cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 06/02/2009 Về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 07/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 06-02-2009
  • Ngày có hiệu lực: 16-02-2009
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 27-09-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-08-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1288 ngày (3 năm 6 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-08-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-08-2012, Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 06/02/2009 Về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 17/08/2012 Quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 07/2009/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 06 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP, TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí-lệ phí, Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP và Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 111/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; tỷ lệ thu Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Liên ngành: Sở Tài chính - Cục Thuế - Sở Tư pháp tại Tờ trình số 89/TTr-LN ngày 13/01/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (có Phụ biểu chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; các mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Giao Sở Tài chính, Cục Thuế hướng dẫn các đơn vị và các địa phương về biên lai, ấn chỉ; chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

MỨC THU, TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG

PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 06/02/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

1. Đối tượng chịu phí: Là đá, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, quặng khoáng sản kim loại.

2. Đối tượng nộp phí: Là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có hoạt động khai thác các loại khoáng sản chịu phí quy định tại tại Điểm 1 trên đây.

3. Cơ quan thu phí: Cơ quan Thuế địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

4. Mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

STT

Loại khoáng sản

ĐVT

Mức thu

(đồng)

1

Đá:

 

 

a

Đá ốp lát, mỹ nghệ (granít, gabro, đá hoa…)

m3

50.000

b

Quặng đá quý (saphia, emmôrốt, opan quý màu đen, topaz, thạch anh tinh thể…)

tấn

35.000

c

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.000

d

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp)

m3

2.000

2

Sỏi, cuội, sạn

m3

4.000

3

Cát:

 

 

a

Cát xây, cát tô, cát đúc

m3

2.100

b

Các loại cát khác

m3

1.400

4

Đất:

 

 

a

Đất sét làm gạch ngói

m3

1.500

b

Đất cao lanh

m3

5.000

c

Các loại đất khác

m3

1.000

5

Than

 

 

a

Than bùn

tấn

2.000

b

Các loại than khác

tấn

2.800

6

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

7

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

a

Quặng sắt

tấn

28.000

b

Quặng chì

tấn

180.000

c

Quặng kẽm

tấn

180.000

d

Quặng bô xít

tấn

21.000

đ

Quặng thiếc

tấn

126.000

e

Quặng cromit

tấn

40.000

f

Quặng khoáng sản kim loại khác

tấn

10.000

5. Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 - Điều 6 - Nghị định số 63/2008NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ./-