cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 Ban hành Quy định về phân cấp công tác quản lý đê điều cho các cấp và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành

  • Số hiệu văn bản: 41/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Ngày ban hành: 11-12-2009
  • Ngày có hiệu lực: 21-12-2009
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 09-01-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 03-11-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3970 ngày (10 năm 10 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 03-11-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 03-11-2020, Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 Ban hành Quy định về phân cấp công tác quản lý đê điều cho các cấp và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 Quy định về phân cấp quản lý đê điều và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 41/2009/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU CHO CÁC CẤP VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật đê điều ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Căn cứ Nghị định 113/2007//NĐ-CP ngày 28-6-2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đê điều;
- Căn cứ Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.
- Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3086/SNN-ĐĐ ngày 13/11/2009; kèm Báo cáo thẩm định số 1057/BC-STP ngày 12/11/2009 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân cấp công tác quản lý đê điều cho các cấp và tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành; các quy định trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trái với quy định này đều bị bãi bỏ.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có đê và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTỉnh Uỷ, HĐND tỉnh (b/c);            
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Website Chính phủ;
- Các Sở: NN và PTNT, Tài chính, KHĐT, Tư pháp;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu VT ,TH, NL2.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Kỳ

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU CHO CÁC CẤP  VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /2009/QĐ-UBND ngày 11/ 12 /2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Đê điều được phân cấp quản lý, bảo vệ ở Quy định này gồm: Đê ngăn nước lũ hoặc nước biển; kè bảo vệ đê; công trình tưới, tiêu qua đê và công trình phụ trợ; ngoài ra còn bao gồm các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển.

Điều 2. Nguyên tắc phân cấp

1. Các tuyến đê cấp IV, cấp V và các tuyến kè độc lập: Phân cấp triệt để đến cấp cơ sở; huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có đê đi qua thì phân cấp cho huyện đó, xã đó tổ chức công tác quản lý, bảo vệ đê, kè và hộ đê.

2. Các tuyến đê cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt: Ngoài lực lượng quản lý đê chuyên trách do UBND tỉnh thành lập cho huyện và xã có đê đi qua phải tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng quản lý đê chuyên trách quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức “Lực lượng quản lý đê nhân dân” làm nòng cốt trong việc quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP

Điều 3. Phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn, cụ thể như sau:

1. Huyện Đức Thọ quản lý, bảo vệ 19,90 km đê và các tuyến kè, gồm:

a. Phối hợp quản lý, bảo vệ: 15,6 km đê cấp II.

Đê La Giang: Từ K0 -:- K15+600 đê cấp II thuộc địa bàn các xã: Tùng Ảnh, thị trấn Đức Thọ, Đức Yên, Bùi Xá, Đức Nhân và Yên Hồ.

b. Trực tiếp quản lý, bảo vệ : 4,3km đê cấp IV và các tuyến kè.

- Đê Trường Sơn kết hợp giao thông quốc lộ 15A: Dài 3,80km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã Trường Sơn, Liên Minh.

- Đê Rú Tý: Dài 0,5 km, đê cấp IV thuộc xã Đức Lạng.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Đức Quang, kè Tùng Châu, kè Đức Châu, kè Tùng Lân và kè Sơn Hà thuộc xã Đức Hòa; kè cầu Kênh Tàng đi Linh Cảm, kè Thị trấn Đức Thọ và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn;

2. Thị xã Hồng Lĩnh phối hợp quản lý, bảo vệ 3,60 km đê:

Đê La Giang: Từ K15+600 -:- K19+200 dài 3,6km, đê cấp II thuộc xã Trung Lương.

3. Huyện Hương Sơn trực tiếp quản lý, bảo vệ 12,20 km đê và các kè, gồm :

 - Đê Tân Long: Dài 12,20 km đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Sơn Châu, Sơn Hà, Sơn Mỹ, Sơn Long và Sơn Tân.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Sơn Tân, kè Sơn Long, kè Sơn Thịnh, kè Phố Châu, kè Làng Kim An và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn;

4. Huyện Vũ Quang trực tiếp quản lý, bảo vệ 0,30 km đê và các kè, gồm :

- Đê Lỗ Lò dài 0,30 km, đê cấp IV thuộc địa bàn xã Đức Bồng.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Ân Phú và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn;

5. Huyện Nghi Xuân trực tiếp quản lý, bảo vệ 37,60 km đê và các kè, gồm :

- Đê Hữu Lam dài 7,80 km, đê cấp IV, thuộc xã Xuân An đến Xuân Hải.

- Đê Hội Thống: Từ K0 -:- K17+800, dài 17,80 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội.

