Chỉ thị số 15/2010/CT-UBND ngày 18/11/2010 Triển khai thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 15/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Ngày ban hành: 18-11-2010
- Ngày có hiệu lực: 28-11-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 31-03-2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2315 ngày (6 năm 4 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 31-03-2017
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2010/CT-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 18 tháng 11 năm 2010 |
CHỈ THỊ
V/V: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2010/QĐ-TTG NGÀY 25/01/2010 CỦA THỦ TƯỜNG CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TỦ SÁCH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả Tủ sách pháp luật của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Tủ sách pháp luật cấp xã) và Tủ sách pháp luật ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nhà trường và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị) và triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; Thông tư liên tịch số: 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố gọi chung là cấp huyện) và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý và nhân dân về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Tủ sách pháp luật trong công tác quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế để có nhận thức đầy đủ về công tác này, từ đó tích cực khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật phục vụ cho công việc và nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, quán triệt đầy đủ nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật cấp xã và ở cơ quan, đơn vị, bảo đảm tất cả các cơ quan, đơn vị và UBND cấp xã đều có Tủ sách pháp luật đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu, khai thác và sử dụng pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân ở địa phương. Đa dạng hóa các loại hình Tủ sách pháp luật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức luân chuyển sách, tài liệu pháp luật giữa các loại hình Tủ sách pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
3. Tăng cường công tác quản lý đối với Tủ sách pháp luật; tập sổ sách để quản lý, theo dõi biến động của Tủ sách pháp luật, nhất là Công báo, sách pháp luật, báo chí cấp phát cho cơ quan, đơn vị; các tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, người lao động. Các loại sách báo, tài liệu pháp luật được trang bị cho Tủ sách pháp luật cần cập nhật thường xuyên, vời số lượng hợp lý, chú trọng các đầu sách mới, các loại sách liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân và gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị và địa phương, ban hành Nội quy, Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Thực hiện tốt công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương và địa phương ban hành cấp phát cho Tủ sách pháp luật; biên soạn các tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng dân tộc, từng cơ quan, đơn vị dành cho Tủ sách pháp luật ở địa phương. Cơ quan Tư pháp có trách nhiệm rà soát, tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và cung cấp danh mục các văn bản đã hết hiệu lực pháp luật để kịp thời cũng cấp, bổ sung cho các Tủ sách pháp luật ở địa phương.
5. Bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ Tư pháp ở xã, phường, thị trấn phụ trách Tủ sách pháp luật cấp xã; giao trách nhiệm cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị chuyên trách quản lý Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị; phối hợp với cơ quan tư pháp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp, pháp luật, trong đó có công tác Tủ sách pháp luật ở cơ sở, ở cơ quan, đơn vị trong tình hình mới;
6. Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật theo quy định tại Điều 4 Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Thông tư liên tịch số: 73/2010/TTLT-BTC- BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; định kỳ hàng năm tổng hợp nhu cầu trang bị sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, lập dự toán gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức mua sắm trang bị sách báo, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật cấp xã theo đúng quy định của Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số: 73/2010/TTLT- BTC-BTP.
7. Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; kỷ luật và xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị;
8. Tổ chức thực hiện:
Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành chức năng có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật cũng như các điều kiện bảo đảm khác ở địa phương; hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; tổ chức hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành và cấp phát cho Tủ sách pháp luật theo Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ; hàng năm tiến hành kiểm tra, kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả quá trình thực hiện theo quy định.
Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các cấp lập dự toán cho tủ sách pháp luật hàng năm theo quy định tại Điều 4 Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho Tủ sách pháp luật; phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp, pháp luật ở địa phương, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành để tổ chức thực hiện;
- Thủ trưởng cho Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng của mình tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định số: 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị và chỉ đạo tại Chỉ thị này; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả báo cáo của cơ quan, đơn vị gửi UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp để tổng hợp) báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã kịp thời thông tin, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo, hướng dẫn.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |