Chỉ thị số 16/2008/CT-UBND ngày 19/11/2008 Về tăng cường công tác quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 16/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Ngày ban hành: 19-11-2008
- Ngày có hiệu lực: 29-11-2008
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-01-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2232 ngày (6 năm 1 tháng 12 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 09-01-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2008/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 11 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Phân bón là một trong những vật tư quan trọng phục vụ phát triển, sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa nông sản. Tuy nhiên thời gian gần đây tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón diễn biến rất phức tạp. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa đăng ký kinh doanh, chưa thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng phân bón vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất, kinh doanh các loại phân bón không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố các loại phân bón làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân bón, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp và người sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ Nghị định 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón và Quyết định số 36/2007/QĐ-BNN ngày 24/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; Để tăng cường quản lý Nhà nước về phân bón, UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung sau:
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ- khoáng, phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng; các loại phân vô cơ (sau đây gọi chung là phân bón) phải đảm bảo các điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón theo quy định tại Điều 5 Chương II và Điều 13 Chương III của Nghị định 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ:
- Chỉ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố trong từng thời kỳ.
- Phân bón đưa vào kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và có nhãn hàng hóa theo các quy định hiện hành, niêm yết giá theo quy định.
- Việc quảng cáo phân bón phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo và thông báo cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố nơi tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn.
2. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh phân giả, phân quá hạn sử dụng; phân bị đình chỉ sản xuất, lưu thông và sử dụng; phân không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; phân không có nhãn hàng hóa và nhãn hiệu không đúng với đăng ký.
3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a. Căn cứ nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn, xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón hàng năm; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phân bón (trừ sản xuất phân bón vô cơ), chỉ đạo hướng dẫn sử dụng các loại phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
b. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón.
c. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công thương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan xây dựng nhu cầu sử dụng phân bón vô cơ, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
5. Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra phân bón trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a. Quản lý nhà nước về phân bón trên địa bàn huyện theo quy định của Pháp luật.
b. Xây dựng nhu cầu sử dụng phân bón hàng năm, bao gồm số lượng, chủng loại phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
c. Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan để tổ chức quản lý chất lượng phân bón tại địa phương.
d. Định kỳ vào tháng 10 hàng năm, tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |