cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 Ban hành quy định quản lý, sử dụng sổ theo dõi hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  • Số hiệu văn bản: 50/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Ngày ban hành: 15-10-2008
  • Ngày có hiệu lực: 25-10-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-08-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3961 ngày (10 năm 10 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-08-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-08-2019, Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 Ban hành quy định quản lý, sử dụng sổ theo dõi hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 19/08/2019 Về bãi bỏ 12 văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thuộc lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 50/2008/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động-TB&XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 87/Tr - LĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành hệ thống sổ và quy định việc quản lý, sử dụng sổ theo dõi hộ nghèo cấp thôn, bản, tổ dân phố (sau đây gọi là cấp thôn), cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), cấp huyện, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện) trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Điều 2. Sổ theo dõi hộ nghèo các cấp dùng để theo dõi tình hình của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, bao gồm các thông tin cơ bản nhất về thực trạng của hộ nghèo tại thời điểm điều tra, rà soát hàng năm. Sổ theo dõi hộ nghèo là căn cứ để theo dõi, đánh giá những thay đổi trong đời sống của từng hộ nghèo, biến động danh sách hộ nghèo và kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trên từng địa bàn; đồng thời làm căn cứ để thực hiện và theo dõi việc thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo.

Điều 3. Các thông tin ghi trong sổ hộ nghèo là căn cứ để xây dựng kế hoạch, dự án, cơ chế chính sách và giải pháp về xóa đói giảm nghèo; đồng thời thực hiện chế độ chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các xã có trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong sổ theo dõi hộ nghèo ở các cấp phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quy định về việc lập sổ và trách nhiệm quản lý sổ theo dõi hộ nghèo:

1. Việc lập sổ:

- Sổ theo dõi hộ nghèo cấp thôn được lập thành 03 quyển như nhau do cấp thôn giữ 01 quyển, cấp xã giữ 01 quyển, cấp huyện giữ 01 quyển.

- Sổ theo dõi bộ nghèo cấp xã được lập thành 03 quyển như nhau do cấp xã giữ 01 quyển, cấp huyện giữ 01 quyển, cấp tỉnh giữ 01 quyển.

- Sổ theo dõi hộ nghèo cấp huyện được lập thành 02 quyển như nhau do cấp huyện giữ 01 quyển, cấp tỉnh giữ 01 quyển.

2. Về trách nhiệm giữ và quản lý sổ theo dõi hộ nghèo:

- Ở cấp thôn: Sổ theo dõi hộ nghèo ở thôn, bản, tổ dân phố do trưởng thôn, bản, tổ trưởng tổ dân phố quản lý.

- Ở cấp xã: Sổ theo dõi hộ nghèo được quản lý tại trụ sở UBND xã, Ban chỉ đạo giảm nghèo chịu trách nhiệm quản lý sổ vả giao cho 01 cán bộ làm về công tác giảm nghèo xã quản lý trực tiếp, để giúp Ban giảm nghèo xã theo dõi việc tổ chức thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo và sự biến động của các hộ nghèo trên địa bàn.

- Ở cấp huyện: Sổ theo dõi hộ nghèo được quản lý tại Phòng Lao động -TB&XH. Trưởng Phòng Lao động - TBXH chịu trách nhiệm quản lý sổ và giao cho một cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo của Phòng quản lý và theo dõi.

- Ở cấp tỉnh: Sổ theo dõi hộ nghèo dược quản lý tại Sở Lao động -TB&XH, Giám đốc Sở Lao động - TB&XH chịu trách nhiệm quản lý và giao cho Phòng chuyên môn theo dõi quản lý,

- Việc quản lý, sử dụng sổ theo dõi hộ nghèo được quy định như quản lý sử dụng tài sản, tài liệu, công văn hiện hành. Mọi trường hợp để mất mát, hỏng sổ do thiếu tinh thần trách nhiệm của người được giao quản lý sổ, tủy theo mức độ phải xem xét xử lý.

- Trường hợp bị cháy, bị mất, hỏng, rách nát do các nguyên nhân bất khả kháng thì người được giao trách nhiệm quản lý phải kịp thời báo cáo và đề nghị cấp trên xem xét cấp lại sổ; đồng thời có trách nhiệm sao chép lại sổ theo đúng nội dung trong sổ cùng loại để phục vụ quản lý tại địa phương.

Điều 4. Quy định về diều tra, khảo sát, đánh giá và ghi sổ hộ nghèo:

1. Hàng năm, định kỳ cuối quý Ban giảm nghèo cấp xã có trách nhiệm đánh giá và dự ước số hộ thoát nghèo, số hộ phát sinh nghèo trên địa bàn; báo cáo UBND cấp huyện chậm nhất vào ngày 15 tháng cuối quý; UBND cấp huyện tổng hợp và báo cáo Ban chỉ đạo cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng dó.

2. Việc điều tra hộ nghèo của toàn tỉnh mỗi năm thực hiện 1 lần và được thực hiện định kỳ vào tháng 11 hàng năm. Cấp huyện tổ chức điều tra hộ nghèo trên địa bàn và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 để tổng hợp báo cáo Trung ương.

3. Căn cứ kết quả điều tra hộ nghèo hàng năm, cấp huyện tổ chức ghi sổ theo dõi hộ nghèo. Việc ghi sổ thực hiện lần lượt, sổ thôn vào trước, sau đó đến sổ cấp xã và cuối cùng đến sổ cấp huyện. Mỗi năm chi ghi sổ hộ nghèo 1 lần từ kết quả điều tra hộ nghèo cuối năm. Quy định việc ghi sổ hộ nghèo hàng năm hoàn thành trước ngày 30/01 của năm sau liền kề năm điều tra.

Điều 5. Tổ chức thực hiện:

1. Thường trực Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo (Sở Lao động - TB&XM) có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác điều tra hộ nghèo hàng năm; quản lý, sử dụng sổ theo dõi hộ nghèo các cấp. Phối hợp với Cục Thống kê nghiên cứu thiết kế, in ấn, cấp phát sổ theo dõi hộ nghèo và các biểu mẫu liên quan đến công tác điều tra hộ nghèo hàng năm cho phù hợp với yêu cầu quản lý; đồng thời hướng dẫn các huyện, thành phố về công tác điều tra hộ nghèo hàng năm.

2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện, xã thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo hàng năm ở địa phương. Quản lý và sử dụng hiệu quả sổ theo dõi hộ nghèo, báo cáo sự biến động của các hộ nghèo theo đúng yêu cầu và tiến độ thời gian quy định về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh.

3. Cục Thống kê phối hợp với Sở Lao động - TB&XH để chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp kết quả điều tra rà soát hộ nghèo hàng năm.

4. Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí để các ngành và các huyện, thành phố thực hiện công tác lập sổ, điều tra, rà soát và các chi phí khác phục vụ công tác quản lý sổ theo dõi hộ nghèo hàng năm ở các cấp.

5. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc các ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo về Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh (qua Sở Lao động - TB&XH) để tổng hợp trình UBND xem xét, giải quyết.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục Thống kê, Trưởng Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- TT. Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như Điều 2 QĐ;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VX, TH, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Thị Kim Dung