cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 Về Quy định trình tự, thủ tục công nhận và chế độ khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em tỉnh Yên Bái

  • Số hiệu văn bản: 25/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Ngày ban hành: 20-10-2010
  • Ngày có hiệu lực: 30-10-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3735 ngày (10 năm 2 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-01-2021, Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 Về Quy định trình tự, thủ tục công nhận và chế độ khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em tỉnh Yên Bái bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2020”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2010/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 20 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM TỈNH YÊN BÁI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;

Căn cứ Thông tư số 22/2010/TT-LĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Quy định trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 131/TTr- LĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục công nhận và chế độ khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Thường trực UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng giao tiếp điện tử tỉnh;
- Như Điều 3 Quyết định;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Thanh Trà

 

QUY ĐỊNH

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM TỈNH YÊN BÁI
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định trình tự, thủ tục công nhận và chế độ khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em.

2. Quy định này áp dụng đối với các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã, phường) trong phạm vi toàn tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

Việc tổ chức đánh giá, công nhận và chế độ khen thưởng xã phường phù hợp với trẻ em phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và đúng quy định.

2. Do Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức đánh giá, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) thẩm định, công nhận và được thực hiện mỗi năm một lần.

3. Có sự tham gia của các ngành, các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

Điều 3. Xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường, phù hợp với trẻ em

Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em gồm có 25 chỉ tiêu với số điểm được đánh giá tương ứng với mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, cụ thể như sau:

TT

Chỉ tiêu

Số điểm

1

Chỉ tiêu 1: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường cam kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong năm đánh giá.

 

Có nghị quyết, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; có đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

50

Có nghị quyết, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

40

Có kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

30

Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

20

Không có nghị quyết, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

0

2

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh trong năm đánh giá.

 

Từ 90% trở lên

25

Từ 80% đến dưới 90%

20

Từ 70% đến dưới 80%

15

Từ 60% đến dưới 70%

10

Từ 50% đến dưới 60 %

5

Dưới 50%

0

3

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc xa gia đình (nơi đi) trong năm đánh giá.

 

Từ 1% trở xuống

25

Từ trên 1% đến 2%

15

Từ trên 2% đến 3%

10

Từ trên 3% đến 4%

5

Trên 4%

0

4

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nơi đến) trong năm đánh giá.

 

Từ 1% trở xuống

25

Từ trên 1% đến 2%

15

Từ trên 2% đến 3%

10

Từ trên 3% đến 4%

5

Trên 4%

0

5

Chỉ tiêu 5: Trẻ em bị xâm hại tình dục trong năm đánh giá.

 

Không phát sinh trong năm

25

Phát sinh trong năm

0

6

Chỉ tiêu 6: Trẻ em bị mua bán, bắt cóc trong năm đánh giá.

 

Không phát sinh trong năm

25

Phát sinh trong năm

0

7

Chỉ tiêu 7: Trẻ em bị bạo lực trong năm đánh giá.

 

Không phát sinh trong năm

25

Phát sinh trong năm

0

8

Chỉ tiêu 8: Trẻ em vi phạm pháp luật trong năm đánh giá.

 

Không phát sinh trong năm

25

Phát sinh trong năm

0

9

Chỉ tiêu 9: Trẻ em sử dụng ma túy trong năm đánh giá.

 

Không phát sinh trong năm

25

Phát sinh trong năm

0

10

Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV (nhiễm mới) trong năm đánh giá.

 

0%

25

Từ trên 0% đến dưới 1%

15

Từ 1% đến dưới 3%

5

Từ 3% trở lên

0

11

Chỉ tiêu 11: Tỷ lệ trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng, trẻ em bị bỏ rơi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Nhà nước trong năm đánh giá.

 

Từ 95% trở lên

75

Từ 90% đến dưới 95%

60

Từ 85% đến dưới 90%

45

Từ 80% đến dưới 85%

30

Từ 75% đến dưới 80%

15

Dưới 75%

0

12

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ trẻ em được bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh trong năm đánh giá.

 

Từ 95% trở lên

50

Từ 90% đến dưới 95%

40

Từ 85% đến dưới 90%

30

Từ 80% đến dưới 85%

20

Từ 75% đến dưới 80%

10

Dưới 75%

0

13

Chỉ tiêu 13: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được cân, đo chiều dài ngay sau khi sinh trong năm đánh giá.

 

Từ 95% trở lên

50

Từ 90% đến dưới 95%

40

Từ 85% đến dưới 90%

30

Từ 80% đến dưới 85%

20

Từ 75% đến dưới 80%

10

Dưới 75%

0

14

Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm đánh giá.

 

Từ 95% trở lên

50

Từ 90% đến dưới 95%

40

Từ 85% đến dưới 90%

30

Từ 80% đến dưới 85%

20

Từ 75% đến dưới 80%

10

Dưới 75%

0

15

Chỉ tiêu 15: Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng (chiều cao/tuổi) trong năm đánh giá.

 

Dưới 20%

50

Từ 20% đến dưới 25%

40

Từ 25% đến dưới 30%

30

Từ 30% đến dưới 35%

20

Từ 35% đến dưới 40%

10

Từ 40% trở lên

0

16

Chỉ tiêu 16: Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám sức khỏe trong năm đánh giá.

 

Từ 80% trở lên

25

Từ 60% đến dưới 80%

20

Từ 40% đến dưới 60%

15

Từ 20% đến dưới 40%

10

Từ 10% đến dưới 20%

5

Dưới 10%

0

17

Chỉ tiêu 17: Tỷ lệ hộ gia đình (hộ gia đình có trẻ em) sử dụng nước sạch trong năm đánh giá.

 

Từ 85% trở lên

50

Từ 80% đến dưới 85%

40

Từ 75% đến dưới 80%

30

Từ 70% đến dưới 75%

20

Từ 65% đến dưới 70%

10

Dưới 65%

0

18

Chỉ tiêu 18: Tỷ lệ hộ gia đình (hộ gia đình có trẻ em) sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong năm đánh giá.

 

Từ 85% trở lên

50

Từ 80% đến dưới 85%

40

Từ 75% đến dưới 80%

30

Từ 70% đến dưới 75%

20

Từ 65% đến dưới 70%

10

Dưới 65%

0

19

Chỉ tiêu 19: Tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích trong năm đánh giá.

 

Dưới 1%

25

Từ 1% đến dưới 3%

15

Từ 3% đến dưới 5%

5

Từ 5% trở lên

0

20

Chỉ tiêu 20: Tỷ lệ huy động trẻ em đến nhóm trẻ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non trong năm đánh giá.

 

Từ 95% trở lên

50

Từ 90% đến dưới 95%

40

Từ 85% đến dưới 90%

30

Từ 80% đến dưới 85%

20

Từ 75% đến dưới 80%

10

Dưới 75%

0

21

Chỉ tiêu 21: Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hoặc tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một trong năm đánh giá.

 

Đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

50

Tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một đạt từ 90% trở lên

40

Tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một đạt từ 85% đến dưới 90%

30

Tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một đạt từ 80% đến dưới 85%

20

Tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một đạt từ 75% đến dưới 80%

10

Tỷ lệ trẻ em đủ sáu tuổi nhập học lớp một đạt dưới 75%

0

22

Chỉ tiêu 22: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoặc tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong năm đánh giá.

 

Đạt phổ cập trung học cơ sở

75

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 90% trở lên

60

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 85% đến dưới 90%

45

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 80% đến dưới 85%

30

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 75% đến dưới 80%

15

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt dưới 75%

0

23

Chỉ tiêu 23: Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em trong năm đánh giá.

 

Tổ chức bốn lần trở lên

25

Tổ chức ba lần

20

Tổ chức hai lần

15

Tổ chức một lần

10

Không tổ chức hoạt động

0

24

Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (gia đình có trẻ em) trong năm đánh giá.

 

Từ 90% trở lên

50

Từ 85% đến dưới 90%

40

Từ 80% đến dưới 85%

30

Từ 75% đến dưới 80%

20

Từ 70% đến dưới 75%

10

Dưới 70%

0

25

Chỉ tiêu 25: Điểm vui chơi, giải trí và tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em trong năm đánh giá.

 

Có điểm vui chơi, giải trí (sân bóng đá, thư viện, phòng đọc sách cho trẻ em) và tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em (tổ chức trại hè cho thiếu nhi, ngày 1/6, Tết Trung thu).

50

Không có điểm vui chơi, giải trí nhưng có tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em.

30

Không có điểm vui chơi, giải trí và không tổ chức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em.

0

Điều 4. Điều kiện công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em

Xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em nếu đạt được số điểm theo quy định sau đây (số điểm tối đa là 1.000 điểm):

1. Đạt từ 750 điểm trở lên đối với các xã, phường của thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

2. Đạt từ 650 điểm trở lên đối với các xã, thị trấn còn lại của tỉnh.

Điều 5. Giấy công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em

Giấy công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em được sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh (Mẫu số 3 – theo khổ A4 nằm ngang; chiều rộng 29,7cm, chiều cao 21cm).

Điều 6. Trình tự và thủ tục công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em ở cấp xã, phường

1. Để đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường chỉ đạo cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy định tại Điều 3 của qui định này. Cụ thể:

a, Công chức Văn hóa xã hội chuyên trách về công tác Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu: Chỉ tiêu 1, Chỉ tiêu 3, Chỉ tiêu 4, Chỉ tiêu 11 theo chức năng của ngành Lao động- thương binh và xã hội.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu của các ngành theo quy định xã, phường, phù hợp với trẻ em.

b, Công chức Tư pháp - Hộ tịch báo cáo tình hình thực hiện Chỉ tiêu 2.

c, Trưởng Công an xã báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 5, Chỉ tiêu 6, Chỉ tiêu 7, Chỉ tiêu 8, Chỉ tiêu 9.

d, Trạm trưởng Trạm y tế báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 10, Chỉ tiêu 12, Chỉ tiêu 13, Chỉ tiêu 14, Chỉ tiêu 15, Chỉ tiêu 17, Chỉ tiêu 18, Chỉ tiêu 19.

đ, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Công chức văn hóa xã hội báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 23, Chỉ tiêu 24, Chỉ tiêu 25.

e, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 16, Chỉ tiêu 22.

f, Hiệu trưởng trường tiểu học báo cáo tình hình thực hiện Chỉ tiêu 16, Chỉ tiêu 21.

g, Hiệu trưởng trường mầm non báo cáo tình hình thực hiện Chỉ tiêu 20.

Trong trường hợp chưa tách trường, Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học của xã, phường báo cáo tình hình thực hiện các Chỉ tiêu 16, Chỉ tiêu 20, Chỉ tiêu 21, Chỉ tiêu 22.

2. Thành lập Hội đồng đánh giá cấp xã, phường để đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em theo Quy định này. Cụ thể:

a, Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường;

b, Thường trực Hội đồng là công chức Văn hóa xã hội chuyên trách về Lao động - Thương binh và Xã hội ;

c, Các thành viên gồm đại diện các ngành, đoàn thể ở xã, phường: Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở; Hiệu trưởng trường tiểu học, Hiệu trưởng trường mầm non, Trạm trưởng Trạm y tế; Trưởng Công an; Công chức Tư pháp- Hộ tịch; Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân .

3. Hội đồng đánh giá cấp xã, phường có nhiệm vụ:

a, Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu qui định tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em ban hành kèm theo Quy định này xác định số điểm đạt được cho từng chỉ tiêu;

b, Các cuộc họp của Hội đồng phải được ghi chép lại bằng biên bản và có kết luận của Chủ tịch Hội đồng xã, phường đạt hay không đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

c, Nếu đạt được điểm chuẩn theo quy định tại Điều 4 quy định này thì làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em. Hồ sơ gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

4. Hồ sơ cấp xã, phường gồm:

a, Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.

b, Biên bản họp Hội đồng đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em (Mẫu số 1).

c, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em (Mẫu số 2).

Điều 7. Trình tự và thủ tục công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em ở cấp huyện

1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a, Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ do Ủy ban nhân cấp xã, phường chuyển đến.

b, Thẩm định hồ sơ, tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị thành lập Hội đồng xét duyệt cấp huyện.

c, Hoàn thiện hồ sơ công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em sau khi Hội đồng cấp huyện đánh giá, thống nhất công nhận xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng xét duyệt cấp huyện để đánh giá, xét công nhận xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

Thành phần của Hội đồng xét duyệt cấp huyện gồm có:

- Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Thường trực Hội đồng là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Các thành viên là lãnh đạo các ngành, đoàn thể: Giáo dục- Đào tạo; Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch; Y tế; Công An; Tư pháp; Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân .

3. Hội đồng xét duyệt cấp huyện có nhiệm vụ:

a, Xem xét các báo cáo, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu theo Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em ban hành kèm theo Điều 3 của quy định này và xác định số điểm đạt được cho từng chỉ tiêu của từng xã, phường;

b, Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi chép lại bằng biên bản và có kết luận của Chủ tịch Hội đồng cấp huyện đạt hay không đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

c, Nếu xã, phường đạt được điểm chuẩn theo quy định xã, phường phù hợp với trẻ em thì làm Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng theo Điều 11 của Quy định này.

4. Hồ sơ cấp huyện gồm:

a, Báo cáo thẩm định của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội về kết quả đạt được các chỉ tiêu và điểm số của các xã, phường theo Điều 3 của Quy định này.

b, Biên bản họp Hội đồng xét duyệt cấp huyện về việc công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.

c, Tờ trình của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập Hội đồng xét duyệt cấp huyện;

d, Tờ trình của Hội đồng xét duyệt cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em;

đ, Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em, kèm theo giấy công nhận.

Điều 8. Thời gian đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em

a, Thời gian đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em ở cấp xã, phường được thực hiện và hoàn tất hồ sơ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.

b, Thời gian công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em ở cấp huyện được thực hiện và hoàn tất thủ tục trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Điều 9. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Cấp huyện: Trước ngày 22 tháng 12 hàng năm, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

2. Cấp tỉnh: Trước ngày 30 tháng 12 hàng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a, Chủ trì triển khai tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát các địa phương trong tỉnh thực hiện Quy định này;

b, Xây dựng Đề án phát triển Xã phường phù hợp với trẻ em tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010- 2015 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, triển khai.

c, Tổng hợp tình hình thực hiện quy định này, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nghiên cứu đưa chỉ tiêu về tỷ lệ “xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em” vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu đưa việc đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em thành một tiêu chuẩn để đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm đối với các địa phương.

4. Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện Quy định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 11. Khen thưởng

1. Xã, phường đã được công nhận tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em theo quy định này, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, khen thưởng. Mức tiền thưởng hàng năm đối với xã, phường được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em tương đương với mức tiền thưởng hàng năm đối với đơn vị, tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” theo quy định của pháp luật hiện hành về thi đua khen thưởng.

2. Các tổ chức, đơn vị và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện quy định này được xem xét khen thưởng thành tích theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Điều 12. Kinh phí thực hiện

1. Giao Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu và kế hoạch kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

2. Kinh phí khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em quy định tại Điều 11 của Quy định này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định khen thưởng.

3. Nguồn kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Quy định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của tỉnh.

4. Nguồn kinh phí khen thưởng các xã đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em được cấp từ quỹ thi đua khen thưởng của tỉnh.

5. Ngoài các nguồn kinh phí tỉnh cấp, Ủy ban nhân dân các cấp tùy theo điều kiện và khả năng kinh tế, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em của địa phương theo thẩm quyền được giao.

Điều 13. Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung khi có văn bản mới của cơ quan nhà nước điều chỉnh về lĩnh vực này./.

 

MẪU SỐ 1

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái )

UBND XÃ/PHƯỜNG …….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày     tháng      năm 20…..

 

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM

Hôm nay, vào hồi …. giờ …. ngày tháng năm 20…., tại Ủy ban nhân dân xã/phường …….. huyện/TX/TP . . . . . tỉnh Yên Bái

Chúng tôi gồm:

1. Chủ tịch UBND xã/phường ..................................................... Chủ tịch Hội đồng

2. Cán bộ VHXH (phụ trách công tác LĐTBXH)................................ Thư ký Hội đồng

3. Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở .................................................... Ủy viên

4. Hiệu trưởng Trường tiểu học ................................................................. Ủy viên

5. Đại diện Công an................................................................................... Ủy viên

6. Đại diện Tư pháp .................................................................................. Ủy viên

7. ......................................................................................................................

Hội đồng đã họp và thống nhất những nội dung sau:

1. Xét theo Điều 4 của Quyết định số: ........ /2010/QĐ-TTg ngày ... /10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định trình tự, thủ tục công nhận và chế độ khen thưởng xã, phường phù hợp với trẻ em; Ủy ban nhân dân xã/phường ……………thuộc Nhóm..........................................................................................................

2. Về xét số điểm tại các chỉ tiêu

Xét theo Điều 3 Quyết định số: ........ /2010/QĐ-TTg ngày..... /10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái gồm 25 chỉ tiêu, Ủy ban nhân dân xã/phường …………………….. đạt ................. điểm/1000 điểm, cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

Số điểm

1

Chỉ tiêu 1

 

2

Chỉ tiêu 2

 

3

Chỉ tiêu 3

 

4

Chỉ tiêu 4

 

5

Chỉ tiêu 5

 

6

Chỉ tiêu 6

 

7

Chỉ tiêu 7

 

8

Chỉ tiêu 8

 

9

Chỉ tiêu 9

 

10

Chỉ tiêu 10

 

11

Chỉ tiêu 11

 

12

Chỉ tiêu 12

 

13

Chỉ tiêu 13

 

14

Chỉ tiêu 14

 

15

Chỉ tiêu 15

 

16

Chỉ tiêu 16

 

17

Chỉ tiêu 17

 

18

Chỉ tiêu 18

 

19

Chỉ tiêu 19

 

20

Chỉ tiêu 20

 

21

Chỉ tiêu 21

 

22

Chỉ tiêu 22

 

23

Chỉ tiêu 23

 

24

Chỉ tiêu 24

 

25

Chỉ tiêu 25

 

 

Tổng số điểm

 

3. Kết luận

- Xã/phường……. ......đạt (hoặc không đạt) xã, phường phù hợp với trẻ em.

- Hội đồng nhất trí, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường .............................. xem xét và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/TX/TP ......................................... xem xét công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em.

Hội nghị kết thúc vào hồi ….. giờ … ngày … tháng … năm 20….

Biên bản này được lập thành 02 bản, gửi 01 bản cho Phòng Lao động- TBXH và 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã.

 

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1. …………………………

2. …………………………

3. …………………………

4. …………………………

5. …………………………

6. …………………………

 

 

 

MẪU SỐ 2

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái )

UBND XÃ/PHƯỜNG …….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-UBND

……., ngày … tháng … năm 20…..

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM NĂM 20……..

1. Khái quát tình hình của địa phương

- Đặc điểm, tình hình: Tổng số dân địa phương, thu nhập bình quân đầu người (1000 đồng), tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi, tỷ lệ trẻ em theo độ tuổi, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

2. Kết quả thực hiện Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em

- Những kết quả nổi bật về thực hiện chỉ tiêu xã, phường phù hợp với trẻ em

- Những hạn chế

- Nguyên nhân

- Định hướng năm tiếp theo

3. Kiến nghị

- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em và xét khen thưởng.

 

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
(ký và ghi rõ họ, tên)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:
-
-

 

 


MẪU SỐ 3

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái )