

5

 Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

190

200

200

210

210

230

220

240

240

250

6

 Nghệ thuật

210

230

220

240

230

260

250

270

270

290

7

 Sức khỏe

210

230

230

250

240

260

250

280

270

290

8

 Thú y

230

250

240

270

260

280

270

290

290

310

9

 Khoa học sự sống, sản xuất và chế biến

240

260

250

280

260

290

280

310

300

320

10

 An ninh quốc phòng

260

280

270

300

290

310

300

330

320

350

11

 Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật

270

300

290

320

300

340

320

360

340

380

12

 Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

280

300

300

320

310

340

330

360

350

380

13

 Khoa học tự nhiên

280

310

300

330

320

350

340

370

360

390

14

 Khác

290

320

310

340

330

360

350

380

370

400

15

 Dịch vụ vận tải

320

360

340

380

360

400

380

420

400

450

f) Học phí học đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: Được thu theo thỏa thuận với người học nghề;

Riêng học phí đối với hệ sơ cấp học chương trình Singapore của trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Sigapore: mức thu học phí 270.000 đồng/tháng.

g) Học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập chương trình đại trà: Căn cứ vào mức học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học viên, sinh viên, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ương quản lý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo;

h) Học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của các doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ vào chi phí đào tạo, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khoá học để người học biết trước khi tuyển sinh;

i) Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo;

k) Học phí đào tạo theo tín chỉ: Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó được tính theo công thức sau:

Học phí tín chỉ =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khoá = mức thu học phí 1 sinh viên/1tháng x 10 tháng x số năm học.

l) Xác định học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao và đào tạo cho người nước ngoài

- Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh;

- Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục quyết định.

Điều 4. Quy định về tổ chức thu và sử dụng học phí

1. Thu học phí

a) Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học;

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học;

- Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm;

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm.

Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

b) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu học phí theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Sử dụng học phí

a) Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

3. Quản lý tiền học phí và chế độ báo cáo

a) Cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để đăng ký hoạt động;

b) Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê học phí theo các quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp;

c) Thu, chi học phí của cơ sở giáo dục công lập phải tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Hiệu lực thi hành Quyết định

a) Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

b) Bãi bỏ các Quyết định sau đây:

- Quyết định số 176/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại 22 xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh;

- Quyết định số 206/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về mức thu học phí các trường công lập, học phí 02 buổi/ngày và định mức khen thưởng các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục – đào tạo;

- Quyết định số 131/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi và bổ sung một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh ngành giáo dục – đào tạo và dạy nghề tỉnh Bình Dương.

c) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, khoản 2 Điều 3 và khoản 3 Điều 3 Quyết định này được thực hiện từ học kỳ II của năm học 2010-2011; điểm c, khoản 5 Điều 2 Quyết định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011; đối với học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông thuộc các đối tượng được hưởng hỗ trợ của ngân sách nhà nước tại Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II và Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II thì vẫn tiếp tục thực hiện đến hết tháng 5 năm 2011 từ tháng 6 năm 2011 được thực hiện mức hỗ trợ theo Quyết định này.

2. Trách nhiệm thi hành Quyết định

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định này;

b) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: GD&ĐT, LĐTB-XH, Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh,
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện ,thị xã;
- LĐVP, N, TH, HCTC;
- Trung tâm Công báo tỉnh, Website Bình Dương;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn