cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Về Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 860/QĐ-BQP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Ngày ban hành: 01-04-2009
  • Ngày có hiệu lực: 01-04-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-10-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2389 ngày (6 năm 6 tháng 19 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-10-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-10-2015, Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Về Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 96/2015/TT-BQP ngày 31/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Về Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 860/QĐ-BQP

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ vào Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 194/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ vào Quyết định số 73/2008/QĐ-BGĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình khung về đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở;

Theo đề nghị của Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình chi tiết đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các chương trình đào tạo trước dây trái với chương trình này đều bãi bỏ.

Điều 3. Đồng chí Tổng Tham trưởng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường, Bộ CHQS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Phùng Quang Thanh

 

CHƯƠNG TRÌNH

CHI TIẾT ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 860/QĐ-BQP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng BQP)

I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, YÊU CẦU ĐÀO TẠO

A. ĐỐI TRƯỢNG ĐÀO TẠO

1. Là đảng viên, đoàn viên ưu tú đang giữ cương vị chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn chưa được đào tạo nhưng còn trong quy hoạch nguồn cán bộ công chức cấp xã. Người đã qua các chức vụ cán bộ trung đội, thôn đội, Tiểu đội trưởng hoặc Khẩu đội trưởng dân quân; quân nhân phục viên, xuất ngũ và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân được xếp trong nguồn quy hoạch cán bộ chỉ huy quân sự cấp xã.

2. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực công tác; độ tuổi, không quá 35 tuổi đối với nam, không quá 30 tuổi đối với nữ; Trình độ học vấn tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên. Có đủ sức khoẻ học tập công tác.

B. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo người học có kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn. Tốt nghiệp ra trường đạt trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở; trình độ chuyên môn quân sự tương đương sĩ quan dự bị cấp phân đội; có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương tại các nhà trường quân đội; có phẩm chất chính trị, sức khoẻ và khả năng phát triển lên các cương vị cao hơn của Đảng và chính quyền ở địa phương.

C. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Đào tạo đội ngũ Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với nhân dân; có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng trước những thử thách khó khăn, phức tạp của đất nước và cơ sở; có năng lực và uy tín tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phương, thị trấn; có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có quan điểm quần chúng tốt, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị; đoàn kết; tác phong sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, dân chủ, quyết đoán.

2. Có kiến thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Thực hành tốt kỹ năng quân sự, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác theo cương vị chức trách được giao; làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở về công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Là cơ sở để vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở địa phương.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

A. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC CHUNG VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1. Khối lượng kiến thức: 2.485 tiết.

2.485 tiết

TT

NỘI DUNG

Thời gian (tiết)

1

Kiến thức các môn chung

425

2

Kiến thức cơ sở ngành

260

3

Kiến thức chuyên môn

1.520

4

Thực tập ở cơ sở

175

5

Ôn, Thi tốt nghiệp

105

+

Tổng:

2.485

B. KIẾN THỨC CÁC MÔN CHUNG

 

I. MÔN: CHÍNH TRỊ

93

1

Triết học Mác - Lê nin cơ sở thế giới quan và phương pháp luật khoa học

6

2

Chủ nghĩa duy vật Mác xít

6

3

Phép biện chứng duy vật

8

4

Lý luận nhận thức

6

5

Lý luận hình thái kinh tế xã hội

6

6

Sản xuất hàng hóa và quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa

6

7

Sản xuất giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của CNTB

6

8

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

6

9

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

6

10

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

6

11

Xã hội XHCN và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam

6

12

Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

6

13

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

5

14

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng

6

*

Thảo luận môn chính trị

8

*

Ôn môn chính trị

8

*

Thi kiến thức phần chính trị

4

 

II. MÔN: PHÁP LUẬT

61

1

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8

2

Pháp luật, thực hiện pháp luật và pháp chế ở cấp xã

8

3

Khái quát về quản lý hành chính Nhà nước

8

4

Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

8

5

Công vụ, công chức

6

6

Cải cách hành chính Nhà nước

3

*

Thảo luận môn Pháp luật

8

*

Ôn môn Pháp luật

8

*

Thi kiến thức phần Pháp luật

4

 

III. MÔN: THỂ THAO QUÂN SỰ

50

1

Hai bài thể dục tay không 24 động tác

10

2

16 động tác võ thể dục

10

3

Vượt vật cản K91

10

4

Chạy vũ trang 3.000 m

8

*

Ôn luyện

8

*

Kiểm tra môn thể thao quân sự

4

 

IV. MÔN: NGOẠI NGỮ

95

1

Bài 1: Hello evybody!

8

2

Bài 2: Meeting peoplo

8

3

Bài 3: The World of Work

8

4

Bài 4: Take it easy!

8

5

Bài 5: Where do you live?

8

6

Bài 6: Can you speak English?

8

7

Bài 7: The and now

8

8

Bài 8: How long ago?

8

9

Bài 9: Food you like!

8

10

Bài 10: Bigger and beetter!

8

*

Ôn luyện

11

*

Kiểm tra môn ngoại ngữ

4

 

V. MÔN: TIN HỌC

120

1

Thông tin và xử lý thông tin

2

2

Cấu chức tổng quát của máy vi tính điện tử

2

3

Hệ điều hành

5

4

Quản lý hệ thống file

3

5

Các thao tác soạn thảo cơ bản

12

6

Một số chức năng thường dùng của hệ thống soạn thảo văn bản

6

7

Bảng biểu và đồ hoạ trong hệ thống soạn thảo văn bản

12

8

In ấn trong hệ soạn thảo văn bản

3

9

Giới thiệu về bảng tính điện tử

3

10

Nhập dự liệu và tính toàn trên bảng tính điện tử

9

11

Thao tác với hàm trong bảng tính điện tử

9

12

Quản trị dữ liệu trong bảng tính điện tử

3

13

Kết xuất dữ liệu từ bảng tính điện tử

9

14

Giới thiệu về trình chiến điện tử

3

15

Cập nhật, định dạng trong trình chiếu điện tử

9

16

Sử dụng mạng LAN

6

17

Truy cập internet

12

18

Sử dụng ứng dụng

12

 

C. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

260 tiết

 

I. MÔN: NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ

65

1

Phương pháp và kỹ năng hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã

8

2

Quản lý kinh tế, tài chính của chính quyền cấp xã

8

3

Quản lý đất đai và địa giới hành chính của chính quyền cấp xã

6

4

Quản lý văn hóa, xã hội của chính quyền cấp xã

6

5

Quản lý giao thông công chính

6

6

Quản lý hành chính, tư pháp của chính quyền cấp xã

6

7

Quản lý quốc phòng, an ninh, dân tộc và tôn giáo của chính quyền cấp xã

8

*

Thảo luận

5

*

Ôn

8

*

Thi môn quản lý Nhà nước ở cơ sở

4

 

II. MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

50

1

Một số vấn đề tâm lý học đại cương

4

2

Một số vấn đề tâm lý học quân sự

4

3

Những hiện tượng tâm lý xã hội thường gặp trong quá trình lãnh đạo quản lý

4

4

Những hiện tượng tâm lý xã hội thường gặp trong quá trình lãnh đạo quản lý và thực hiện nhiệm vụ quân sự ở cấp xã, phường, thị trấn

4

5

Phẩm chất, nhân cách của người chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn

4

6

Một số vấn đề tâm lý xã hội trong công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở

4

7

Báo cáo thực tế những hiện tượng tâm lý xã hội trong hoạt động quân sự ở cơ sở

4

*

Thảo luận

6

*

Ôn

12

*

Thi viết kết thúc môn

4

 

III. MÔN: CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ; CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở CƠ SỞ

95

 

A. CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ

58

1

Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành công tác quốc phòng, quân sự địa phương

4

2

Những vấn đề cơ bản công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương

4

3

Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

4

4

Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, hoạt động và chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ

4

5

Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện lực lượng dự bị động viên

4

6

Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng và động viên quân dự bị

4

7

Công tác đảng, công tác chính trị trong phòng chống thiên tai của lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên

4

8

Công tác đảng, công tác chính trị đối với dân quân tự vệ khi tham gia giải quyết “điểm nóng”

4

9

Công tác đảng, công tác chính trị trong phòng chống “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ

4

*

Thảo luận

8

*

Ôn

10

*

Thi viết kết thúc môn

4

 

B. CÔNG TÁC DÂN VẬN

37

1

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác dân vận

3

2

Nội dung, phương pháp công tác dân vận của tổ chức Đảng ở cơ sở

3

3

Công tác mặt trận, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ chức ở cơ sở

3

4

Tổ chức và hoạt động của Ban Dân vận địa pưhơn

3

5

Công tác vận động nhân dân, tổ chức hoạt động cảu hội nông dân ở cơ sở

3

6

Công tác vận động phụ nữ, tổ chức hoạt động của hội phụ nữ ở cơ sở

3

7

Công tác vận động thanh niên, tổ chức hoạt động của đoàn thanh niên ở cơ sở

3

*

Thảo luận

4

*

Ôn công tác dân vận

8

*

Thi viết kết thúc môn công tác dân vận

4

 

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI

50

1

Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

3

2

Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam

3

3

Đường lối Quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

3

4

Quản lý Nhà nước về quốc phòn, công tác quốc phòng ở cấp xã, huyện

3

5

Chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam

4

6

Thời đại ngày nay và những xu hướng thế giới

4

7

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong giai đoạn hiện nay

3

8

Đường lối Đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

4

9

Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN và một số nước khác

3

*

Thảo luận

8

*

Ôn

8

*

Thi viết một số về quốc phòng, an ninh và đối ngoại

4

 

D. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

1.520 tiết

 

I. ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ

55

 

A. ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG VÀ CÓ SÚNG

27

1

Nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ

4

2

Tiến, lùi, qua phải, qua trải, ngồi xuống, đứng dậy, bỏ mũ, đội mũ. đặt mũ

4

3

Chào, chào báo cáo

4

4

Đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân và chạy đều, đứng lại, đổi chân

8

5

Giậm chân, đứng lại, đổi chân; đang giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại

4

6

Khám súng

3

 

B. Đội ngũ đơn vị

28

1

Đội hình tiểu đội, trung đội, đại đội hàng ngang, hàng dọc

8

2

Đội hình khi tập trung toàn bộ lực lượng dân quân xã, phường, thị trấn

2

*

Ôn luyện

14

*

Thi điều lệnh Đội ngũ: Thi thực hành, trả lời vấn đáp

4

 

II. KỸ THUẬT ĐÁNH GẦN (TAY KHÔNG ĐÁNH BẮT ĐỊCH, VÕ GẬY)

57

 

A. KỸ THUẬT ĐÁNH BẮT ĐỊCH

15

1

Động tác cơ bản

5

2

Tay không đánh bắt địch

5

3

Đánh bắt địch có vũ khí

5

 

B. ĐÁNH GẦN DÙNG TRƯỜNG CÔN, ĐOẢN CÔN

42

1

Thế cơ bản

5

2

Kỹ thuật cơ bản

5

3

Sử dụng trường côn, đoản côn tự vệ và chiến đấu

5

4

Đánh tổng hợp

5

*

Ôn luyện

18

*

Thi kết thúc môn

4

 

III. ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ, VŨ KHÍ HÓA HỌC, SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CAO

56

 

A. ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

20

1

Những vấn đề chung về bản đồ

5

2

Các phép đo trên bản đồ

6

3

Sử dụng bản đồ địa hình quân sự, ống nhòm, địa bàn

14

 

B. VŨ KHÍ HÓA HỌC, SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CAO

30

1

Vũ khí hóa học, sinh học và cách phòng chống

5

2

Một số loại vũ khí công nghệ cao: Bom đạn điều khiển, tên lửa hành trình

8

*

Ôn

14

*

Thi kết thúc môn

4

 

IV. HẬU CẦN - KỸ THUẬT TRONG KHU VỰC PHÒNG THỦ

52

1

Công tác Hậu cần - kỹ thuật ở cơ sở xã, phường, thị trấn

7

2

Công tác Tham mưu hậu cần quân sự ở xã, phường, thị trấn

8

3

Lập dự toán ngân sách quốc phòng xã, phường, thị trấn

17

4

Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hỏa tốc

7

5

Tổ chức hậu cần - kỹ thuật trong khu vực phòng thủ huyện (quận, thị xã)

7

*

Thi viết kết thúc môn: các lập dự toán ngân sách quốc phòng xã, phường, thị trấn

6

 

V. MÔN: KỸ THUẬT SÚNG BỘ BINH

120

1

Binh khí một số loại súng trang bị cho dân quân tự vệ

10

2

Học bắn (có thực hành bắn đạn thật) mục tiêu cố định ban ngày trong các loại súng tiểu liên AK; súng trường SKS; K63; AR15

80

3

Học bắn súng K54 bài 1 (có thực hành bắn đạn thật)

30

 

VI. KỸ THUẬT LỰU ĐẠN, MÌN, THUỐC NỔ

85

 

A. KỸ THUẬT LỰU ĐẠN

30

1

Tính năng, cấu tạo, tác dụng lựu đan

10

2

Ném lựu đạn xa trúng hướng, trung mục tiêu

20

 

B. KỸ THUẬT MÌN

30

1

Mìn của ta và cách bố trí bãi mìn, bẩy mìn

15

2

Tính năng, cấu tạo một số loại mìn của địch

15

 

C. KỸ THUẬT THUỐC NỔ

25

1

Một số loại thuốc nổ thường dùng

10

2

Đồ dùng gây nổ, cách chắp nối và cách gói buộc lượng nổ

15

 

VII. KỸ THUẬT PHÁO, CỐI, SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG

50

1

Hiểu biết chung về pháo ĐKZ 82mm

10

2

Hiểu biết chung về súng cối 60 mm

15

3

Hiểu biết chung về súng cối 82 mm

10

4

Hiểu biết chung về súng máy phòng không 12,7 mm

15

 

VIII. KỸ THUẬT CÔNG SỰ, NGỤY TRANG, VŨ KHÍ TỰ TẠO

85

 

A. KỸ THUẬT CÔNG SỰ, NGUỴ TRANG

25

1

Hầm bí mật

10

2

Công sự, nguỵ trang

15

 

B. vũ khí tự tạo

60

1

Những vấn đề chung

10

2

Vũ khí tự tạo và vật cản không có chất nổ

20

3

Vũ khí tự tạo có chất nổ

10

4

Phóng nổ

10

5

Sử dụng vũ khí tự tạo trong chiến đấu

10

 

IX. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CHIẾN ĐẤU BỘ BINH DÂN QUÂN TỰ VỆ

50

1

Những vấn đề chung

10

2

Tổ chức và phương pháp huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh dân quân tự vệ

20

3

Chuẩn bị và thực hành huấn luyện

20

 

X. CHIẾN THUẬT TỪNG NGƯỜI

50

1

Các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường

10

2

Lợi dụng địa hình, địa vật

10

3

Từng người trong chiến đấu tiến công (đánh địch ngoài công sự)

10

4

Từng người trong chiến đấu phòng ngự

10

5

Từng người làm nhiệm vụ tuần tra canh gác

10

 

XI. CHIẾN THUẬT TỔ BỘ BINH DÂN QUÂN TỰ VỆ

85

1

Tổ dân quân tự vệ đánh chiếm mục tiêu

15

2

Tổ dân quân tự vệ chiến đấu ngăn chặn

15

3

Tổ dân quân tự vệ bắn mục tiêu bay thấp bằng súng bộ binh

15

4

Tổ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ tuần tra cánh gác

10

5

Tổ dân quân tự vệ chiến đấu bảo vệ mục tiêu trong đô thị

15

6

Tổ dân quân tự vệ đánh một số mục tiêu trong đô thị

15

 

XII. CHIẾN THUẬT TIỂU ĐỘI BỘ BINH DÂN QUÂN TỰ VỆ

100

1

Tiểu đội dân quân chiến đấu bảo vệ thôn

20

 

Tiểu đội dân quân tự vệ chiến đấu bảo vệ mục tiêu trong đô thị

20

 

Tiểu đội dân quân tự vệ đánh một số mục tiêu trong đô thị

20

 

Tiểu đội dân quân chiến đấu tập kích

20

 

Tiểu đội dân quân chiến đấu phục kích

20

 

XIII. CHIẾN THUẬT TRUNG ĐỘI BỘ BINH DÂN QUÂN TỰ VỆ

100

 

A. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH

100

1

Trung đội dân quân chiến đấu bảo vệ thôn

20

2

Trung đội dân quân tự vệ chiến đấu bảo vệ mục tiêu trong đô thị

20

3

Trung đội dân quân tự vệ đánh địch đổ bộ đường không bằng máy bay lên thẳng

20

4

Trung đội dân quân tự vệ chiến đấu tập kích

20

5

Trung đội dân quân tự vệ chiến đấu phục kích

20

 

B. chương trình vận dụng (theo vùng miền)

 

1

Trung đội dân quân tự vệ chiến đấu ở địa hình đồng nước

 

2

Trung đội dân quân tự vệ chống xâm nhập biên giới

 

3

Trung đội dân quân tự vệ chống xâm nhập đường biển

 

 

XIV. CHIẾN THUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ TRONG TÌNH HUỐNG A2

120

1

Phân đội bộ binh dân quân tự vệ bảo vệ mục tiêu trong tình huống A2

40

2

Phân đội bộ binh dân quân tự vệ đánh chiếm lại mục tiêu trong tình huống A2

40

3

Dân quân tự vệ tham gia làm công tác vận động quần chúng trong tình huống A2

40

 

XV. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ

50

1

Những vấn đề chung về tổ chức, phương pháp huấn luyện chiến thuật

10

2

Nội dung, phương pháp chuẩn bị huấn luyện đội ngũ chiến thuật cho phân đội (tiểu đội, trung đội) dân quân tự vệ

20

3

Thứ tự nội dung thực hành huấn luyện đội ngũ chiến thuật cho phân đội (tiểu đội, trung đội) dân quân tự vệ

20

 

XVI. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở CƠ SỞ

50

 

A. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG

16

1

Lịch sử quốc phòng quân sự Việt Nam

4

2

Công tác quốc phòng - quân sự địa phương ở cơ sở trong tình hình mới

4

3

Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân ở xã, phường, thị trấn trong tình hình mới

4

4

Một số chế độ chính sách về quốc phòng và hậu phương quân đội

4

 

B. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Ở CƠ SỞ

34

1

Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

4

2

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới

4

3

Xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở cơ sở

4

4

Những nội dung cơ bản trong công tác đăng ký, quản lý, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ

4

*

Ôn

14

*

Thi viết kết thúc môn

4

 

XVII. XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CHIẾN ĐẤU TRONG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA HUYỆN

50

1

Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu trong khu vực phòng thủ huyện

8

2

Tổ chức và xây dựng khu vực phòng thủ huyện

8

3

Hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ

8

4

Tỏ chức, sử dụng dân quân tự vệ tham gia phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ

8

*

Ôn

14

*

Thi viết kết thúc môn

4

 

XVIII. CÔNG TÁC CỦA CHỈ HUY TRƯỞNG QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

50

1

Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ phương pháp công tác của Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn

25

2

Nội dung, phương phương làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về lanh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương

25

 

XIX. VĂN KIỆN CHỈ HUY CHIẾN ĐẤU CẤP XÃ

85

1

Kế hoạch chiến đấu trị an ở xã, phường, thị trấn

10

2

Kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

10

*

Ôn luyện tập bài

65

 

XX. CHUYỂN TRẠNG THÁI SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CHUYỂN ĐỊA PHƯƠNG TỪ THỜI BÌNH SANG THỜI CHIẾN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

50

1

Thứ tự các bước chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang ở xã, phường, thị trấn

6

2

Chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến

6

3

Thứ tự các bước chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương từ thời bình sang thời chiến ở xã, phường, thị trấn

6

*

Ôn luyện tập bài

32

 

XXI. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DIỄN TẬP VÀ THỰC HÀNH DIỄN TẬP Ở CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

120

1

Cách làm kế hoạch và phương pháp tổ chức thực hành diễn tập ở cơ sở

60

2

Thực hành chỉ huy diễn tập cấp xã

60

 

E. THỰC TẬP Ở CƠ SỞ

175 tiết

1

Thực tập chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn

175 tiết

 

 

 

F. THI TỐT NGHIỆP

 

I. MÔN: CHÍNHT RỊ

28

1

Ôn

24

2

Thi viết

4

 

II. MÔN: LÝ LUẬN QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG

28

1

Ôn

23

2

Thi vấn đáp

5

 

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN ĐẤU TRỊ AN CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN BẢN ĐỒ

49

1

Ôn luyện

43

2

Thi thực hành tác nghiệp trên bản đồ

6

III. TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

1. Chương trình đào tạo cán bộ Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn được thực hiện tại trường quân sự cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

2. Việc chiêu sinh mở lớp đào tạo do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các huyện (thị) ủy căn cứ vào quy hoạch quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn lập danh sách, hồ sơ lý lịch báo cáo Ban Thường vụ tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn.

3. Ban Chỉ đạo lớp Đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn các tỉnh trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình quy định. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng bảo đảm, yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ quân sự để đưa thêm các nội dung (bài) phục vụ cho nhiệm vụ chínht rị của địa phương với tỷ lệ thích hợp.

4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chỉ đạo trường quân sự phối hợp với trường chính trị cấp tỉnh xây dựng quy chế, kế hoạch giáo dục đào tạo và chương trình chi tiết; phân chia thời gian giảng dạy, thảo luận, thực hành; bảo đảm giáo viên; tổ chức thực hiện đà tạo cán bộ Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn năm học 2009 - 2015 trình Ban Chỉ đạo lớp đào tạo và ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn.

5. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo trường quân sự tổ chức kiểm tra và thi tốt nghiệp cuối khóa, cấp bằng tốt nghiệp cho học viên theo mẫu quy định thống nhất do Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quản lý./.