cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 44/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ Y tế (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 44/2008/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 30-12-2008
  • Ngày có hiệu lực: 17-02-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3848 ngày (10 năm 6 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2019, Quyết định số 44/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ Y tế (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 12/2019/TT-BYT ngày 28/06/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, liên tịch ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 44/2008/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH THUỘC BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Vị trí, chức năng

Vụ Kế hoạch - Tài chính là vụ tổng hợp thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, chính sách y tế, tài chính, kế toán, phí, giá dịch vụ y tế, công sản, viện trợ, y tế quốc phòng và thống kê y tế.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển ngành y tế:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển ngành y tế để Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tham gia góp ý, thẩm định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về các vấn đề liên quan đến chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành y tế tại địa phương;

c) Hướng dẫn triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành y tế; kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển ngành y tế đó được phê duyệt.

2. Lĩnh vực kế hoạch phát triển ngành y tế:

a) Chủ trì, tổng hợp trình Bộ trưởng về kế hoạch phát triển ngành y tế hàng năm, 5 năm và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành y tế sau khi được phê duyệt;

b) Làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, y tế các bộ, ngành và sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, 5 năm phù hợp với chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành y tế;

c) Kiểm tra, giám sát, trình Bộ trưởng điều chỉnh kế hoạch hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phỏt triển ngành y tế.

3. Về công tác tài chớnh - kế toán:

a) Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách tài chính, giá dịch vụ khám chữa bệnh, các loại phí dịch vụ y tế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tài chính, kế toán trong ngành y tế, trình các cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính;

c) Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng kế hoạch chi tiêu trung hạn; kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của toàn ngành Y tế và của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

d) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập dự toán thu chi ngân sách hàng năm. Trỡnh Bộ trưởng dự toán thu chi ngân sách hàng năm và phương án phân bổ; giao và điều chỉnh dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo thẩm quyền;

đ) Chủ trì công tác xét duyệt và thông báo quyết toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Tổng hợp quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ theo quy định;

e) Chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc Bộ; kiến nghị với Bộ trưởng xử lý hành vi vi phạm cụ thể trong quản lý tài chính theo quy định của pháp luật;

g) Tổng hợp, công khai dự toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định;

h) Tham gia đào tạo liên tục, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức tài chính, kế toán trong ngành y tế;

i) Quản lý nhà nước về tài chính các Quỹ do Bộ thành lập theo quy định của pháp luật;

4. Về công tác đầu tư:

a) Chủ trì thẩm định quy hoạch phát triển tổng thể các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ làm cơ sở xây dựng dự án đầu tư;

b) Chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm bằng các nguồn vốn; điều chỉnh, thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

c) Chủ trì thẩm định quyết toán dự án đầu tư, trình Bộ trưởng phê duyệt theo thẩm quyền;

d) Làm đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục góp ý về chủ trương đầu tư cho y tế bằng nguồn vốn ngoài ngân sách (trong và ngoài nước);

5. Về công tác cộng sản:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản phục vụ hoạt động chuyên ngành của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện đăng ký quyền sử dụng tài sản; tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu, đề xuất phương án xử lý công sản (điều chuyển, thu hồi, thanh lý, nhượng bán) cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì theo dõi quản lý sử dụng đất đai của các đơn vị trực thuộc Bộ;

6. Về công tác viện trợ:

a) Là đầu mối quản lý nhà nước về công tác viện trợ của ngành Y tế, bao gồm các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGO);

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn công tác quản lý nguồn viện trợ, trình cấp có thẩm quyền ban hành; xây dựng định hướng, kế hoạch viện trợ và sử dụng nguồn viện trợ, nguồn vốn đối ứng cho các chương trình, dự án viện trợ. Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan vận động đầu tư nước ngoài cho ngành Y tế;

c) Chủ trì hướng dẫn các đơn vị liên quan về thủ tục tiếp nhận viện trợ nước ngoài. Làm đầu mối thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án viện trợ (ODA, NGO) và các khoản viện trợ khác cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế theo quy định;

d) Tham gia, xem xét, góp ý để thẩm định và hiệp y các chương trình, dự án viện trợ (ODA và NGO), các khoản viện trợ khác cho lĩnh vực y tế của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành khi có yêu cầu;

đ) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án viện trợ và các khoản viện trợ khác đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

e) Quản lý và hướng dẫn các đơn vị quản lý các nguồn vốn viện trợ, vốn đối ứng theo quy định hiện hành; Chủ trỡ duyệt quyết toỏn và tổng hợp bỏo cỏo tỡnh hỡnh viện trợ nước ngoài cho y tế, tình hình thực hiện các chương trình, dự án viện trợ do Bộ Y tế quản lý;

g) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động liên quan đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế (WTO, ASEAN...).

7. Về công tác y tế quốc phòng:

a) Chủ trì triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng trong ngành y tế;

b) Đầu mối thực hiện các hoạt động kết hợp quân - dân y, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; phối hợp với cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phũng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Hội đồng giáo dục quốc phòng Trung ương;

c) Xây dựng kế hoạch động viên thời chiến về lĩnh vực y tế để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu quốc phòng hay các tình huống cần thiết khác; chủ trì xây dựng kế hoạch đào tạo sỹ quan dự bị, hướng dẫn đăng ký, quản lý đội ngũ sỹ quan dự bị trong các trường đại học y, dược; quản lý đội ngũ sỹ quan dự bị quân y, quân dược tại các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ; tổ chức theo dõi, đôn đốc giám sát việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự trong ngành y tế;

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phũng, hàng năm và từng thời kỳ tiến hành công tác kiểm tra, sơ kết, việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và chương trình kết hợp quân - dân y của Bộ Y tế;

e) Thường trực Ban Điều hành Dự án kết hợp quân - dân y, giúp Ban Điều hành Dự án triển khai các nội dung hoạt động của Dự án theo kế hoạch đó được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

8. Về công tác thống kê y tế:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về thống kê y tế toàn ngành. Xây dựng và quản lý thống nhất các chỉ số thống kê y tế, phương pháp thu thập, ghi chép, quy trình thực hiện, quy chế cung cấp và sử dụng số liệu, hệ thống biểu mẫu thống kờ thống nhất trong toàn ngành y tế;

b) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu của ngành y tế phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách. Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê định kỳ: hàng năm, 5 năm, 10 năm. Biên soạn và xuất bản Niên giám thống kê y tế hàng năm; làm đơn vị đầu mối trong việc cung cấp số liệu thống kê y tế để công bố chính thức trong và ngoài nước;

c) Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, y tế địa phương, y tế các Bộ, ngành. Tổ chức và quản lý các cuộcđiều tra, đánh giá các hoạt động của ngành Y tế cũng như các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khoẻ nhân dân;

d) Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về công tác thống kê y tế. Giám sát việc triển khai công tác thống kê tại các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế địa phương và y tế các bộ, ngành;

e) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực thống kế y tế.

9. Làm đầu mối tổng hợp xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia; theo dõi, giám sát, và báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia.

10. Đầu mối quản lý nhà nước về công tác đấu thầu của ngành y tế; Chủ trì thẩm định các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng (trừ các gói thầu xây lắp, các gói thầu thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển). Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về đấu thầu, mua sắm theo đúng các quy định của pháp luật.

11. Đầu mối xây dựng, tổng hợp và hướng dẫn các địa phương, đơn vị y tế triển khai chính sách khám chữa bệnh người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác.

12. Đầu mối đề xuất, xây dựng và hướng dẫn các đơn vị y tế triển khai chính sách xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai chính sách xã hội hóa trong toàn ngành.

13. Đầu mối tổng hợp, xây dựng báo cáo thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về Phát triển bền vững trong lĩnh vực y tế; tổng hợp thực hiện chính sách, chương trình y tế trong chiến lược tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) của Chính phủ.

14. Tham gia giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu, các chế độ định mức, đơn giá, chính sách giá thuộc thẩm quyền Bộ Y tế.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động

1. Lãnh đạo Vụ:

Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về các hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

2. Cơ cấu tổ chức của Vụ:

a) Phòng Tổng hợp và chính sách;

b) Phòng Tài chính sự nghiệp;

c) Phòng Đầu tư;

d) Phòng Viện trợ;

đ) Phòng Thống kê y tế;

e) Phòng Y tế quốc phòng.

3. Cơ chế hoạt động:

a) Vụ Kế hoạch - Tài chính hoạt động theo chế độ thủ trưởng;

b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định trên cơ sở nhiệm vụ của Vụ được Bộ trưởng Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa các phòng trong Vụ do Vụ trưởng quy định;

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các phòng thuộc Vụ thực hiện theo quy định hiện hành;

d) Các chức danh lãnh đạo Vụ, lãnh đạo các phòng thuộc Vụ được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.

4. Biên chế:

Biên chế của Vụ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được điều chỉnh hàng năm theo nhu cầu công tác và theo đề xuất của Vụ trưởng.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Các ông bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, các Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Triệu