cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 05/05/2009 Về việc nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 06/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Ngày ban hành: 05-05-2009
  • Ngày có hiệu lực: 05-05-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-04-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1802 ngày (4 năm 11 tháng 12 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-04-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-04-2014, Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 05/05/2009 Về việc nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND ngày 01/04/2014 Nghiêm cấm hành vi hủy diệt trong khai thác thủy sản ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH Đ
K LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 05 tháng 05 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC NGHIÊM CẤM HÀNH VI HỦY DIỆT TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN NỘI ĐỊA

Trong thời gian qua, Chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác thủy sản trái quy định pháp luật (xung điện, ngư cụ không đúng quy định, vật liệu nổ, chất độc ...). Tuy nhiên, nạn dùng vật liệu nổ, ngư cụ không đúng quy định, chất độc đánh bắt thủy sản vẫn còn tái diễn, tình trạng dùng xung điện đđánh bắt thủy sản ở ao, hồ, đầm, sông suối, đồng ruộng, phá hoại môi trường sinh thái làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản có chiều hướng gia tăng.

Đkhắc phục tình trạng trên nhằm bảo vệ môi trường, tạo tính bền vững ổn định nguồn lợi trong hoạt động khai thác thủy sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng vật liệu nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ không đúng quy định theo Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành, nghề thủy sản.

2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công thương có biện pháp quản lý nghiêm ngặt các nguồn thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, chất độc theo đúng quy định của pháp luật; kiên quyết không để rò r, thất thoát ra ngoài thị trường dưới mọi hình thức các loại vật liệu này.

3. Sở Công thương, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng ngay các biện pháp nghiệp vụ để điều tra nắm chắc và xử lý nghiêm các đối tượng: Buôn bán, tàng trữ vật liệu nổ, các đối tượng dùng xung điện, ngư cụ không đúng quy định, chất độc để đánh bắt thủy sản. Cần phân loại những nhóm đối tượng này để có biện pháp giáo dục, tuyên truyền, chuyn đổi nghề nghiệp.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan ban ngành tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm đối với thuyền ra vào sông, suối, ao hồ có tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ không đúng quy định để khai thác thủy sản.

5. Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, quán triệt Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Thông tư 02/2008/TT-BNN ngày 08/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 27/12/2006 sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP; coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, nhằm hạn chế và tiến đến chấm dứt việc sử dụng vật liệu nổ, xung điện, ngư cụ không đúng theo quy định và chất độc để khai thác thủy sản.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người dân đánh bắt thủy sản nhận thức được tác hại trước mắt cũng như lâu dài của việc sử dụng vật liệu nổ, xung điện, sử dụng chất độc, ngư cụ không đúng quy định trong đánh bắt thủy sản trên sông suối, ao hồ. Vận động các đối tượng có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản cam kết, chấm dứt việc sử dụng vật liệu nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ không đúng quy định để thực hiện khai thác thủy sản.

7. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối kinh phí hàng năm cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và kiểm tra các hoạt động khai thác thủy sản bằng vật liệu nổ, xung điện, chất độc và ngư cụ không đúng quy định.

Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành của tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25 của tháng 5 và tháng 11 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tnh ủy;
- Đoàn Đại biu Quốc hội tnh;
- Thường trực HĐND tnh;
- CT, các PCT.UBND tnh;
- Các Sở: NN&PTNT, CT, TC, TP, TT-TT;
- Công an tnh;
- Bộ Chỉ huy quân sự tnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Đắk Lắk;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Công báo tnh;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Lưu: VT, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Dhăm Ênuôl