cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 619/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 Về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu văn bản: 619/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Ngày ban hành: 11-02-2010
  • Ngày có hiệu lực: 21-02-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5395 ngày (14 năm 9 tháng 15 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 619/2010/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 11 tháng 02 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/12/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị quyết số 139/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh về chủ trương ban hành quy định chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;

Được sự thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh (Văn bản số: 07/TTr-HĐND ngày 11 tháng 02 năm 2010),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như sau:

I. chức danh, số lượng cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

-      Bí thư Đảng uỷ;

-      Phó Bí thư Đảng uỷ;

-      Chủ tịch HĐND;

-      Phó Chủ tịch HĐND;

-      Chủ tịch UBND;

-      Phó Chủ tịch UBND;

-      Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam;

-      Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

-      Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam;

-      Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam);

-      Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Riêng đối với các phường, thị trấn; xã miền núi có dân số từ 5.000 người trở lên; xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới bố trí thêm 01 Phó Chủ tịch UBND.

Khuyến khích cán bộ cấp xã kiêm nhiệm các chức danh để giảm số lượng cán bộ; người kiêm nhiệm chức danh được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

2. Công chức cấp xã:

2.1. Xã, phường, thị trấn loại 3 có các chức danh sau đây:

-      Trưởng Công an;

-      Chỉ huy trưởng Quân sự;

-      Văn phòng – Thống kê;

-      Địa chính – xây dựng - đô thị và môi trường (Đối với phường, thị trấn); Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

-      Tài chính - Kế toán (bao gồm cả Kế hoạch);

-      Tư pháp – Hộ tịch;

-      Văn hoá - Xã hội (Bố trí 2 người, trong đó 01 người chuyên trách theo dõi về lao động – TBXH);

-      Đối với xã, thị trấn miền núi có thêm chức danh Dân tộc – Tôn giáo; Đối với xã, thị trấn trung du, đồng bằng có tôn giáo toàn tòng có thêm chức danh Tôn giáo.

2.2. Xã, phường, thị trấn loại 1, loại 2 có các chức danh như đối với xã, phường, thị trấn loại 3; riêng chức danh Tài chính - Kế toán bố trí 02 người: 01 người phụ trách Kế hoạch – Tài chính, 01 người phụ trách Kế toán; Chức danh Địa chính – xây dựng - đô thị và môi trường (Đối với phường, thị trấn) bố trí 2 người, 01 người phụ trách địa chính – tài nguyên và môi trưòng, 01 người phụ trách xây dựng - đô thị; Chức danh Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã) bố trí 02 người: 01 người phụ trách địa chính – tài nguyên và môi trường, 01 người phụ trách nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới.

3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

3.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm các chức danh sau đây:

-      Phó Trưởng Công an (bố trí 02 người);

-      Phó chỉ huy quân sự;

-      Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam;

-      Chủ tịch Hội người cao tuổi

-      Chủ tịch Hội chữ thập đỏ;

-      Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh;

-      Phó chủ tịch Hội Phụ nữ;

-      Phó chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam);

-      Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

-      Văn thư – Lưu trữ - Thủ quỹ;

-      Đài truyền thanh;

-      Văn phòng Đảng uỷ;

-      Lao động – Thương binh và Xã hội;

-      Dân số – Gia đình – Trẻ em;

-      Văn hoá - Thể thao;

-      Khuyến nông viên ( Không áp dụng đối với phường);

-      Thú y (Không áp dụng đối với phường);

3.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, phố gồm các chức danh sau đây:

-      Bí thư Chi bộ;

-      Trưởng thôn, bản, phố;

-      Công an viên.

II. Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

1. Đối với cán bộ, công chức cấp xã.

- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Mục I trên đây được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và một số chế độ khác quy định tại Mục 2, Mục 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.

Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Mục I trên đây thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.

2. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn:

2.1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã được hưởng mức phụ cấp như sau:

a) Phó Trưởng Công an, Phó chỉ huy quân sự: hưởng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung;

b) Phó chủ tịch UBMTTQ, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Văn phòng Đảng uỷ: hưởng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu chung;

c) Chủ tịch Hội người cao tuổi, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Văn thư – Lưu trữ - Thủ quỹ, Đài truyền thanh, Lao động – Thương binh và Xã hội, Dân số – Gia đình – Trẻ em, Văn hoá - Thể thao: hưởng hệ số 0,7 mức lương tối thiểu chung;

Khuyến khích người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm các chức danh nêu tại điểm a), b), c) trên đây; người kiêm nhiệm được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm 20% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

d) Cán bộ Khuyến nông viên:

- Trình độ đại học: được hưởng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung;

- Trình độ cao đẳng: được hưởng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu chung;

- Trình độ trung cấp: được hưởng hệ số 0,7 mức lương tối thiểu chung;

đ) Cán bộ Thú y:

- Trình độ đại học: được hưởng hệ số 0,9 mức lương tối thiểu chung;

- Trình độ cao đẳng: được hưởng hệ số 0,7 mức lương tối thiểu chung;

- Trình độ trung cấp: được hưởng hệ số 0,6 mức lương tối thiểu chung;

2.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, phố được hưởng mức phụ cấp như sau:

- Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, bản, phố: được hưởng hệ số 0,9 mức lương tối thiểu chung;

- Công an viên: được hưởng hệ số 0,6 mức lương tối thiểu chung;

+ Trường hợp Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn, bản, phố được hưởng thêm mức phụ cấp bằng 30 % mức phụ cấp của Trưởng thôn, bản, phố.

2.3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

III. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách:

Kinh phí chi trả chế độ, chính sách do Ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định; phần còn lại cân đối từ ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm.

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trỡ, phối hợp với Sở Tài chính, các ngành liờn quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này; kiểm tra, thanh tra, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Tài chính dự toán kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách; tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ theo quy định và trình HĐND tỉnh bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách theo quy định của pháp luật và Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (để b/c);
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để b/c);
- Các Thành viên UBND tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (để tự kiểm tra);
- Lưu: VT, TH (2).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mai Văn Ninh