cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 02/01/2009 Về Bảng giá cước vận tải hàng hoá bằng ôtô do tỉnh Kon Tum ban hành

  • Số hiệu văn bản: 01/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Ngày ban hành: 02-01-2009
  • Ngày có hiệu lực: 17-01-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5791 ngày (15 năm 10 tháng 16 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2009/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH BẢNG GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ÔTÔ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;

Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;

Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;

Căn cứ Văn bản số 7342/TC-QLG ngày 02/7/2004 của Bộ Tài chính về việc cước vận tải hàng hoá tại địa phương;

Căn cứ Văn bản số 1767/UBND-KTN ngày 03/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xếp loại đường để tính giá cước trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Liên ngành Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 65/TT-LN ngày 28 tháng 10 năm 2008 về việc đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành bảng giá cước vận tải hàng hoá bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Kon Tum; ý kiến đề xuất của Sở Tư pháp tại Công văn số 477/STP-PL ngày 21/11/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá cước vận tải hàng hoá bằng ôtô (Phụ lục 1) và Bản hướng dẫn tính cước vận tải hàng hoá bằng ôtô (Phụ lục 2) áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Xác định cước vận chuyển hàng hoá do Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất mà không qua hình thức đấu thầu, đầu giá được thanh toán từ ngân sách Nhà nước.

2. Xác định mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Cước vận tải hàng hoá bằng ôtô quy định tại điều 1 Quyết định này là mức cước tối đa, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Điều 3. Các Ông: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 25/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum./. 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như điều 3;
- Sở Tư pháp;
- Lưu VT-KTTH(Hà).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đào Xuân Quí

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BIỂU CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ÔTÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Kon Tum)

I. Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô :

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1 :

Hàng bậc 1 bao gồm : Đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.

Đơn vị tính :đồng /Tấn.Km

Loại đường

Đường

Đường

Đường

Đường

Đường

Cự ly

loại 1

loại 2

loại 3

loại 4

loại 5

1

15,879

18,897

27,776

40,276

58,401

2

8,700

10,354

15,219

22,069

32,000

3

6,194

7,371

10,836

15,712

22,782

4

5,017

5,970

8,775

12,725

18,450

5

4,352

5,179

7,613

11,038

16,005

6

3,891

4,631

6,808

9,870

14,312

7

3,548

4,223

6,207

9,001

13,051

8

3,279

3,901

5,735

8,315

12,058

9

3,055

3,635

5,344

7,748

11,236

10

2,870

3,414

5,019

7,277

10,552

11

2,707

3,221

4,735

6,867

9,956

12

2,558

3,044

4,475

6,487

9,40^

13

2,409

2,867

4,215

6,111

8,861

14

2,272

2,704

3,975

5,765

8,3 5 4

15

2,146

2,554

3,755

5,445

7,895'

16

2,032

2,418

3,554

5,154

7,474

17

1,947

2,315

3,404

4,936

7,158

18

1,873

2,228

3,276

4,751

6,889

19

1,797

2,138

3,144

4,558

6,608

20

1,715

2,040

3,000

4,350

6,307

21

1,626

1,934

2,843

4,123

5,979

22

1,543

1,835

2,698

3,912

5,673

23

1,468

1,745

2,566

3,721

5,396

24

1,401

1,666

2,450

3,552

5,149

25

1,336

1,591

2,338

3,390

4,916

26

1,277

1,519

2,233

3,238

4,694

27

1,217

1,449

2,129

3,088

4,476

28

1,160

1,380

2,027

2,940

4,264

29

1,105

1,315

1,932

2,801

4,061

30

1,055

1,256

1,845

2,675

3,879

31-35

1,008

1,200

1,764

2,557

3,708

36-40

966

1,150

1,690

2,450

3,553

41-45

930

1,108

1,628

2,360

3,422

46-50

897

1,069

1,571

2,277

3,301

51-55

867

1,032

1,517

2,199

3,190

56-60

839

999

1,468

2,128

3,086

61-70

813

968

1,422

2,062

2,991

71-80

790

940

1,382

2,003

2,904

81-90

768

914

1,343

1,947

2,824

91 - 100

749

891

1,309

1,898

2,752

Từ 101 Km trở lên

731

870

1,278

1,854

2,688

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,10 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)...).

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1 .

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1 .

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bân, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

II. Các trường hợp được tăng (cộng thêm), giảm cước so với mức cước cơ bản :

1. Cước vận chuyển hàng hoá kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

2. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

2.1. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben) phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

2.2. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

3. Đối với hàng hoá chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

4. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phượng tiên vận tải thông thường-. Cước vận chuyên được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

5. Vận chuyển hàng siêu trưòng, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: Áp dụng theo các quy định riêng của cấp có thẩm quyền.

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ÔTÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 01/2009/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Kon Tum)

1. Phạm vi áp dụng :

Những quy định về cước vận tải hàng hoá bằng ôtô tại Quyết định này được áp dụng trong các trường hợp sau:

1.1. Xác định cước vận chuyển hàng hoá do Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách nhà nước .

1.2. Xác định mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách Nhà nước .

2. Những quy định chung :

2.1. Trọng lượng hàng hoá tính cước: Là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là Tấn (T).

2.2. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ôtô như sau :

a. Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng :

- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe.

+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.

b. Đơn giá cước cơ bản vận chuyển hàng hoá trên đường xấu hơn đường loại 5 (kể cả đường đặc biệt xấu)được cộng thêm 30% so với mức cước cơ bản của đường loại 5.

3. Các quy định về cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô :

3.1. Đơn giá cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô trong Quyết định này được quy định cho hàng bậc 1, vận chuyển trên 5 loại đường ở 41 cự ly.

Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2,3,4 được tính theo hệ số đối với đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

Đơn vị tính cước là Đồng/Tấn Kilômet (đ/TKm)

3.2. Phương pháp tính cước cơ bản theo các cự ly :

a. Vận chuyển hàng hóa trên cùng một loại đường: Vận chuyển hàng hoá ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước.

b. Vận chuyển hàng hoá trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.

4. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hoá quy định tại Phụ lục 1:

4.1. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hoá :

Những hàng hoá (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời ...) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu dụng cụ .

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thoả thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hoá.

4.2. Phí đường, cầu, phà:

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định ./.