cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 Về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Ngày ban hành: 19-03-2010
  • Ngày có hiệu lực: 29-03-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-10-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2040 ngày (5 năm 7 tháng 5 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 29-10-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 29-10-2015, Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 Về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 Về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 16/2010/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 19 tháng 03 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 22/TTr-TNMT ngày 11/01/2010
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường như sau:

1. Phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các nguồn nước thải (Phụ lục 1 kèm theo).

2. Phân vùng môi trường không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp (Phụ lục 2 kèm theo).

Điều 2. Xác định và tính toán lưu lượng các nguồn xả nước thải, khí thải công nghiệp

1. Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc, thống kê, kiểm toán chất thải để tính toán, xác định lưu lượng nước thải, khí thải công nghiệp để áp dụng hệ số lưu lượng nguồn thải.

2. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đúng, đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin về lưu lượng nước thải, khí thải công nghiệp cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Trong trường hợp số liệu của các tổ chức, cá nhân cung cấp chưa đủ tin cậy, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ tính toán, xác định hoặc trưng cầu giám định theo quy định pháp luật.

3. Trong một số trường hợp đặc thù tùy thuộc vào quy mô, tính chất dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, điều kiện cụ thể về môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải, địa điểm thực dự án và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có những quy định riêng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ.UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH




Ao Văn Thinh

 

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN NƯỚC MẶT ĐỂ TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI
(Kèm theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai)

1. Bảng phân vùng môi trường các sông, suối:

STT

Tên sông, suối

Lưu lượng dòng chảy Qtb (m3/s)

Năm 2010

Từ năm 2011

Từ năm 2016

Từ năm 2020

Cột

1

Sông Đồng Nai:

 

 

 

 

 

- Đoạn từ Nam Cát Tiên đến xã Phú Ngọc

346,86

A

A

A

A

- Đoạn từ Nhà máy Thủy điện Trị An đến dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m

770,65

A

A

A

A

- Đoạn từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m

>770

B

B

A

A

- Đoạn từ dưới hợp lưu hợp rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m về phía hạ lưu sông Đồng Nai

>770

B

B

B

A

2

Sông La Ngà

186,00

A

A

A

A

3

Sông Bé (đoạn qua tỉnh Đồng Nai)

255,47

A

A

A

A

4

Sông Thao

7,07

A

A

A

A

5

Sông Buông

>200

A

A

A

A

6

Sông Ray (đoạn qua tỉnh Đồng Nai)

14,41

B

A

A

A

7

Suối Gia Ui (thượng nguồn sông Dinh)

5,90

B

B

A

A

8

Suối Cả (thuộc huyện Long Thành)

11,79

B

B

A

A

9

Sông Thị Vải

243

B

B

B

A

10

Sông Đồng Hưu

1,49

B

B

B

A

11

Sông Lòng Tàu - Đồng Tranh

43,11

B

B

B

A

12

Suối Nước Trong

4,66

B

A

A

A

2. Bảng phân vùng môi trường các hồ:

STT

Tên hồ

Địa điểm

Dung tích V (106m3)

Năm 2010

Từ năm 2011

Từ năm 2016

Từ năm 2020

Cột

Hồ Trị An

Huyện Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu

2.765

A

A

A

A

Hồ Đa Tôn

Huyện Tân Phú

19,0

B

A

A

A

Hồ Bà Hào

Huyện Vĩnh Cửu

9,27

B

A

A

A

Hồ Mo Nang

Huyện Vĩnh Cửu

1,0

B

A

A

A

Hồ Núi Le

Huyện Xuân Lộc

3,5

A

A

A

A

Hồ Gia Ui

Huyện Xuân Lộc

10,8

A

A

A

A

Hồ Suối Vọng

Huyện Cẩm Mỹ

4,0

B

A

A

A

Hồ Suối Đôi 3

Huyện Cẩm Mỹ

1,2

B

B

A

A

Hồ Sông Mây

Huyện Trảng Bom

14,8

A

A

A

A

10 

Hồ Thanh Niên

Huyện Trảng Bom

0,6

B

A

A

A

11

Hồ Bà Long

Huyện Trảng Bom

1,20

B

A

A

A

12

Hồ Suối Dầm

Huyện Trảng Bom

1,20

B

A

A

A

13

Hồ Suối Tre

Thị xã Long Khánh

2,416

A

A

A

A

14

Hồ Cầu Mới

- Tuyến V

- Tuyến VI

Huyện Cẩm Mỹ &

Long Thành

 

9,0

21,0

 

A

A

 

A

A

 

A

A

 

A

A

3. Lưu lượng các sông, suối, nêu tại các bảng trên ứng với lưu lượng trung bình (Qtb) từ ba (03) năm liên tiếp trở lên; dung tích (V) các hồ ứng với tổng dung tích chứa nước: Dung tích hữu ích và dung tích chết. Đối với các sông, suối, hồ không thuộc bảng phân vùng nêu trên nhưng nếu có số liệu về lưu lượng/dung tích trung bình từ ba (03) năm liên tiếp trở lên (nguồn số liệu được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận) và mục đích sử dụng nguồn nước thì áp dụng phân vùng theo hướng dẫn tại Quy định này. Trong trường hợp không có số liệu về lưu lượng/dung tích của các sông, suối, hồ nhỏ thì có thể áp dụng hệ số lưu lượng nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) = 0,9 (ứng với các sông, suối nhỏ) và hệ số dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) = 0,6 (ứng với các hồ nhỏ).

4. Cột A được hiểu theo nguyên tắc yêu cầu khắt khe nhất về giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xả thải vào môi trường. Áp dụng cột A trong bảng phân vùng môi trường các sông, suối và bảng phân vùng môi trường các hồ quy định tương ứng với cột A trong QCVN 24:2009/BTNMT (ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải. Các với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải có cách ghi khác cột A được hiểu theo nguyên tắc trên. Đồng thời áp dụng cột A đối với trường hợp sau:

- Nước thải xả thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc các mục đích khác có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 trong bảng 1 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước QCVN 08:2008/BTNMT. Đồng thời áp dụng cột A đối với trường hợp sau:

- Nguồn tiếp nhận nước thải là các sông, suối, hồ với mục đích sử dụng nước là “Nguồn nước sinh hoạt” - nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.

- Nguồn tiếp nhận là sông, suối với mục đích sử dụng nước không thuộc “Nguồn nước sinh hoạt” nhưng nếu nguồn tiếp nhận nước thải của dự án đầu tư thuộc đoạn sông, suối dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn tiếp nhận là các hồ với mục đích sử dụng nước không thuộc “Nguồn nước sinh hoạt” nhưng dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn tiếp nhận là các sông, suối, hồ hiện nay với mục đích sử dụng nước không thuộc “Nguồn nước sinh hoạt” nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm “Nguồn nước sinh hoạt” hoặc dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hoặc quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

- Các nguồn nước thải xả thải vào các sông, suối, kênh, rạch, hồ nếu xác định nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là hồ Trị An, sông Đồng Nai đoạn từ Nam Cát Tiên đến dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m. Đoạn từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với khoảng cách 500m đến dưới hợp lưu sông Đồng Nai - rạch Bà Chèo với khoảng cách 500m áp dụng cột A kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đoạn từ dưới hợp lưu hợp rạch Bà Chèo - sông Đồng Nai với khoảng cách 500m về phía hạ lưu sông Đồng Nai áp dụng cột A kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

- Các sông, suối, hồ thuộc tỉnh Đồng Nai sau khi chảy qua địa bàn các tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai có mục đích sử dụng nước là “Nguồn nước sinh hoạt”.

5. Áp dụng cột B trong bảng phân vùng môi trường các sông, suối, bảng phân vùng môi trường các hồ và các nguồn tiếp nhận khác không thuộc đối tượng áp dụng cột A tại điểm 4 của quy định này.

6. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf), hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải (Cmax) được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

7. Việc xác định, tính toán lưu lượng các nguồn xả nước thải có thể được thực hiện thông qua các nội dung sau:

- Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất;

- Tổng lượng nước sử dụng;

- Số lượng nguồn phát sinh nước thải công nghiệp;

- Các thông số của nguồn xả nước thải;

- Đo lưu lượng các nguồn xả thải;

- Kiểm toán chất thải./.

 

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐỂ TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai)

1. Phân vùng môi trường không khí bao gồm 04 vùng như sau:

1.1. Vùng 1: Áp dụng hệ số vùng (KV) = 0,6 bao gồm:

a) Vườn Quốc gia Cát Tiên; Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu; rừng đặc dụng, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa khác được xếp hạng; trong đó:

- Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004 gồm: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

- Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng.

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 1 dưới hai (02) km.

1.2. Vùng 2: Áp dụng hệ số KV = 0,8 bao gồm:

a) Nội thành, nội thị các đô thị sau:

- Thành phố Biên Hòa;

- Thị xã Long Khánh gồm các phường: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân An, Xuân Hòa, Phú Bình, Xuân Bình;

- Thị trấn Long Thành thuộc huyện Long Thành;

- Thị trấn Trảng Bom thuộc huyện Trảng Bom;

- Huyện Nhơn Trạch.

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a của vùng 2 dưới hai (02) km.

1.3. Vùng 3: Áp dụng hệ số KV = 1,0 gồm:

a) Nội thành, nội thị các đô thị sau:

- Thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu;

- Thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc;

- Thị trấn Định Quán thuộc huyện Định Quán;

- Thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Phú.

b) Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị tại điểm a của vùng 2 có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị các đô thị này lớn hơn hoặc bằng 02 km.

c) Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch. Trường hợp khu công nghiệp, cụm công nghiệp nằm trong khu vực thuộc vùng 1, vùng 2 hoặc có khoảng cách đến ranh giới vùng 1, vùng 2 nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số Kv tương ứng của vùng 1 hoặc vùng 2.

d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực tại điểm a, b và c của vùng 3 dưới hai (02) km.

1.4. Vùng 4: Vùng nông thôn - miền núi áp dụng hệ số KV = 1,2 bao gồm: Các xã thuộc các huyện và các xã thuộc thị xã Long Khánh (trừ những địa bàn thuộc các vùng 1, 2 và 3).

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có ranh giới nằm giữa từ 02 vùng trở lên và nhỏ hơn 02 km thì áp dụng khu vực ưu tiên lần lượt theo các vùng 1, 2, 3 và 4 (hệ số KV tương ứng: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2).

3. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp), hệ số vùng (Kv) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được xác định theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Việc xác định, tính toán lưu lượng các nguồn khí thải công nghiệp có thể được thực hiện thông qua các nội dung sau:

- Số lượng nguồn phát sinh khí thải;

- Thông tin về công nghệ máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất;

- Loại, khối lượng và chất lượng nhiên liệu tiêu thụ;

- Các thông số của nguồn phát thải;

- Đo lưu lượng các nguồn phát thải;

- Kiểm toán chất thải./.