- Đê Thường Kiệt dài 1,75 km đê cấp V thuộc xã Xuân Trường.

- Đê Đá Bạc dài 0,90 km, đê cấp IV, thuộc xã Xuân Song.

- Đê Song Nam dài 2,150 km, đê cấp IV, thuộc xã Xuân Song.

- Đê Đại Đồng dài 1,60 km , đê cấp IV, thuộc xã Xuân Song.

- Đê Bàu Dài dài 2,20 km, đê cấp V, thuộc xã Xuân Yên.

- Đê Đồng Cói dài 3,40 km, đê cấp V, thuộc xã Xuân Giang II.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Xuân Giang, kè Xuân Hải và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn;

6. Huyện Can Lộc trực tiếp quản lý, bảo vệ 28,0 km đê, gồm :

- Đê Tả Nghèn: Từ K0 (Cống Đồng Huề xã Vượng Lộc) đến K15,0 (xã Tùng Lộc) dài 15,0 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Vượng Lộc, Thị trấn Can Lộc, Thiên Lộc, Phúc Lộc và Tùng Lộc.

- Đê Hữu Nghèn: Từ K0 (cống Đồng Mỹ xã Vượng Lộc) đến K13+00 (giáp Cầu Già xã Tiến Lộc) dài 13,0 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Thị trấn Can Lộc, Tiến Lộc.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV thuộc địa bàn của huyện.

7. Huyện Thạch Hà trực tiếp quản lý, bảo vệ 34,80 km đê và các kè, gồm :

- Đê Hữu Nghèn: Từ K13+00 (cống Cầu Già - Thạch Kênh) đến K32+00 (cầu Cày - Thị trấn Cày) dài 19,0 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Thạch Kênh, Thạch Sơn, Thạch Long, thị trấn Thạch Hà.

- Đê Hữu Phủ: Từ K3+500 (Giáp Thạch Bình) đến K19+300 (Thạch Đỉnh) dài 15,80km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã: Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh và Thạch Bàn.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Sông Cày và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

8. Huyện Lộc Hà trực tiếp quản lý, bảo vệ 44,90 km đê, gồm:

- Đê Tả Nghèn : Từ K15+00 (Giáp xã Tùng Lộc) đến K55+300 dài 40,30km, đê cấp IV thuộc địa bàn các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Châu,Thạch Bằng, Thạch Kim.

- Đê biển tả Cửa Sót: Từ K55+300 đến K59+900, dài 4,60 km, đê cấp IV thuộc địa bàn xã Thạch Kim và Thạch Bằng.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển cấp IV trên địa bàn huyện.

9. Thành phố Hà Tĩnh trực tiếp quản lý, bảo vệ 36,00 km đê, gồm :

- Đê Đồng Môn và Yên Hòa: Từ K0 đến K28+500, dài 28,50 km thuộc đê cấp IV trên địa bàn các xã: Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, phường Thạch Quý, Văn Yên và Đại Nài.

- Đê Hữu Phủ: Từ K0 -:- K3+500 dài 3,50 km, đê cấp IV, thuộc xã Thạch Bình.

- Đê Trung - Linh: Từ K0 -:- K4+00 dài 4,0 km thuộc đê cấp IV trên địa bàn các xã: Thạch Trung, Thạch Linh.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV trên địa bàn.

10. Huyện Cẩm Xuyên trực tiếp quản lý, bảo vệ 42,70 km đê và các kè, gồm :

- Đê Cẩm Trung: Dài 11,0 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã Cẩm Trung, Cẩm Lộc.

- Đê Phúc - Long - Nhượng: Dài 15,00 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã Cẩm Phúc, thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Nhượng.

- Đê Cẩm Lộc - Cẩm Hà - Cẩm Thịnh: Dài 8,5 km, đê cấp IV, thuộc địa bàn các xã Cẩm Lộc, Cẩm Hà, Cẩm Thịnh.

- Đê Cẩm Lĩnh: Dài 3,0 km , đê cấp IV, thuộc xã Cẩm Lĩnh

- Đê 19-5: Dài 3,0 km, đê cấp V, thuộc địa bàn xã Cẩm Phúc, TT Thiên Cầm.

- Đê và Kè Cẩm Nhượng: Dài 2,20 km, công trình cấp IV.

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Sông Hội, kè Thiên Cầm và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

11. Huyện Kỳ Anh trực tiếp quản lý, bảo vệ 58,70 km đê và các kè, gồm :

- Đê Kỳ Khang - Kỳ Ninh: Dài 15,00 km, đê cấp IV.

