cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 Vận động đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 29/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Ngày ban hành: 19-11-2009
  • Ngày có hiệu lực: 29-11-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-04-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 858 ngày (2 năm 4 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 05-04-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 05-04-2012, Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 Vận động đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 26/03/2012 Về Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng-an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2009/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 11 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG QUỸ QUỐC PHÒNG, AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN 10 PHƯỜNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị quyết số 78/2009/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VII, nhiệm kỳ 2004-2011, kỳ họp thứ 14 về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009 và ý kiến của Thường trực HĐND thành phố tại Công văn số 2670/HĐND-VP ngày 05 tháng 11 năm 2009;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng BCH quân sự thành phố và Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này quy định việc vận động đóng góp tự nguyện để xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Danh sách và phân định vùng của từng phường theo phụ lục số 01 kèm theo.

Điều 2. Đối tượng vận động và không vận động

1. Đối tượng vận động đóng góp.

- Hộ gia đình, bao gồm: hộ có hoạt động sản xuất, kinh doanh và hộ không sản xuất, kinh doanh;

- Đơn vị hành chính, sự nghiệp;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Đối tượng không vận động đóng góp.

Hộ gia đình mà chủ hộ là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh ¼; hộ nghèo; hộ cứu tế thường xuyên.

Điều 3. Mức tiền vận động đóng góp:

Mức tiền để vận động các tổ chức, hộ gia đình tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn 10 phường thực hiện thí điểm tổ chức lực lượng Dân quân thường trực được thực hiện theo phụ lục số 02 đính kèm. Ngoài ra, đối với các cơ sở kinh doanh lớn thì tuỳ theo điều kiện thực tế có thể vận động tự nguyện đóng góp ở mức cao hơn.

Điều 4. Tổ chức vận động:

1. Giao Chủ tịch UBND phường phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cùng cấp tổ chức vận động các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 2 Quyết định này trên địa bàn Phường để tùy theo khả năng mà tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh. Quá trình tổ chức vận động phải thực hiện theo các nguyên tắc:

- Không giao chỉ tiêu bắt buộc thu nộp cho cấp dưới để thực hiện, không gắn việc vận động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà tổ chức, hộ gia đình được hưởng;

- Không được vận động các hộ gia đình không sản xuất kinh doanh đóng góp vượt quá mức tối đa tại phụ lục số 02 đính kèm. Trường hợp, có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia đóng góp cao hơn mức tối đa thì các Phường được phép tiếp nhận và nộp đầy đủ vào Quỹ Quốc phòng, an ninh của Phường;

- Phải đảm bảo thực hiện đúng Pháp lệnh dân chủ ở phường, xã (cần bàn bạc, trao đổi, công khai, minh bạch);

- Phải sử dụng biên lai thu tiền do Sở Tài chính phát hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Toàn bộ tiền vận động đóng góp xây dựng Quỹ quốc phòng, an ninh được nộp vào tài khoản tiền gửi, mở tại Kho bạc Nhà nước quận. Quỹ do Chủ tịch UBND phường làm chủ tài khoản.

3. Chủ tịch UBND các quận có các phường thực hiện thí điểm, chịu trách nhiệm triển khai, thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện tại các phường nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong tổ chức vận động.

Điều 5. Quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh:

1. Trích lại 10% trên tổng số vận động được để thanh toán biên lai ấn chỉ, văn phòng phẩm và trả thù lao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác vận động đóng góp.

2. Số còn lại 90% trên tổng số vận động để chi phục vụ cho hoạt động của lực lượng dân quân thường trực với các nội dung cụ thể:

- Chi công tác bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;

- Mua sắm trang thiết bị, trang phục, tài liệu;

- Mua sắm dụng cụ cấp dưỡng, dầu đèn, điện nước, các loại báo chí;

- Các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Số kinh phí này cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

3. Kế toán, báo cáo quyết toán và công khai quỹ.

a. Quỹ được hạch toán kế toán theo chế độ kế toán qui định của Bộ Tài chính.

b. Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng đầu, quý sau), hàng năm (trước ngày 10 của tháng đầu, năm sau), UBND phường báo cáo kết quả thu, chi quỹ trên địa bàn phường gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận; Phòng Tài chính - Kế hoạch quận tổng hợp kết quả thực hiện thu, chi trên địa bàn quận, báo cáo UBND quận và gửi Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

c. Việc thực hiện thu, chi quỹ phải được công khai, minh bạch theo qui định của Bộ Tài chính.

Điều 6. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này; trong đó, có hướng dẫn thực hiện thống nhất chế độ kế toán thu – chi quỹ.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng để tổ chức vận động từ ngày 01 tháng 12 năm 2009.

Điều 8. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Tài chính, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà; Chủ tịch UBND 10 phường có tên trong phụ lục số 01 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH VÀ PHÂN ĐỊNH VÙNG 10 PHƯỜNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

STT

Quận

Phường

Vùng

1

Hải Châu

Hòa Thuận Tây

2

2

Hải Châu

Bình Thuận

2

3

Hải Châu

Hải Châu 2

1

4

Hải Châu

Thuận Phước

2

5

Thanh Khê

Hòa Khê

2

6

Thanh Khê

Xuân Hà

2

7

Liên Chiểu

Hòa Minh

3

8

Liên Chiểu

Hòa Khánh Bắc

3

9

Sơn Trà

An Hải Bắc

2

10

Sơn Trà

Thọ Quang

2

 

PHỤ LỤC 2

MỨC VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP TỐI ĐA ĐỂ XÂY DỰNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH ĐỐI VỚI 10 PHƯỜNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN THƯỜNG TRỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Đơn vị tính: Đồng/tháng

STT

Đối tượng

Mức vận động đóng góp tối đa

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

1

Hộ gia đình không sản xuất kinh doanh

20.000

15.000

10.000

2

Hộ gia đình có sản xuất kinh doanh

80.000

50.000

30.000

3

Đơn vị hành chính sự nghiệp

100.000

70.000

40.000

4

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Cơ sở kinh doanh khách sạn, vũ trường

100.000

200.000

70.000

100.000

40.000

60.000

Ngoài mức vận động nêu trên, đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh lớn thì mức vận động đóng góp là: 500.000 đồng/tháng/đơn vị, và tùy theo điều kiện thực tế có thể vận động đóng góp cao hơn.