Chỉ thị số 07/2008/CT-UBND ngày 15/08/2008 Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh An Giang
- Số hiệu văn bản: 07/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
- Ngày ban hành: 15-08-2008
- Ngày có hiệu lực: 25-08-2008
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-01-2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4526 ngày (12 năm 4 tháng 26 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 15-01-2021
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 15 tháng 8 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Quán triệt thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về xây dựng xã hội học tập và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc; những năm qua phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh đã có những chuyển biến khá tốt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Ngành giáo dục - đào tạo luôn được xã hội quan tâm, ngày càng mở rộng về quy mô và củng cố nâng cao chất lượng dạy học. Hội khuyến học được thành lập ở các cấp, đã cùng ngành giáo dục – đào tạo vận động nhân dân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Đặc biệt là các hoạt động xã hội hoá giáo dục, đã dấy lên phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, xây dựng Quỹ khuyến học để tiếp sức học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề đã được thành lập ở tỉnh và hầu hết các huyện, thị, thành phố (gọi chung là huyện). Tất cả các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trong tỉnh đều có trung tâm học tập cộng đồng. Các sở ngành, đoàn thể đã thông qua các trung tâm này thường xuyên mở các khoá, lớp học về văn hoá, dạy nghề, chuyển giao khoa học và công nghệ …, giúp cho nhân dân có cơ hội học tập nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống …
Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên cùng các hoạt động khuyến học, khuyến tài ở tỉnh thời gian qua đã không ngừng phát triển; bước đầu hình thành nên xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ phát triển, hội nhập của tỉnh và cả nước.
Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập chưa được phát triển sâu rộng, đều khắp. Quá trình phát triển giáo dục - đào tạo còn nhiều khó khăn và thách thức. Một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức và nhân dân chưa quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục - đào tạo, về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Để phát huy thành quả đã đạt được, khắc phục khuyết điểm; đặc biệt là triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:
1. Các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm tổ chức học tập quán triệt Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 20/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hội khuyến học.
Trên cơ sở đó, mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị đề ra chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đề nghị các Đảng ủy khối, các Huyện ủy tăng cường lãnh đạo các tổ chức Đảng cơ sở quán triệt thực hiện tốt các chỉ thị nói trên.
2. Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân; là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta. Vì vậy, tất cả các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị đều có trách nhiệm tham gia thực hiện các nhiệm vụ nêu trên; ra sức vận động nhân dân hưởng ứng dấy lên phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia phát triển giáo dục; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
3. Yêu cầu các sở ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
a) Sở Giáo dục - Đào tạo và Lao động thương binh – Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành, đoàn thể liên quan đẩy mạnh tuyên truyền vận động phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài; tổ chức sơ kết 3 năm và đề ra kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” được phê duyệt tại Quyết định số 2481/2005/QĐ.UBND ngày 06/9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Mở rộng quy mô, củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục chính quy đi đôi với phát triển giáo dục thường xuyên để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đương với mức bình quân của khu vực và cả nước; chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là tài năng trẻ.
b) Sở Nội vụ:
Quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và hoạt động của hội khuyến học đúng pháp luật, có hiệu quả; khuyến khích việc thành lập nhiều chi hội khuyến học và ban khuyến học; nghiên cứu việc áp dụng chung một Điều lệ hội thống nhất đối với tất cả các cấp hội trong tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo; trước mắt, thực hiện tốt Đề án kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ giai đoạn 2008-2012; đầu tư xây dựng trường lớp theo Quy hoạch mạng lưới giáo dục trên địa tỉnh giai đoạn 2008-2020; có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở miền núi, biên giới, vùng dân tộc và nông thôn còn nhiều khó khăn.
d). Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu đề xuất chính sách tài chính hợp lý đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.
- Quản lý, hướng dẫn việc hỗ trợ ngân sách nhà nước các cấp trong tỉnh đối với hoạt động khuyến học, khuyến tài gắn với thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho hội khuyến học các cấp hoạt động để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, nhất là đối với hội ở cấp cơ sở và cấp huyện.
- Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích vận động tài trợ khuyến học, xây dựng Quỹ khuyến học ngày càng lớn mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, xã:
Chỉ đạo, phối hợp với các ban Đảng, mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh vận động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; tăng cường quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hội khuyến học cùng cấp hoạt động đúng pháp luật, đúng Điều lệ, có hiệu quả.
Định kỳ hằng quý, ủy ban nhân dân mỗi cấp làm việc với hội khuyến học cùng cấp để nghe báo cáo, nắm thông tin, góp ý chỉ đạo, và tạo điều kiện cho hội khuyến học thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu công tác khuyến học, khuyến tài; tư vấn và phản biện về giáo dục.
4. Đối với hội khuyến học các cấp:
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, vươn lên thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động khuyến học; thường xuyên tranh thủ sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, ủy ban nhân dân cùng cấp để thực hiện có hiệu quả việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài. Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, thành lập chi hội khuyến học tại tất cả trường học, ấp khóm. Khuyến khích việc thành lập ban khuyến học ở cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp, hợp tác xã …
- Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các mô hình xã hội học tập ở tỉnh An giang.
5. Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền cổ động về khuyến học, khuyến tài. Biểu dương gương người tốt việc tốt trong hoạt động dạy học, gương gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Động viên những tổ chức, cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, giàu lòng nhân ái, nhiệt tình đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố và hội khuyến học các cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt tinh thần chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |