cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 24/08/2009 Sửa đổi quy định kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-UBND về sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 45/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Ngày ban hành: 24-08-2009
  • Ngày có hiệu lực: 03-09-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-04-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 956 ngày (2 năm 7 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-04-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-04-2012, Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 24/08/2009 Sửa đổi quy định kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-UBND về sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 06/04/2012 Quy định lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 45/2009/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 24 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 86/2008/QĐ-UBND NGÀY 22/10/2008 CỦA UBND TỈNH TÂY NINH BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬ DỤNG KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Quyết định số 555/2005/QĐ-UBND ngày 09/6/2005 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 173/TTr-STC ngày 11/6/2009;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau:

1. Sửa đổi Điều 3 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND như sau:

Trong một số trường hợp dự án có tính đặc thù riêng, UBND tỉnh xem xét quyết định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) trích kinh phí để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với thực tế, nhưng không vượt quá mức 02% theo quy định.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Quy định kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND như sau:

a). Sửa đổi điểm c khoản 1:

“c) Trích 05% về cho Hội đồng thẩm định cấp tỉnh (Giao cơ quan thẩm định cấp tỉnh quản lý) để chi phục vụ công tác chỉ đạo của tỉnh về bồi thường giải tỏa đối với dự án. Trường hợp dự án có thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thì phần kinh phí này được chuyển về cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh của dự án (Phần kinh phí trích này là khoản chi ngoài phần chi phí kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được hưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND”

b). Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1:

“ d) Chi 10% cho cơ quan thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Gọi tắt là cơ quan thẩm định) thực hiện như sau:

- Trường hợp Hội đồng thẩm định phương án BT, HT & TĐC cấp tỉnh (hoặc cơ quan thẩm định cấp tỉnh) thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh (hoặc cơ quan thẩm định cấp tỉnh) được hưởng toàn bộ 10% kinh phí chi cho cơ quan thẩm định.

- Trường hợp Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh (hoặc Cơ quan thẩm định cấp tỉnh) thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất và tài sản trên đất của dự án thì Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh (hoặc cơ quan thẩm định cấp tỉnh) hưởng 05% kinh phí chi cho cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị xã hưởng 05% kinh phí chi cho cơ quan thẩm định.

- Trường hợp cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị thẩm định và trình UBND huyện, thị phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh (hoặc cơ quan thẩm định cấp tỉnh) không thực hiện thẩm định về giá bồi thường hỗ trợ về đất và tài sản trên đất của dự án do áp dụng giá bồi thường và chính sách hỗ trợ theo quy định của tỉnh, thì cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị hưởng toàn bộ 10% kinh phí chi cho cơ quan thẩm định.”

c). Bổ sung điểm h khoản 1:

“ h) Khoản kinh phí này là kinh phí sử dụng để chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Vì vậy, trong năm nếu Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BT GPMB) huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) chưa sử dụng hết khoản kinh phí này theo dự toán được duyệt thì số dư của khoản kinh phí này sẽ được chuyển sang kinh phí chi cho các hoạt động trực tiếp của Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) của năm sau.”

d). Bổ sung khoản 2 Điều 5 của Quy định kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND như sau:

“Cụ thể các khoản chi lương và phụ cấp kiêm nhiệm như sau:

- Chi lương cho lực lượng chuyên trách (kể cả lương của hợp đồng nhân viên Ban BT GPMB chuyên trách huyện, thị xã) và chi phụ cấp kiêm nhiệm cho lực lượng bán chuyên trách theo Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền (Bao gồm: Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chuyên viên giúp việc của Hội đồng, …) không áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm cho chức danh Trưởng Ban BT GPMB các huyện, thị do thủ trưởng của một đơn vị khác kiêm nhiệm.

- Tiền lương cho cán bộ chuyên trách làm công tác bồi thường áp dụng theo quy định về chế độ tiền lương hiện hành.

Trường hợp chức danh Trưởng Ban BT GPMB các huyện, thị do thủ trưởng một đơn vị khác kiệm nhiệm thì mức kiêm nhiệm thực hiện theo Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.

Khoản kinh phí này là kinh phí sử dụng để chi cho hoạt động thường xuyên của Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) kể cả chi phụ cấp kiêm nhiệm cho lực lượng bán chuyên trách theo Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền. Vì vậy, đối với phần kinh phí này nếu Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) sử dụng tiết kiệm được tăng thu nhập tương ứng theo loại hình đơn vị sự nghiệp đã phân loại.”

đ). Bổ sung thêm khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cho Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) theo tiến độ cụ thể như sau:

- Sau khi có quyết định phê duyệt phương án tổng thể vể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, chủ đầu tư tạm ứng cho Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) 30% tổng kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt phương án tổng thể của dự án.

- Sau khi có quyết định phê duyệt phương án chi tiết vể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, chủ đầu tư tạm ứng tiếp cho Ban BT GPMB huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng BT GPMB) toàn bộ kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt tại quyết định phê duyệt phương án chi tiết của dự án (sau khi trừ đi phần kinh phí đã tạm ứng).

Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện, thị (hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng bồi thường, giải phóng mặt bằng) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ có liên quan về kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án (phiếu thu, hợp đồng công việc) để chủ đầu tư thanh quyết toán khoản kinh phí này theo quy định hiện hành.

3. Bổ sung vào Điều 6 của Quy định kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND như sau:

“Kê biên gồm các công việc sau: Kiểm tra đo đạc diện tích đất, tài sản trên đất bị thu hồi, thống kê số liệu có liên quan làm cơ sở xác định các chính sách hỗ trợ,....

Định mức về số lượng người tham gia đoàn công tác và số lượng hộ gia đình, cá nhân và tổ chức mà đơn vị có chức bồi thường giải phóng mặt bằng phải thực hiện điều tra như sau:

- Công tác kê biên:

+ Số lượng tối thiểu hộ gia đình, cá nhân và tổ chức phải thực hiện điều tra trong một (01) ngày là mười (10) hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

+ Số lượng người tối đa là mười (10) người/đoàn công tác.

- Công tác điều tra, khảo sát giá đất:

+ Số lượng tối thiểu hộ gia đình, cá nhân và tổ chức phải thực hiện điều tra trong một ( 01) ngày là mười (10) hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

+ Số lượng người tối đa là năm (05) người/đoàn công tác.

Mỗi mức giá bồi thường về đất có ít nhất từ hai ( 02) đến ba ( 03) kết quả điều tra, khảo sát giá đất khác nhau.

- Công tác vận động, tuyên truyền, …:

+ Số lượng tối thiểu hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện tuyên truyền trong một (01) ngày là ba (03) hộ gia đình, cá nhân.

+ Số lượng người tối đa là tám (08) người/đoàn công tác.

+ Kèm theo chủ trương của UBND huyện, thị và biên bản vận động”

Định mức trên là khung hướng dẫn thực hiện. Tùy tình hình thực tế ở địa phương mà từng đơn vị được giao làm công tác bồi thường có quy định cụ thể cho phù hợp, đảm bảo được yêu cầu chất lượng công việc, nhưng không được vượt khung hướng dẫn nêu trên.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND như sau:

“1. Quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC:

- Ban BT GPMB huyện, thị xã (hoặc đơn vị có chức năng BT GPMB) có trách nhiệm quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với chủ đầu tư (toàn bộ kinh phí được trích) bằng phiếu thu hoặc bằng hợp đồng công việc của đơn vị với chủ đầu tư.

- Chủ đầu tư quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án với Kho bạc Nhà nước bằng phiếu thu của Ban BT GPMB huyện, thị hoặc đơn vị có chức năng BT GPMB (trường hợp chi bằng tiền mặt), hoặc bằng giấy chuyển khoản (trường hợp chuyển khoản kèm thông báo đề nghị nộp tiền của đơn vị có chức năng BT GPMB) hoặc hợp đồng công việc giữa đơn vị có chức năng BT GPMB với chủ đầu tư.

2. Quản lý, quyết toán kinh phí hoạt động của Ban BT GPMB huyện, thị xã (hoặc đơn vị có chức năng BT GPMB) theo Quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định tại Điều 5 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND”

Điều 2. Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký; những nội dung không sửa đổi của Quyết định số 86/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 vẫn còn hiệu lực thi hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tây Ninh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Hùng Việt