cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 10/2008/CT-UBND ngày 28/03/2008 Về phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 10/2008/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 28-03-2008
  • Ngày có hiệu lực: 07-04-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-01-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1378 ngày (3 năm 9 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-01-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-01-2012, Chỉ thị số 10/2008/CT-UBND ngày 28/03/2008 Về phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Chỉ thị số 01/2012/CT-UBND ngày 05/01/2012 Về tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2008/CT-UBND

Vinh, ngày 28 tháng 3 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp & PTNT về nuôi tôm chân trắng tại Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 và Quyết định số 456/QĐ-BNN- NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT “về việc ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng”. Để việc quản lý và nuôi tôm chân trắng đi vào ổn định, đồng thời nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện phát triển tôm he chân trắng, nhất là những vùng nuôi tôm sú kém hiệu quả, UBND tỉnh Nghệ An chỉ thị:

1. Trên địa bàn Nghệ An, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chính bởi những giá trị về kinh tế, xã hội do đối tượng này mang lại, bên cạnh đó là trình độ kỹ thuật của người dân, ý thức quản lý cộng đồng đi vào cuộc sống nên năng suất và sản lượng của tôm sú vẫn ổn định và có hiệu quả.

2. Các địa phương được nuôi tôm he chân trắng theo hình thức thâm canh theo nhu cầu của người dân và nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương tại các ao, hồ nuôi có cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, người nuôi phải tuân thủ các biện pháp quản lý thực hành nuôi tôm an toàn, phòng ngừa dịch bệnh, các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Người nuôi tôm he chân trắng phải đăng ký với UBND cấp xã và cam kết đảm bảo quy trình kiểm dịch của cơ quan chức năng, tuân thủ các biện pháp kiểm dịch và dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra.

4. Các trại sản xuất giống tôm he chân trắng phải có cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện kiểm soát dịch bệnh, công suất 250 triệu tôm P15 /năm trở lên. Nguồn gốc tôm bố mẹ phải có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo sạch bệnh.

5. UBND các huyện tổng hợp danh sách các hộ nuôi tôm he chân trắng. Phối hợp với các đơn vị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng, kiểm dịch con giống, kiểm soát dịch bệnh.

6. UBND tỉnh giao cho Sở Thủy sản: chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của UBND tỉnh Nghệ An về việc phát triển tôm he chân trắng; kiểm tra, giám sát, quản lý việc nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục BVNLTS, Thanh tra Thuỷ sản phối hợp với UBND các huyện, thị tăng cường kiểm tra kiểm soát các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm he chân trắng, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP tổ chức tiêu huỷ những lô giống, ao nuôi thương phẩm bị nhiễm bệnh Taura, đốm trắng và hướng dẫn các biện pháp dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo Trung tâm khuyến ngư phối hợp với UBND các huyện thị tăng cường tập huấn kỹ thuật, các quy phạm thực hành nuôi tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị và người sản xuất tôm he chân trắng nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo Sở Thuỷ sản tập hợp trình UBND tỉnh xử lý kịp thời. /.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi