cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 13/12/2008 Phê duyệt Đề án khôi phục đàn lợn giống sau dịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu văn bản: 2812/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 13-12-2008
  • Ngày có hiệu lực: 13-12-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5829 ngày (15 năm 11 tháng 24 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUÊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2812/QĐ-UBND

Huế, ngày 13 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHÔI PHỤC ĐÀN LỢN GIỐNG SAU DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 5655/TB-BNN-VP ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “các giải pháp cấp bách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi năm 2008-2009”;

Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa thiên Huế đến năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Công văn số 1638/CV-NNPTNT ngày 05/12/2008 về việc thẩm định và trình phê duyệt Đề án khôi phục đàn lợn giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sau dịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khôi phục đàn lợn giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sau dịch với các nội dung chính sau:

1. Tên đề án: Đề án khôi phục đàn lợn giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sau dịch.

2. Quy mô: Hỗ trợ kinh phí mua, nhập thêm 4.503 con lợn nái (Móng cái, ngoại, lai F1) và 03 lợn đực giống ngoại.

3. Địa điểm: Thực hiện trên địa bàn 08 huyện và thành phố Huế .

4. Đối tượng đầu tư:

Các trang trại, gia trại, các hộ đã có kinh nghiệm và có năng lực tổ chức quản lý, sản xuất chăn nuôi với qui mô từ 05 con lợn nái trở lên; có kiến thức và năng lực chăn nuôi lợn đực giống để đầu tư mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

5. Mục tiêu của đề án

a) Mục tiêu chung

- Khôi phục đàn lợn giống bố mẹ sau dịch, củng cố vùng sản xuất giống lợn trong nhân dân giai đoạn từ năm 2008 – 2010, nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 6% trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Khôi phục và khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo qui mô trang trại, gia trại (nuôi tập trung, có đầu tư chuồng trại và kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường tốt) gắn với quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm cung cấp con giống và thịt lợn hơi an toàn dịch bệnh cho người tiêu dùng.

- Chủ động phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn lợn nhằm đảm bảo chăn nuôi an toàn, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao .

b) Mục tiêu cụ thể

- Bổ sung thêm 4.503 con lợn nái và 03 con lợn đực giống hậu bị cho các huyện, thành phố (trong đó gồm 1.750 con lợn nái Móng cái, 2.350 con lợn nái F1 lai ngoại, 400 con lợn nái ngoại và 03 con lợn đực giống ngoại).

- Năm 2009 sẽ sản xuất 48.600 lợn con thương phẩm cung ứng cho người chăn nuôi và thị trường tiêu dùng. Những năm sau sẽ tăng lên 65.000 lợn con thương phẩm/năm.

- Năm 2009 có được 13 xã, phường thí điểm tiêm phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn nái; đồng thời có được đàn lợn nái của tỉnh an toàn dịch bệnh LMLM.

- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho 1.800 đại diện hộ chăn nuôi có quy mô khá lớn nằm trong điều kiện được Đề án hỗ trợ.

- Phổ biến kỹ thuật chăn nuôi - thú y cho 20.000 hộ chăn nuôi lợn trong tỉnh bằng hình thức cấp phát tờ rơi.

6. Nội dung hỗ trợ đầu tư

a) Hỗ trợ con giống

Nhập lợn nái hậu bị giống Móng cái, nái ngoại và đực giống từ các trại giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT chứng nhận an toàn dịch bệnh; riêng nái lai F1 được tuyển chọn mua tại các vùng an toàn dịch trong tỉnh. Số lượng lợn giống mua là 4.503 con để hỗ trợ đầu tư cho các huyện và thành phố Huế.

Bảng 1. Số lượng lợn nái và đực giống nhập mua để hỗ trợ đầu tư cho các huyện và thành phố Huế.

TT

Huyện, thành phố

Số lưọng
(con)

Trong đó phân loại lợn giống

Đực giống
(con)

Lợn nái

Móng cái
(con)

Lai F1
(con)

Ngoại
(con)

1

Phong Điền

560

 

200

300

60

2

Quảng Điền

1.800

 

550

1.050

200

3

Hương Trà

710

 

250

400

60

4

Hương Thuỷ

400

 

150

200

50

5

Phú Vang

230

 

100

100

30

6

Phú Lộc

200

 

50

150

 

7

Thành phố Huế

100

 

50

50

 

8

Nam Đông

253

03

250

 

 

9

A Lưới

250

 

150

100

 

+

Tổng cộng

4.503

03

1.750

2.350

400

b) Hỗ trợ công tác thú y phòng chống dịch bệnh

- Tổ chức 45 lớp tập huấn về mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và công tác phòng chống dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng ở gia súc.

Trong đó:

+ 36 lớp tập huấn cho các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc và Phú Vang (mỗi đơn vị tổ chức 6 lớp).

+ 9 lớp tập huấn cho: huyện Nam Đông, huyện A Lưới và thành phố Huế (mỗi đơn vị tổ chức 3 lớp).

- In và cấp phát 20.000 tờ rơi tuyên truyền về sản xuất chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh cho các trang trại, gia trại và các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện và thành phố Huế.

c) Hỗ trợ công tác tiêm phòng các bệnh nguy hiểm

- Hỗ trợ vaccine bệnh LMLM để tiêm cho toàn đàn lợn nái và đực giống tại các huyện chăn nuôi lợn nái và đực giống trọng điểm: 29.000 liều cho 02 lần tiêm.

- Hỗ trợ 15.800 liều vaccine bệnh “tai xanh” để tiêm phòng thí điểm cho toàn đàn lợn nái của 02 xã được lựa chọn tại các huyện có số lượng nái nhiều và tại các hộ, các gia trại, trang trại có chăn nuôi lợn nái mới nhập về và lợn đực giống qua hỗ trợ đầu tư của Đề án.

Bảng 2. Số lượng vaccine hỗ trợ tiêm phòng cho các vùng chăn nuôi lợn nái trọng điểm và lợn đực giống tại các huyện, thành phố Huế.

TT

Huyện, thành phố

Số lượng lợn nái & đực giống (con)

Số lượng vaccine hỗ trợ tiêm 01 lần (liều)

Ghi chú
(Tổng đàn lợn nái của các xã dự kiến tiêm vaccine tai xanh)

LMLM

Tai xanh

1

Phong Điền

3.965

4.400

5.500

P.An: 2.500; P.Chương: 1.700

2

Quảng Điền

6.782

7.200

3.500

Q.An: 1.200; Q.Vinh: 1.600

3

Hương Trà

3.180

3.500

3.100

H. Văn: 1.090; H.Toàn: 1.750

4

Hương Thuỷ

3.759

4.000

1.500

Th.Phù: 700; Th.Dương: 400

5

Phú Vang

4.216

4.500

900

P.Mậu: 200; P.Hồ: 400

6

Phú Lộc

3.052

3.200

800

Lộc An: 500

7

Nam Đông

624

700

 

 

8

A Lưới

678

800

 

 

9

Thành phố Huế

615

700

500

An Đông và An Tây: 400

 

Tổng cộng

26.871

29.000

15.800

13 xã, phường

7. Giải pháp đầu tư

a) Giải pháp về giống

Nhập 4.503 con lợn giống hậu bị, trong đó lợn nái Móng cái, lợn nái ngoại bố mẹ và lợn đực giống nhập từ các tỉnh khác, riêng nái lai F1 ½ hoặc ¾ máu ngoại tuyển chọn mua từ các vùng giống nhân dân trong tỉnh đảm bảo đạt phẩm chất giống và an toàn dịch bệnh.

b) Giải pháp về tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn khôi phục chăn nuôi sau dịch:

- Giới thiệu mô hình chăn nuôi an toàn sinh học; chuyển giao kỹ thuật về xây dựng chuồng trại, bổ sung, chế biến và dự trữ chủ động các loại thức ăn cho lợn; các phương pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng và chủ động tiêm các loại vaccine phòng chống dịch bệnh.

- Giới thiệu mô hình và kỹ thuật chăn nuôi lợn nái Móng cái, lợn nái ngoại và lợn nái lai F1 (½ hoặc ¾ máu ngoại).

- Phổ biến các văn bản và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi, các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

c) Giải pháp về công tác thú y trong phòng chống dịch bệnh

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định.

- Giám sát thường xuyên và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; phát hiện kịp thời và áp dụng các biện pháp đồng bộ để khống chế, nhanh chóng bao vây dập tắt khi dịch bệnh xảy ra.

- Kiểm soát chặt chẽ trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thú y.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

- Tiêm phòng các loại vaccine theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tiêm phòng bắt buộc 02 lần/năm.

+ Phạm vi tiêm phòng: Căn cứ hướng dẫn của Cục Thú y về tiêm phòng các loại vaccine LMLM và tai xanh; Chi cục Thú y triển khai theo Kế hoạch đã được phê duyệt;

+ Vaccine LMLM tiêm cho 70% tổng đàn lợn nái ở các huyện và thành phố;

+ Vaccine “Tai xanh” tiêm thí điểm cho 70% tổng đàn lợn nái ở 02 xã/huyện (chọn xã có tổng đàn lợn nái lớn);

d) Giải pháp về chính sách

Về Đất đai: thực hiện tốt chính sách về đất đai nhằm khuyến khích tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, gia trại

Về tài chính

- Thực hiện chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng dẫn tại Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính .

- Hỗ trợ mua lợn giống hậu bị: hỗ trợ 40% giá giống tại thời điểm mua lợn (trọng lượng lợn nái hậu bị theo từng loại là: lợn Móng cái đạt 12 kg/con; lợn lai F1 đạt 15 kg/con; lợn nái ngoại đạt 25kg/con; trọng lượng lợn đực giống đạt 60kg/con)

- Hỗ trợ tập huấn và công tác thú y phòng chống dịch bệnh:

+ Tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí là 2.500.000 đồng/lớp (45 lớp x 40 học viên/lớp

+ Kinh phí in tờ rơi được hỗ trợ 100%.

+ Kinh phí vaccine được hỗ trợ 100%.

Về tín dụng: Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh xem xét hỗ trợ cho vay diện hộ nghèo và diện hộ khác theo qui định hiện hành để giúp người dân khôi phục và phát trỉên chăn nuôi .

8. Vốn đầu tư: Tổng vốn 7.188.160.000 đồng

Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 3.336.960.000 đồng

+ Kinh phí do nhân dân đóng góp: 3.851.200.000 đồng

9. Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2008 đến hết 12/2009.

10. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì triển khai đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt đến các huyện và thành phố; quy định và hướng dẫn các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổng hợp kế hoạch kinh phí của các huyện, thành phố Huế và giúp UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án.

- Sở Tài chính: Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và chi tiêu; quản lý các hạng mục theo ngành dọc đối với Phòng Tài chính cấp huyện; trình UBND tỉnh về việc thực hiện cấp phát kinh phí theo kế hoạch của các huyện, thành phố Huế; báo cáo tiến độ và kết quả giải ngân về UBND tỉnh.

- Sở Kế hoạch - Đầu tư: Phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện đề án, lồng ghép các chương trình dự án đầu tư cho phát triển chăn nuôi gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện và thành phố Huế.

- Các sở, ban ngành cấp tỉnh khác có liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thành phố Huế trong việc chỉ đạo thực hiện đề án.

- UBND các huyện, thành phố Huế là chủ đầu tư dự án của các địa phương:

+ Tổ chức triển khai thực hiện đề án trên địa bàn địa phương mình; thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để phối hợp các cơ quan, ban ngành căn cứ vào Đề án đã phê duyệt để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

+ Hợp đồng với các đơn vị cung cấp giống lợn trong và ngoài tỉnh có tư cách pháp nhân và được công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh để mua lợn giống dưới sự giám sát chất lượng và công tác thú y của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện Đề án về các Sở, ban ngành liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã):

+ Tổ chức triển khai các nội dung cụ thể của kế hoạch đã được phê duyệt đến các hộ gia đình, gia trại, trang trại và các đối tượng chăn nuôi.

+ Chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các ban ngành tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện cấp xã; xét chọn các đối tượng được đầu tư để đề nghị cấp kinh phí; chỉ đạo quản lý có hiệu quả các nội dung đầu tư; thực hiện thanh quyết toán theo quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.

+ Báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện hoạt động Đề án về UBND huyện, thành phố Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chi cục Trưởng Chi cục Thú y, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đ/c Nguyễn Văn Cao – PCT UBND tỉnh;
-VP: CVP UBND tỉnh, đ/c Mai Hùng Tuân – PCVP UBND tỉnh, CV TC;
- Lưu VT, NN.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao