cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 04/2009/CT-UBND ngày 12/08/2009 Về việc đẩy mạnh công tác thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 04/2009/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Ngày ban hành: 12-08-2009
  • Ngày có hiệu lực: 22-08-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 31-08-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1105 ngày (3 năm 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 31-08-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 31-08-2012, Chỉ thị số 04/2009/CT-UBND ngày 12/08/2009 Về việc đẩy mạnh công tác thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 31/08/2012 Công bố các danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành liên quan đến dịch vụ công trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư và đất đai trên địa bàn tỉnh đã qua rà soát”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 04/2009/CT-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 12 tháng 8 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỊU LỰC VÀ CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Thực hiện Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng, hướng dẫn Kiểm tra và Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Trong thời gian qua, công tác Kiểm tra, Chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên điạ bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng vẫn còn một số tồn tại như: Chủ đầu tư chưa tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai, đôi khi còn mang tính đối phó, hình thức, thậm chí có trường hợp Chủ đầu tư không triển khai công tác này đối với các công trình bắt buộc phải kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.

Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên và triển khai thực hiện Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/09/2008 cuả Bộ Xây dựng, hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là Kiểm tra, Chứng nhận), UBND tỉnh chỉ thị:

1. Sở Xây dựng:

a) Có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra công tác Kiểm tra, Chứng nhận của Chủ đầu tư. Kịp thời có văn bản gửi các Chủ đầu tư để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

 b) Phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, để xử lý vướng mắc phát sinh trong công tác Kiểm tra, Chứng nhận. Đồng thời, báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh biết để xử lý.

c) Hằng năm, rà soát các danh mục dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và thông báo các công trình bắt buộc phải Kiểm tra, Chứng nhận.

d) Tiếp nhận và quản lý giấy Chứng nhận do Chủ đầu tư gửi theo quy định của Thông tư số 16/2008/TT-BXD nói trên và giúp UBND tỉnh cung cấp thông tin về điều kiện năng lực của các tổ chức kiểm tra, tổ chức chứng nhận để Bộ Xây dựng tổng hợp, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Các Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, căn cứ theo chức năng quyền hạn được phân cấp quản lý về chất lượng công trình xây dựng, chủ động tiến hành hướng dẫn, kiểm tra và quản lý công tác kiểm tra, chứng nhận, nhằm ngăn ngừa các sai phạm xảy ra và chấn chỉnh công tác này đối với các công trình theo chuyên ngành của mình quản lý.

3. UBND các huyện, thị xã và thành phố:

a) Chỉ đạo Ban quản lý các dự án, các Chủ đầu tư có công trình trên địa bàn của mình quản lý, nghiêm túc thực hiện công tác Kiểm tra, Chứng nhận theo quy định của pháp luật.

b) Giao cho các phòng chức năng kiểm tra, hướng dẫn, giám sát và quản lý công tác Kiểm tra và Chứng nhận đối với các công trình trên địa bàn của địa phương mình phụ trách.

4. Chủ đầu tư:

a) Xác định rõ các loại công trình bắt buộc phải thực hiện công tác Kiểm tra, Chứng nhận được quy định tại khoản 3, khoản 4 mục I Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng.

b) Lựa chọn và hợp đồng với tổ chức có năng lực thực hiện Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi triển khai thi công công trình thuộc loại bắt buộc hay được yêu cầu kiểm tra chứng nhận.

c) Đối với việc Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo chịu lực: Nộp giấy chứng nhận kèm báo cáo kết quả kiểm tra và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, để kiểm tra và quản lý. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì phải báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để kiểm tra và xử lý.

d) Đối với việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: Nộp giấy chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi Chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước là người yêu cầu. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì phải báo cáo việc này cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để kiểm tra và xử lý.

5. Các tổ chức Kiểm tra và Chứng nhận:

Phải thực hiện đúng trình tự nội dung kiểm tra và chứng nhận theo khoản 2, khoản 3 mục II của Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng. Trong đó cần chú trọng một số điểm sau:

a) Lập Đề cương thực hiện việc Kiểm tra và Chứng nhận cho công trình.

b) Nghiêm túc thực hiện việc Kiểm tra và Chứng nhận một cách khách quan, áp dụng đầy đủ các Tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo kết quả thực và chính xác.

c) Tập trung kiểm tra vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm hoạ, các tài liệu quản lý chất lượng của công trình, các số liệu quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu có liên quan tới sự ổn định chung công trình.

d) Phải cử cán bộ có kinh nghiệm và năng lực theo quy định, nắm vững các tiêu chuẩn ngành có liên quan để tham gia Kiểm tra và Chúng nhận.

6. Các nhà thầu xây lắp:

a) Thực hiện đầy đủ các quy trình về quản lý chất lượng công trình xây dựng, được quy định tại Điều 19 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

b) Cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện cho tổ chức Kiểm tra và Chứng nhận để đạt được hiệu quả cao nhất.

7. Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố; các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, nghiêm túc triển khai thực hiện. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nghiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
-Như mục 7;
-Bộ Xây dựng (báo cáo);
-TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
-Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (báo cáo);
-UBMTTQ tỉnh (báo cáo);
-Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp (báo cáo);
-Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng (báo cáo);
-CT, các PCT UBND tỉnh;
-Các Ban thuộc HĐND tỉnh;
-Đài PT-TH tỉnh; Báo ĐăkLăk;
-Công báo tỉnh; Website tỉnh;
-Lãnh đạo VP UBND tỉnh;-Sở Tư pháp;
-Lưu VT,TH,TM,NC,NL,VX,CN(CH-300);
(Chỉ thị kiểm tra - chứng nhân công trình)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lữ Ngọc Cư