- Đê Kỳ Thọ: Dài 10,80 km, đê cấp IV.

- Đê Hải - Hà - Thư: Dài 17,40 km, đê cấp IV.

- Đê Hoàng Đình: Dài 6,50 km, đê cấp IV, thuộc xã Kỳ Trinh- Kỳ Hưng.

- Đê Hoà Lộc: Dài 5,80 km, đê cấp IV, thuộc xã Kỳ Trinh

- Đê Minh Đức: Dài 3,20 km, đê cấp IV, thuộc xã Kỳ Nam

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển cấp IV: kè Sông Trí và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

12. Huyện Hương Khê trực tiếp quản lý, bảo vệ, gồm:

- Các tuyến kè bảo vệ bờ sông cấp IV: Kè Hương Trạch, kè Phúc Trạch, kè Phương Mỹ, kè Hương Vĩnh, Kè Hòa Hải và các tuyến kè được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

 (Chi tiết như Phụ lục số 1 và số 2 kèm theo).

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN

Điều 4. Cơ cấu tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân, không thuộc biên chế nhà nước, hoạt động bán chuyên trách, được tổ chức theo địa bàn cấp xã và được gọi là "Tổ quản lý đê nhân dân", bao gồm: Tổ trưởng và các nhân viên.

2. Số lượng nhân viên trong đội đảm bảo số lượng đủ để mỗi nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ không quá 3km đê, kè, trong đó bao gồm cả Tổ trưởng. Trường hợp những xã có dưới 3km đê, kè thì tuỳ tính chất phức tạp của đê điều trên địa bàn thì địa phương có thể bố trí từ 1 đến 2 nhân viên quản lý đê cho phù hợp. Căn cứ số lượng km đê, kè trên địa bàn xã, Chủ tịch UBND cấp xã trình UBND cấp huyện thẩm định, quyết định số lượng nhân viên và thành lập "Tổ quản lý đê nhân dân" cho cấp xã.

3. Nhân viên quản lý đê nhân dân phải có đủ sức khỏe; có đạo đức, phẩm chất tốt; có trách nhiệm, tâm huyết; có trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp trung học cơ sở và có hiểu biết về pháp luật. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đó, UBND cấp xã ký hợp đồng với các nhân viên quản lý đê, kè; thời gian hợp đồng từ 2 đến 5 năm.

4. Tổ quản lý đê nhân dân hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của UBND cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và Hạt quản lý đê chuyên trách (nếu có).

Điều 5. Nhiệm vụ của tổ và nhân viên quản lý đê nhân dân.

1. Chấp hành sự phân công của Ủy ban nhân dân xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp huyện và Hạt Quản lý đê chuyên trách (nếu có). Tổ trưởng tổ quản lý đê nhân dân có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã điều hành hoạt động của đội quản lý đê nhân dân.

2. Chủ động và phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều và các công trình trên đê;

3. Kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều và các công trình trên đê;

4. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật về đê điều;

5. Lập biên bản kiến nghị với Chủ tịch UBND xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm công trình đê điều.

6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, vận động nhân dân thực hiện luật về đê điều.

7. Tham gia với chính quyền cấp xã và cơ quan chuyên môn xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão và trực tiếp sửa chữa nhỏ các hư hỏng nguy hiểm đê điều khi cần thiết.

8. Tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như: điếm canh đê; vật tư dự trữ chống lũ, lụt, bão; biển báo đê điều; cột chỉ giới; cây chắn sóng bảo vệ đê và các công trình phụ trợ khác;

9. Nhân viên quản lý đê nhân dân khi làm nhiệm vụ phải đeo băng đỏ có chữ “QLĐND” mầu vàng trên cánh tay trái.

Điều 6. Quy định về chế độ và nội dung báo cáo.

1. Nhân viên quản lý đê nhân dân có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp xã định kỳ một tháng hai lần vào ngày 01 ngày 15 hàng tháng và báo cáo đột xuất khi cần thiết về tình trạng đê điều, các công trình phòng, chống, lụt bão, tình trạng vật tư dự trữ phòng chống lũ, lụt, bão trên địa bàn được giao.

2. Tổ trưởng Tổ quản lý đê nhân dân có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp báo cáo của các nhân viên quản lý đê nhân dân trình UBND cấp xã báo cáo cơ quan chuyên môn cấp huyện và Hạt Quản lý đê chuyên trách, mỗi tháng một lần vào ngày 03 hàng tháng và khi khẩn cấp chủ tịch UBND cấp xã báo cáo trực tiếp Chủ tịch UBND cấp huyện;.

3. Nhân viên quản lý đê nhân dân khi làm nhiệm vụ, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều hoặc hư hỏng, sự cố đê điều phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc Ban chỉ huy PCLB cấp xã và cơ quan chuyên môn đê điều để tiến hành xử lý kịp thời;

4. Nội dung văn bản báo cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều hoặc hư hỏng, sự cố đê điều và các công trình trên đê:

a) Thời gian phát hiện vi phạm hoặc hư hỏng, sự cố đê điều;

b) Vị trí, mức độ, đặc điểm, kích thước, diễn biến vi phạm hoặc hư hỏng, sự cố đê điều, đề xuất biện pháp xử lý;

5. Trường hợp phát hiện vi phạm hoặc hư hỏng, sự cố nguy hiểm có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều, phải có biện pháp ngăn chặn kiên quyết và báo cáo gấp Chủ tịch UBND xã; cơ quan chuyên môn cấp huyện và Chi cục quản lý đê điều và PCLB tỉnh để triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 7. Nguồn kính phí và chế độ chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân.

1. Nhân viên quản lý đê nhân dân được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê hàng năm.

2. Nhân viên quản lý đê nhân dân được trang bị bảo hộ lao động khi làm nhiệm vụ (sổ sách ghi chép, áo mưa, ủng, mũ cứng, đèn pin, dụng cụ lao động cần thiết) và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước trong trường hợp bị tai nạn khi làm nhiệm vụ.

3. Nhân viên quản lý đê nhân dân được hưởng chế độ thù lao bán chuyên trách, mức thù lao được hưởng bằng 1/3 mức lương tối thiểu;

Căn cứ khả năng ngân sách của mình, UBND cấp xã quy định mức phụ cấp cho Tổ trưởng và có thể chi trả thù lao cho nhân viên Quản lý đê nhân dân cao hơn mức tối thiểu.

4. Nguồn kinh phí chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân được phân bổ như sau:

- Ngân sách tỉnh: 50%; Ngân sách huyện: 30%; Ngân sách xã: 20%;

- Ngoài ra ngân sách xã chi phí hoạt động hành chính, bảo hộ lao động cho lực lượng quản lý đê nhân dân (phần chi của xã lấy trong quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương thu theo quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ; ngân sách xã và các khoản thu hợp pháp khác từ công trình đê, kè).

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP VÀ CÁC NGÀNH.

Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đê

1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đê:

1.1. Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê, tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; hướng dẫn hoạt động và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này;

1.2. Chỉ đạo phòng chức năng của huyện phối hợp với Hạt Quản lý đê hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đê điều, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân;

1.3. Căn cứ số liệu kiểm kê số Km đê và kè hàng năm trên địa bàn để bố trí dự toán ngân sách hàng năm để chi trả thù lao cho lực luợng quản lý đê nhân dân; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc chi trả thù lao và các chế độ chính sách khác đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.

1.4. Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều và mốc cột Km đê trên thực địa các tuyến đê.

1.5. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều được quy định tại khoản 2- Điều 43 Luật đê điều, cụ thể như sau:

a. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

c. Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;

d. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

đ. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;

e. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

1.6. Phòng chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi cần và báo cáo định kỳ 1 tháng 1 lần vào ngày 05 hàng tháng cho cơ quan quản lý đê điều cấp tỉnh và UBND tỉnh.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê :

2.1. Tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân thuộc địa bàn. Trực tiếp quản lý và điều hành lực lượng quản lý đê nhân dân hoạt động có hiệu quả và bảo vệ đê điều an toàn;

2.2. Bố trí dự toán ngân sách hàng năm để thanh toán chi trả thù lao và thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân tại Điều 7 Quy định này.

2.3. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn theo quy định tại khoản 3- Điều 43 Luật đê điều, cụ thể như sau:

a. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b. Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật đê điều; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;

c. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

d. Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;

đ. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đê để triển khai tổ chức, hướng dẫn hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân.

2. Chỉ đạo Chi cục Quản lý đê điều và PCLB: Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân; Chỉ đạo Hạt quản lý đê chuyên trách phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Tài chính.

Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí dự toán ngân sách hàng năm theo quy định để chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân đối với các huyện có đê, kè; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để duy tu, bão dưỡng và xây dựng, nâng cấp hệ thống đê, kè trên địa bàn tỉnh.

Điều 12. Trách nhiệm của các Sở, Ngành liên quan

Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công an tỉnh và các Sở, Ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc quy định này nhằm quản lý, bảo vệ đê điều an toàn, bền vững.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Quy định này được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh; quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (qua Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão) để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN