Quyết định số 14/2008/QĐ-UBND ngày 15/05/2008 Về Quy định phân cấp quản lý, xử lý tài sản Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 14/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Ngày ban hành: 15-05-2008
- Ngày có hiệu lực: 25-05-2008
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 05-07-2008
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-08-2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 802 ngày (2 năm 2 tháng 12 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 05-08-2010
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2008/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 15 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, về việc quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính;
Căn cứ Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 64/2008/NQ-HĐND ngày 11/01/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2008;
Xét tờ trình số: 84/TTr.STC ngày 21/3/2008 của Giám đốc sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý tài sản Nhà nước đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp các ngành chức năng có liên quan triển khai đến các đơn vị thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các Huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định nầy có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH VĨNH LONG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14 /2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định nầy quy định về trình tự, thủ tục và đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, xử lý, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, chuyển đổi hình thức sở hữu và chuyển nhượng tài sản Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan hành chính Nhà nước, khối Đảng, Đoàn thể, các Hội, doanh nghiệp Nhà nước đối với tài sản công có nguồn gốc từ Ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị khác có liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý tài sản:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý tài sản Nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý, sử dụng trên cơ sở tham mưu của Sở Tài chính. Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện chức năng quản lý đối với tài sản Nhà nước.
- UBND huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn thống nhất quản lý tài sản Nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương quản lý, sử dụng trên cơ sở tham mưu của Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Ban Tài chính xã.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn được giao trực tiếp quản lý sử dụng tài sản Nhà nước phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và theo các quy định phân cấp, Quy định tại Quy định nầy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đăng ký quản lý, sử dụng tài sản đối với các cơ quan hành chính:
1. Những tài sản phải đăng ký quản lý, sử dụng bao gồm:
Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô, mô tô các loại và các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên trên một đơn vị tài sản thì phải làm thủ tục đăng ký quyền quản lý và sử dụng tại sở Tài chính.
2. Đối với tài sản phải lập thẻ tài sản (không phải đăng ký):
Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng trên một đơn vị tài sản thì phải lập thẻ tài sản cố định theo dõi, hạch toán và thực hiện chế độ quản lý tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật tại đơn vị.
3. Thẩm quyền đăng ký quản lý, sử dụng tài sản:
Những tài sản quy định tại khoản 1 Điều nầy của các Sở, ban, ngành tỉnh đăng ký tại Sở Tài chính.
Những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này của các ban, ngành thuộc huyện, thị xã, xã, phường đăng ký tại Phòng Tài chính kế hoạch, huyện, thị và Ban Tài chính cấp xã.
Điều 5. Quyết định thu hồi tài sản:
1. Tài sản Nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp sau:
Khi được đầu tư xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu tài sản vượt tiêu chuẩn định mức, không đúng thẩm quyền theo quy định.
Tài sản không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sai chế độ quy định, bán, chuyển nhượng hoặc tặng không đúng thẩm quyền, không sử dụng mà đơn vị sử dụng không đề nghị phương án xử lý có hiệu quả.
Các trường hợp phải thu hồi khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền thu hồi:
a) Các Sở, ban, ngành tỉnh:
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi đối với những tài sản tại các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh quản lý khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều nầy trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính. Sau khi có quyết định thu hồi, sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.
b) Đối với cấp Huyện, thị xã:
Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định thu hồi đối với những tài sản tại các ban, ngành thuộc huyện, thị xã quản lý khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều nầy trên cơ sở đề nghị của Phòng Tài chính kế hoạch. Sau khi có quyết định thu hồi, Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.
c) Đối với cấp xã phường, thị trấn:
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định thu hồi đối với những tài sản tại các ban, ngành thuộc xã, phường, thị trấn quản lý khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều nầy trên cơ sở đề nghị của Ban Tài chính. Sau khi có quyết định thu hồi, Ban Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện.
Điều 6. Điều chuyển tài sản:
1. Đối với cấp tỉnh:
Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định điều chuyển tài sản từ cơ quan này sang cơ khác. Khi có quyết định điều chuyển tài sản của UBND tỉnh, Sở Tài chính tổ chức thực hiện.
Trường hợp:
- Điều chuyển tài sản trong nội bộ ngành các đơn vị dự toán cấp 2,3 trực thuộc Sở trong nội bộ ngành trừ nhóm tài sản phải đăng ký (các sở chủ quản) cơ quan chủ quản phải làm văn bản gửi Sở Tài chính. Sau khi có ý kiến của Sở Tài chính thì cơ quan chủ quản ra quyết định điều chuyển tài sản.
- Tài sản điều chuyển từ tỉnh xuống huyện, thị từ ban ngành này sang ban ngành khác Sở Tài chính trình UBND tỉnh ra quyết định. Khi có quyết định điều chuyển Sở Tài chính tổ chức thực hiện.
2. Đối với cấp Huyện, thị xã:
Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thị xã tham mưu cho UBND huyện, thị xã ra quyết định điều chuyển tài sản từ ban, ngành này sang ban ngành khác của huyện kể cả tài sản điều cho xã phường, thị trấn. Khi có quyết định điều chuyển tài sản của UBND huyện, thị xã Phòng Tài chính kế hoạch tổ chức tổ chức thực hiện.
3. Đối với cấp xã, phường, thị trấn:
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định điều chuyển tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật giữa nội bộ các cơ quan, đơn vị tổ chức thuộc phạm vi xã quản lý. Ban Tài chính tổ chức thực hiện khi có quyết định điều chuyển tài sản Nhà nước.
Điều 7. Thanh lý tài sản Nhà nước:
1.Đối với Sở ban, ngành tỉnh:
a) Đối với nhóm tài sản phải đăng ký:
Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, và các công trình, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô các loại, những tài sản khác có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên.
Khi tài sản có đủ điều kiện thanh lý: tài sản hết hạn sử dụng, không có nhu cầu sử dụng không thể điều chuyển cho đơn vị khác được, tài sản hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sử dụng không có hiệu quả. Đơn vị làm đề nghị xin thanh lý tài sản đến Sở Tài chính, Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám định hiện trạng thực tế sau đó trình UBND tỉnh xin chủ trương cho thanh lý tài sản.
Khi được văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Sở Tài chính phối hợp cùng đơn vị có tài sản tổ chức thực hiện.
b) Đối với nhóm tài sản phải lập thẻ (không phải đăng ký)
- Những tài sản có nguyên giá từ 101 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng khi có đủ điều kiện thanh lý theo điểm a mục 10.1 của Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/4/2007 thì đơn vị gửi đề nghị xin thanh lý về Sở Tài chính. Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng giám định hiện trạng thực tế và ra quyết định thanh lý khi có đủ điều kiện.
- Những tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng việc thanh lý xử lý phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành và giao quyền cho Thủ trưởng đơn vị phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thực hiện đúng trình tự theo quy định hiện hành của Nhà nước và giao quyền cho thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm.
2. Đối với cấp huyện, thị xã:
a) Đối với nhóm tài sản phải đăng ký:
Trình tự thủ tục thực hiện như tài sản của ban, ngành cấp tỉnh quản lý.
b) Đối với tài sản phải lập thẻ (không phải đăng ký):
- Những tài sản có nguyên giá từ dưới 101 triệu đồng trở lên đến dưới 500 triệu đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng thẩm định trình UBND huyện, thị xã quyết định thanh lý khi có đủ điều kiện.
- Những tài sản có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở xuống, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, thị xã thẩm định đủ điều kiện quyết định thanh lý.
3. Đối với cấp xã:
a) Đối với nhóm tài sản phải đăng ký:
Trình tự thủ tục thực hiện như tài sản của Ban, ngành cấp tỉnh quản lý.
b) Đối với tài sản phải lập thẻ (không phải đăng ký).
Trình tự thủ tục do UBND cấp xã, phường, thị trấn quyết định cho thanh lý theo đúng quy định hiện hành.
Điều 8. Quản lý tài sản Nhà nước được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thực hiện theo Điều 16; 17 của Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.
Điều 9. Thanh lý tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập:
Thực hiện theo Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế quản lý tài sản Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế quản lý tài sản Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Giao Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện quy định này. Hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện phân cấp quản lý tài sản nhà nước trên địa bàn.
Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện tốt quy định này hàng năm có đánh giá báo cáo về Sở Tài chính tỉnh, giao Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.