cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 Quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 06/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Ngày ban hành: 23-01-2008
  • Ngày có hiệu lực: 02-02-2008
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 17-04-2008
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 25-06-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-09-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 960 ngày (2 năm 7 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-09-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-09-2010, Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 Quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 09/09/2010 Ban hành Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, lập quy hoạch xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 06/2008/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 23 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân  ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế cho các nội dung hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được ban hành trước đây.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
-  Đoàn Đại Biểu Quốc hội tỉnh;
- TTTU, TTHĐND, TT UBND tỉnh;
- LĐVPUBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, PH, CN, HB, TN, HgP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm: tổng mức đầu tư của dự án, dự toán xây dựng công trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng và suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước của tỉnh Khánh Hòa, bao gồm vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, kể cả vốn từ các nguồn thu để lại, quỹ phát triển sản xuất, vốn của các đơn vị sự nghiệp công lập, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, vốn tín dụng do địa phương bảo lãnh và vốn đầu tư khác của địa phương.

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, vốn tín dụng do địa phương bảo lãnh và vốn đầu tư khác của địa phương, người quyết định đầu tư quyết định việc vận dụng những nội dung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Quy định này hoặc áp dụng theo quy định tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Thông tư 05/2007/TT-BXD) Riêng đối với dự án sử dụng vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định khác với Quy định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.

Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư quyết định việc vận dụng những nội dung về lập và quản lý đầu tư xây dựng công trình tại Quy định này.

Chương 2.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 3. Nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

1. Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện như quy định tại mục 1.1 phần II Thông tư 05/2007/TT-BXD.

2. Đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này.

3. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình:

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Tổng mức đầu tư được đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức 1.1. phụ lục 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP              (2.1)

Trong đó:

+ V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án.

+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án.

+GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án.

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

+ GK: Chi phí khác của dự án.

+ GDP­: Chi phí dự phòng.

Tổng mức đầu tư được xác định bằng một trong ba phương pháp sau:

- Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án (theo hướng dẫn tại mục I phụ lục số 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD).

- Phương pháp xác định theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và suất vốn đầu tư xây dựng công trình (theo hướng dẫn tại mục II phụ lục số 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD).

- Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện (theo hướng dẫn tại mục III phụ lục số 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD).

- Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư (theo hướng dẫn tại mục IV phụ lục số 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD).

Tùy theo tính chất, loại công trình xây dựng, Chủ đầu tư quyết định việc lựa chọn phương pháp xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Trong đó, quy định một số nội dung cụ thể như sau:

3.1. Trường hợp xác định tổng mức đầu tư bằng phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và suất vốn đầu tư xây dựng công trình thì Suất chi phí xây dựng và Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án áp dụng theo công bố của Bộ Xây dựng hoặc căn cứ vào suất chi phí xây dựng của công trình cùng loại có quy mô tương tự.

3.2. Xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, …; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

3.3. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác của dự án:

Tổng các chi phí như: chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10 ÷15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án . Trường hợp đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật phải được xác định cụ thể trong tổng mức đầu tư của báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và áp dụng theo định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố. Đồng thời, các chi phí thiết kế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 3 bước hoặc chi phí thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2 bước phải được xác định sơ bộ trong tổng mức đầu tư của báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và áp dụng theo định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố.

Vốn lưu động ban đầu (VLD) đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (Lvay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

3.4. Xác định chi phí dự phòng của dự án:

Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, và chi phí khác.

Chi phí dự phòng được tính theo công thức 1.4 phụ lục 1 T005/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA +  GTV + GK ) x 10%                  (2.5)

Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức 1.5 phụ lục 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP = GDP1 + GDP2                      (2.6)

Trong đó:

+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh theo công thức 1.6 phụ lục 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA +  GTV + GK ) x 5%                  (2.7)

+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá theo công thức 1.7 phụ lục 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP2 = (V’ - Lvay) x (IXDbqΔIXD)                (2.8)

Trong đó:

- V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.

- Lvay: Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án

-IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân.

Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. Chỉ số giá xây dựng công trình áp dụng Chỉ số giá xây dựng vùng theo công bố của Bộ Xây dựng.

ΔIXD: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.

Điều 4. Nội dung và phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình.

Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng, được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công theo công thức 2.1 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA +  GTV + GK + GGPMB ( nếu có)              (2.9)

Trong đó:

+ GXD: Chi phí xây dựng.

+ GTB: Chi phí thiết bị.

+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án.

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

+ GK: Chi phí khác.

+ GDP­: Chi phí dự phòng.

+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư trong trường hợp công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Các chi phí trong công thức 2.9 được xác định như sau:

4.1. Chi phí xây dựng (GXD):

Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình. Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán.

Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình, suất chi phí xây dựng áp dụng theo công bố của Bộ Xây dựng. Các công trình này nếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chi phí xây dựng phải xác định bằng cách lập dự toán.

Trường hợp chi phí xây dựng tính cho từng bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình là tổng cộng chi phí của từng bộ phận, phần việc, công tác nêu trên.

Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

4.1.1. Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.

a. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định bằng phương pháp tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết.

a.1. Xác định khối lượng:

Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng chi tiết.

a.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết:

Đơn giá xây dựng chi tiết bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định theo các Đơn giá xây dựng công trình (Phần Xây dựng, Phần Lắp đặt, Phần sửa chữa trong XDCB) được UBND tỉnh công bố theo các văn bản:

- Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 “V/v công bố Đơn giá xây dựng công trình – Phần Xây dựng” (Đơn giá 84);

- Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 “V/v công bố Đơn giá xây dựng công trình – Phần Lắp đặt hệ thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống; phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm” (Đơn giá 86);

- Công văn số 212/UBND ngày 10/01/2008 “V/v công bố Đơn giá công tác sửa chữa trong XDCB trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” (Công bố 212).

Quy định cụ thể đối với các bộ đơn giá trên như sau:

a.2.1. Đối với các Đơn giá xây dựng công trình – Phần Xây dựng (Đơn giá 84) và Phần Lắp đặt (Đơn giá 86):

- Giá vật liệu: Giá vật liệu trong các đơn giá do UBND tỉnh ban hành là giá vật liệu tính theo mặt bằng giá tại thời điểm lập đơn giá (chưa bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình). Khi lập dự toán chi phí xây dựng phải xác định lại giá vật liệu tại thời điểm lập và tính toán bù trừ chênh lệch giá vật liệu so với giá vật liệu gốc trong đơn giá vào chi phí vật liệu trong dự toán chi phí xây dựng. Giá vật liệu tại thời điểm lập dự toán được xác định phù hợp với công trình, phải hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình và thông báo giá của Liên sở Tài chính – Xây dựng.

Trường hợp giá vật liệu không có trong thông báo giá của Liên sở Tài chính – Xây dựng thì có thể căn cứ báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng, … và đảm bảo tính cạnh tranh.

Đối với những vật liệu không có trên thị trường nơi xây dựng công trình thì giá vật liệu này bằng giá vật liệu được thông báo cộng chi phí vận chuyển đến công trình và các chi phí khác có liên quan.

Khi lập dự toán chi phí xây dựng phải thực hiện kiểm tra về sự phù hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào công trình theo thiết kế.

- Giá nhân công: Giá nhân công trong các đơn giá do UBND tỉnh ban hành là giá nhân công gốc để xây dựng đơn giá áp dụng chung. Đối với các loại công tác xây lắp của các công trình thuộc nhóm lương khác với nhóm lương quy định trong đơn giá hoặc các công trình xây dựng được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương (thu hút, khu vực, độc hại, nguy hiểm) và các chế độ chính sách khác chưa tính đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn mức đã tính trong đơn giá thì được bổ sung thêm các khoản này vào chi phí nhân công trong bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng.

Quy định về các loại phụ cấp, đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc ngành xây dựng cơ bản xem Phụ lục 2, Phụ lục 3 của Quy định này.

- Giá máy thi công: Giá máy thi công trong các đơn giá do UBND tỉnh ban hành là giá máy thi công gốc để xây dựng đơn giá áp dụng chung. Trong đó, chi phí nhiên liệu, năng lượng được tính trên cơ sở giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm quý IV năm 2006. Khi lập dự toán chi phí xây dựng, phải xác định lại giá (trước thuế) các loại nhiên liệu, năng lượng như xăng, dầu, điện hoặc khí nén (đ/lít, đ/kWh, đ/m3) tính theo mức tại thời điểm lập dự toán, khu vực xây dựng công trình và tính toán bù trừ chênh lệch giá nhiên liệu, năng lượng so với giá nhiên liệu, năng lượng gốc trong giá ca máy vào chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng (kể cả phần chênh lệch của chi phí nhiên liệu, năng lượng phụ theo hệ số quy định so với chi phí nhiên liệu, năng lượng chính).

a.2.2. Đối với các Đơn giá sửa chữa trong xây dựng cơ bản (Công bố 212):

- Giá vật liệu: thực hiện như quy định tại mục a.2.1 Điều 4 của Quy định này.

- Giá nhân công:

+ Giá nhân công trong đơn giá tính cho loại công tác xây dựng nhóm I, nhóm II bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định 26/CP tính với mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng, chi phí nhân công được điều chỉnh với hệ số Knc = 2,14.

+ Giá nhân công trong đơn giá tính cho loại công tác xây dựng nhóm III bảng lương A6 ban hành kèm theo Nghị định 26/CP tính với mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng, chi phí nhân công được điều chỉnh với hệ số Knc = 2,2647 (tức là 2,14 x 1,126 / 1,064).

Trong đơn giá chưa tính các khoản phụ cấp khác như: thu hút, khu vực, độc hại, nguy hiểm hoặc các khoản phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% (trong đơn giá đã tính tối thiểu 20%), phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% (trong đơn giá đã tính tối thiểu 10%), … Khi lập dự toán các công trình có các khoản phụ cấp chưa tính hoặc tính chưa đủ thì được tính bổ sung vào chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng. Cụ thể như sau:

+ Đối với các phụ cấp tính trên mức lương tối thiểu: bao gồm phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm:

Nếu gọi b1n: Chi phí nhân công theo đơn giá của nhóm lương thứ n (n = 1, 2, 3, 4).

b2n: Chi phí phụ cấp được tính thêm của nhóm lương thứ n.

b2n = (Tỷ lệ % của từng phụ cấp chưa tính           x       b1n/h­1n                  (2.10)

          hoặc phần chênh lệch phụ cấp chưa đủ).

Trong đó h1n­ là hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n.

Nhóm I: h­11 = 2,342                    Nhóm III: h13 = 2,638

Nhóm II: h12 = 2,493                   nhóm IV: h14 = 2,795

Tỷ lệ % của từng loại phụ cấp xem Phụ lục số 2 của quy định này.

+ Đối với các phụ cấp tính trên mức lương cơ bản là phụ cấp thu hút:

b3n: Chi phí phụ cấp được tính thêm của nhóm lương thứ n.

b3n = (Tỷ lệ % của từng phụ cấp chưa tính        x   b1n/h2n       (2.11)

          hoặc phần chênh lệch phụ cấp chưa đủ)

Trong đó h2n là hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

Nhóm I: h­21 = 1,377                    Nhóm III: h23 = 1,363

Nhóm II: h22 = 1,37                     nhóm IV: h24 = 1,357

Tỷ lệ % của từng loại phụ cấp xem Phụ lục số 2 của quy định này.

- Giá máy thi công: Chi phí máy thi công tính theo đơn giá được điều chỉnh với hệ số Kmtc = 1,35.

Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trên đã bao gồm việc điều chỉnh theo giá điện, giá xăng dầu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố nên không tính toán bù trừ chênh lệch giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm lập dự toán chi phí xây dựng so với giá nhiên liệu, năng lượng gốc trong giá ca máy.

b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm, vật liệu, … không xác định được khối lượng từ thiết kế.

Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.

4.1.2. Các khoản mục chi phí tính bằng định mức tỉ lệ (%) trong dự toán chi phí xây dựng:

Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng định mức tỷ lệ (%) theo quy định tại các mục 2.2.1.2, 2.2.1.3, 2.2.1.4, 2.2.1.5 phần II Thông tư 05/2007/TT-BXD.

4.2. Chi phí thiết bị (GTB):

Nội dung chi phí thiết bị thực hiện như quy định tại mục 2.2.2 phần II Thông tư 05/2007/TT-BXD.

Phương pháp xác định chi phí thiết bị trong dự toán công trình áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại mục 2 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD.

4.3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA):

Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại mục 1.1.4 phần II Thông tư 05/2007/TT-BXD.

Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức 2.6 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt)             (2.12)

Trong đó:

+ T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án xác định trên cơ sở áp dụng công bố của Bộ Xây dựng.

+ GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế.

+ GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế.

Chi phí này đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng. Trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn Quản lý dự án thì Chủ đầu tư phải tính phần thuế này để đơn vị tư vấn có nguồn nộp thuế theo quy định.

4.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV):

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại mục 1.1.5 phần II của Thông tư 05/2007/TT-BXD Trường hợp đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không được tính trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của dự toán công trình mà thực hiện như quy định tại mục 3.3 Điều 3 của Quy định này.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức 2.7 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

(2.13)

Trong đó:

+ Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n), xác định trên cơ sở áp dụng công bố của Bộ Xây dựng.

+ Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1÷m).

+ TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

+ TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.

4.5. Chi phí khác (Gk):

Nội dung chi phí khác thực hiện như quy định tại mục 2.2.5 phần II Thông tư 05/2007/TT-BXD.

Chi phí khác được tính theo công thức 2.8 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

 (2.14)

Trong đó:

+ Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).

+ Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1÷n).

+ TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

+ TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phí không tính trong chi phí khác của dự toán công trình.

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, ngoài các chi phí quy định tại các mục 4.3, 4.4 và 4.5 nêu trên còn có các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán.

Một số chi phí khác nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính đưa vào dự toán công trình để dự trù kinh phí.

4.6. Chi phí dự phòng (GDP):

Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng các chi phí: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức 2.9 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA +  GTV + GK)                   (2.15)

Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức 2.10 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP = GDP1 + GDP2                      (2.16)

Trong đó:

+ GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức 2.11 phụ lục 2 Thông tư 05/2007/TT-BXD Cụ thể như sau:

GDP = 5% x (GXD + GTB + GQLDA +  GTV + GK)                     (2.17)

+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng.

GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2 = (GXDCT - Lvay) x (IXDbq ± ΔIXD)                        (2.18)

Trong đó:

- GXDCT: Dự toán công trình chưa có dự phòng.

- Lvay: Lãi vay trong thời gian thực hiện công trình

- IXDbp: Chỉ số giá xây dựng bình quân.

Chỉ số giá xây dựng bình quân được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. Chỉ số giá xây dựng công trình áp dụng chỉ số giá xây dựng vùng theo công bố của Bộ Xây dựng.

±ΔIXD: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.

4.7. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư (GGPMB) (nếu có): thực hiện như mục 3.2 điều 3 của Quy định này

4.8. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án và một số khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác chưa tính trong dự toán công trình của dự án như đã quy định ở mục 4.4 và 4.5 nêu trên.

Bảng tổng hợp dự toán công trình, dự toán chi phí thiết lập như quy định tại các Bảng 1.1, Bảng 1.4 Phụ lục 1 của Quy định này.

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng đối với công trình, hạng mục công trình sử dụng Đơn giá 84 và Đơn giá 86 như quy định tại Bảng 1.2A Phụ lục 1 của Quy định này.

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng đối với công trình, hạng mục công trình sử dụng Công bố 212 như quy định tại Bảng 1.2B Phụ lục 1 của Quy định này.

Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước như quy định tại Bảng 1.3 Phụ lục 1 của Quy định này.

Chương 3.

QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 5. Quản lý tổng mức đầu tư.

1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng.

2. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, nội dung thẩm định tổng mức đầu tư thực hiện như quy định tại khoản 1 điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Nghị định 99/2007/NĐ-CP).

3. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư được quy định như sau:

Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định tổng mức đầu tư.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND cấp huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch chịu trách nhiệm thẩm định tổng mức đầu tư.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND cấp xã, bộ phận có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách chịu trách nhiệm thẩm định tổng mức đầu tư (nếu không đủ năng lực thì đề nghị Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định tổng mức đầu tư).

Đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra.

Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.

4. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.

5. Đối với dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng chương trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

6. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư thực hiện như quy định tại mục 1.1.2 phần III Thông tư 05/2007/TT-BXD và Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

7. Việc quản lý chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư thực hiện như quy định tại mục 1.1.3 phần III Thông tư 05/2007/TT-BXD.

Điều 6. Quản lý dự toán công trình.

1. Dự toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Trước khi phê duyệt dự toán công trình, Chủ đầu tư phải tổ chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình.

3. Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.

Điều 7. Quản lý định mức xây dựng.

1. Định mức xây dựng bao gồm các định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ do các Bộ và cơ quan ngang Bộ công bố là cơ sở áp dụng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung các định mức xây dựng đã có hoặc xây dựng mới các định mức chưa có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nêu tại khoản 1 điều này thì thực hiện như quy định tại các mục 2.1.4, 2.1.5, 2.1.6 phần III Thông tư 05/2007/TT-BXD.

Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổng hợp các định mức được xây dựng mới nêu trên báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh xem xét công bố bổ sung trong trường hợp cần thiết.

Điều 8. Quản lý giá xây dựng công trình

1. Hệ thống đơn giá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm:

- Bảng giá ca máy và thiết bị thi công tỉnh Khánh Hòa công bố kèm theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa;

- Đơn giá xây dựng công trình – Phần xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

- Đơn giá xây dựng công trình – Phần khảo sát xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

- Đơn giá xây dựng công trình – Phần Phần Lắp đặt hệ thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống; phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm công bố kèm theo Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa;

- Đơn giá Công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản tỉnh Khánh Hòa công bố kèm theo Công văn số 212/UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa;

2. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp giá vật liệu, nhiên liệu trên địa bàn quản lý gửi về Sở Tài chính và Sở Xây dựng theo định kỳ hàng tháng. Liên sở Tài chính – Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp giá vật liệu, nhiên liệu do UBND cấp huyện cung cấp, báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp để tiến hành công bố giá vật liệu xây dựng hàng quý theo địa bàn huyện.

3. Công bố nêu tại khoản 1 và khoản 2 điều này là cơ sở áp dụng để xác định dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

4. Trường hợp cần bổ sung đơn giá xây dựng công trình chưa được công bố tại khoản 1 điều này, Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do mình lập.

Trường hợp định mức dùng để xây dựng các đơn giá bổ sung không có trong hệ thống định mức được công bố thì phải thực hiện việc xây dựng định mức bổ sung theo quy định tại khoản 2 điều 7 Quy định này trước khi xây dựng đơn giá.

Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổng hợp các đơn giá xây dựng công trình được lập bổ sung nêu trên báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng hợp và công bố bổ sung trong trường hợp cần thiết.

5. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống đơn giá, thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung và công bố các điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết.

6. Định kỳ hàng năm, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp các định mức mới, đơn giá mới chưa được công bố trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng công trình; tổ chức lập, công bố bổ sung các đơn giá và tham mưu UBND tỉnh công bố bổ sung các định mức.

Điều 9. Quản lý suất vốn đầu tư xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng.

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng công bố định kỳ là cơ sở áp dụng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày Thông tư 05/2007/TT-BXD có hiệu lực thi hành (ngày 18/9/2007) nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp cần thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước khi Thông tư 05/2007/TT-BXD có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định này.

Điều 11. Điều khoản thi hành.

Các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm rà soát, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật và Quy định này.

Trường hợp Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ ban hành những văn bản có nội dung mới, khác với những nội dung của quy định này thì tạm thời thực hiện theo những văn bản đó đến thời điểm UBND tỉnh ban hành quy định điều chỉnh, bổ sung có hiệu lực.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Bảng 1.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Ngày … tháng … năm ……

Tên công trình:

Đơn vị tính: đồng

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CHI PHÍ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

CHI PHÍ SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Chi phí xây dựng

 

 

GXD

2

Chi phí thiết bị

 

 

GTB

3

Chi phí quản lý dự án

 

 

GQLDA

4

Chi tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

GTV

4.1

Các phí thi tuyển thiết kế kiến trúc

 

 

 

4.2

Chi phí thiết kế xây dựng công trình

 

 

 

………………………………………….

 

 

 

5

Chí phí khác

 

 

GK

5.1

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

 

 

 

5.2

Chi phí bảo hiểm công trình

 

 

 

……………………………………..

 

 

 

6

Chi phí dự phòng (G­DP1 + GDP2)

 

 

GDP

6.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh

 

 

GDP1

6.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

GDP2

 

TỔNG CỘNG ( 1 + 2 + 3 + 4 – 5 + 6)

 

 

GXDGT

 

Người tính

Người kiểm tra

Cơ quan lập

 

Bảng 1.2A. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

Áp dụng đối với công trình hạng mục công trình sử dụng Đơn giá xây dựng công trình – phần Xây dựng (Đơn giá 84) và phần Lắp đặt (Đơn giá 86)

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

1

Chi phí vật liệu

VL1 + VL2

VL

1.1

Chi phí vật liệu theo đơn giá

VL1

1.2

Bù chi phí vật liệu

VL2

2

Chi phí nhân công

NC1 + NC2

NC

2.1

Chi phí nhân công theo đơn giá 

NC1

2.2

Bù chi phí nhân công

NC2

3

Chi phí máy thi công

M1 + M2

M

3.1

Chi phí máy thi công theo đơn giá

M1

3.2

Bù chi phí nhiên liệu, năng lượng

M2

4

Chi phí trực tiếp khác

(VL + NC + M) x tỷ lệ

TT

 

Chi phí trực tiếp

VL + NC + M + TT

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T + C + TL)

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G x TGTGT-XD

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

GXD

V

CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG

G x tỷ lệ x (1 + TGTGT-XD)

GXDNT

 

TỔNG CỘNG

GXD + GXDNT

GXD

Trong đó:

-Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j = 1÷n).

- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.

- Knc, Kmtc: hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công (nếu có).

- Mivl, Minc: Hao phí vật liệu, nhân công thứ i trong dự toán chi phí xây dựng (i = 1÷m) (đơn vị tính là công).

- Mimct: Hao phí nhiên liệu (năng lượng) thứ i sử dụng cho máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng (i = 1÷m) (đơn vị tính là đơn vị của loại nhiên liệu hoặc năng lượng sử dụng).

- Givl1, Givl2: Giá của loại vật liệu thứ i theo đơn giá gốc và giá tại thời điểm lập dự toán.

- Ginctt: Phụ cấp lương bổ sung tính theo mức lương tối thiểu của loại nhân công thứ i (nếu có) được quy định tại Phụ lục 2 của quy định này.

- Ginccb: Phụ cấp lương bổ sung tính theo mức lương cơ bản của loại nhân công thứ i (nếu có) được quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này.

- Gimtc1, Gimtc2: Giá của loại nhiên liệu (năng lượng) thứ i sử dụng cho máy thi công theo đơn giá gốc và giá tính tại thời điểm lập dự toán.

- inlp: Hệ số chi phí nhiên nhiệu, dầu mỡ phụ được quy định như sau:

+ Động cơ xăng: K­inlp= 1,03

+ Động cơ Diesel: K­inlp= 1,05

+ Động cơ điện: K­inlp= 1,07

- Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 1.3 của Phụ lục này.

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế.

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế.

+ GXDNT: chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

 

Bảng 1.2B. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

Áp dụng đối với công trình hạng mục công trình sử dụng Đơn giá sửa chữa trong xây dựng cơ bản (Công bố 212)

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

1

Chi phí vật liệu

VL1 + VL2

VL

1.1

Chi phí vật liệu theo đơn giá

VL1

1.2

Bù chi phí vật liệu

VL2

2

Chi phí nhân công

NC

3

Chi phí máy thi công

M

4

Chi phí trực tiếp khác

(VL + NC + M) x tỷ lệ

TT

 

Chi phí trực tiếp

VL + NC + M + TT

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T + C + TL)

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G x TGTGT-XD

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

GXD

V

CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG

G x tỷ lệ x (1 + TGTGT-XD)

GXDNT

 

TỔNG CỘNG

GXD + GXDNT

GXD

Trong đó:

- Knc, Kmtc: hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công thực hiện như quy định tại mục a.2.2 phần III của hướng dẫn này.

- F1: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc tính chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

- F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc tính chưa đủ trong đơn giá xây dựng;

- h­1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n:

Nhóm I              : h11 = 2,342

Nhóm II             : h12 = 2,493

Nhóm III            : h13 = 2,638

Nhóm IV           : h14 = 2,796

- h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n:

Nhóm I              : h21 = 1,378

Nhóm II             : h22 = 1,370

Nhóm III            : h23 = 1,363

Nhóm IV           : h24 = 1,357

Các ký hiệu còn lại như thuyết minh tại bảng 1.2A ở trên

 

Bảng 1.3. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

TT

LOẠI CÔNG TRÌNH

CHI PHÍ CHUNG

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

TRÊN CHI PHÍ TRỰC TIẾP

TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

1

Công trình dân dụng

6,0

 

5,5

Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa

10,0

 

2

Công trình công nghiệp

5,5

 

6,0

Riêng công trình xây dựng đường hầm, hầm lò

7,0

 

3

Công trình giao thông

5,3

 

6,0

Riêng công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa

 

66,0

4

Công trình thủy lợi

5,5

 

5,5

Riêng đào, đắp đất công trình, thủy lợi bằng thủ công

 

51,0

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

4,5

 

5,5

6

Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

 

65,0

6,0

Ghi chú:

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.

- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư quyết định tùy điều kiện cụ thể của công trình.

 

Bảng 1.4 TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ

Ngày … tháng … năm ……

Tên công trình:

Đơn vị tính: đồng

STT

TÊN THIẾT BỊ HAY NHÓM THIẾT BỊ

CHI PHÍ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CHI PHÍ SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

1.1

1.2

2

 

3

Chi phí mua sắm thiết bị

…..

…..

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

GTB

 

Người tính

Người kiểm tra

Cơ quan lập

 

PHỤ LỤC SỐ 2

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN CÁC LOẠI PHỤ CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. PHỤ CẤP LƯU ĐỘNG:

Việc áp dụng phụ cấp lưu động theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội.

Phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,6; 0,4; 0,2 so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, được quy định như sau:

Mức tiền phụ cấp lưu động

=

Hệ số phụ cấp lưu động

x

Mức lương tối thiểu chung

1. Mức 1, hệ số 0,6 (60%): áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm:

- Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm, khoan, thăm dò khoáng sản;

- Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc quốc gia, hệ thống cơ sở đo đạc chuyên dùng, đo đạc đại địa, địa hình;

- Tổ, đội khảo sát xây dựng công trình thủy điện;

- Tổ đội sửa chữa điện nóng (đường dây cao thế mang điện); quản lý, vận hành đường dây 500 KV;

- Công trình xây dựng ở miền núi cao, đảo xa.

2. Mức 2, hệ số 0,4 (40%): áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm:

- Tổ, đội khảo sát đo đạc thành lập các bản đồ địa chính;

- Tổ, đội khảo sát xây dựng chuyên ngành;

- Tổ, đội khảo sát điều tra các nông trường, lâm trường;

- Tổ, đội xây lắp và sửa chữa đường dây tải điện cao thế; quản lý, vận hành đường dây có điện áp 220 KV trở xuống;

- Tổ, đội xây lắp sửa chữa tuyến cáp viễn thông liên tỉnh và ứng cứu thông tin liên tỉnh;

- Công trình xây dựng ở miền núi, trung du.

3. Mức 3, hệ số 0,2 (20%): áp dụng đối với những người làm việc trong các tổ, đội, công trình, bao gồm:

- Tổ, đội điều tra, khảo sát còn lại;

- Công trình xây dựng ở đồng bằng;

- Nhân viên đi thu tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước tại hộ gia đình;

- Nhân viên đi thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản.

Ghi chú: Phụ cấp lưu động mức 2, đã tính trong Đơn giá Khảo sát xây dựng, Phụ cấp lưu động mức 3 đã tính trong Đơn giá Xây dựng công trình (Phần Xây dựng, Phần Lắp đặt).

II. PHỤ CẤP KHU VỰC:

Việc áp dụng phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban dân tộc.

Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, được quy định như sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực

=

Hệ số phụ cấp khu vực

x

Mức lương tối thiểu chung

 

1. Thành phố Nha Trang:

- Hệ số 0,2:

- Hệ số 0,1:

 

Đảo Hòn Tre.

Các đảo: Trí Nguyên, Bích Đầm, Đầm Bấy, Đầm Già, Bãi Me, Bãi Trũ, Vũng Ngán, Hòn Một.

2. Thị xã Cam Ranh:

- Hệ số 0,2:

- Hệ số 0,1:

 

Xã Cam Bình.

Các xã: Cam Lập, Bán đảo Cam Ranh

3. Huyện Cam Lâm

- Hệ số 0,1:

 

Các xã: Sơn Tân, Cam Hải Đông

4. Huyện Vạn Ninh:

- Hệ số 0,3:

 

Xã Vạn Thạnh

5. Huyện Ninh Hòa

- Hệ số 0,2:

- Hệ số 0,1:

 

Các xã: Ninh Tây, Ninh Vân

Các xã: Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Thượng, Ninh Sơn, Ninh Phước.

6. Huyện Khánh Vĩnh:

- Hệ số 0,5:

 

Các Xã: Khánh Thượng, Khánh Hiệp, Sơn Thái, Giang Ly, Liên Giang, Cầu Bà

- Hệ số 0,4:

- Hệ số 0,3:

- Hệ số 0,2:

Các Xã: Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Trung,

Xã Khánh Bình

Các Xã: Khánh Đông, Khánh Nam, Sông Cầu, Thị trấn Khánh Vĩnh

7. Huyện Diên Khánh:

- Hệ số 0,2:

- Hệ số 0,1:

 

Xã Diên Tân

Xã Suối Tiên

8. Huyện Khánh Sơn:

- Hệ số 0,5:

- Hệ số 0,4:

- Hệ số 0,3:

 

Xã Thành Sơn

Các xã: Ba Cụm Nam, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Hiệp

Các xã: Ba Cụm Bắc, Sơn Trung, thị trấn Tô Hạp

9. Huyện Trường Sa:

- Hệ số 1,0:

 

Toàn huyện

10. Các đơn vị khác:

- Hệ số 0,3:

- Hệ số 0,2:

 

Trạm đèn đảo Hòn Lớn

Trạm đèn đảo Hòn Chút, các đảo thuộc tỉnh

III. PHỤ CẤP ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM:

Việc áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, được quy định như sau:

Mức tiền phụ cấp độc hại, nguy hiểm

=

Hệ số phụ cấp độc hại, nguy hiểm

x

Mức lương tối thiểu chung

IV. PHỤ CẤP THU HÚT:

Việc áp dụng phụ cấp thu hút theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ)- gọi tắt là lương cơ bản.

Công thức tính phụ cấp thu hút như sau:

Pthuhút = (Hcb x Ltt x Kthuhút)/26 (đồng/công)

Trong đó:

Pthuhút: Phụ cấp thu hút được hưởng (đồng/công)

Hcb: Hệ số lương công nhân theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

Ltt: Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

Kthuhút: Mức phụ cấp thu hút được hưởng

 

PHỤ LỤC SỐ 3

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THANG LƯƠNG 7 BẬC (A.1) NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Nhóm I:

- Mộc, nề, sắt;

- Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường;

- Sơn, vôi và cắt lắp kính;

- Bê tông;

- Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay;

- Sửa chữa cơ khí tại hiện trường;

- Công việc thủ công khác.

Nhóm II:

- Vận hành các loại máy xây dựng;

- Khảo sát, đo đạc xây dựng;

- Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống;

- Bảo dưỡng máy thi công;

- Xây dựng đường giao thông;

- Lắp đặt tua bin có công suất < 2,5 MW;

- Gác chắn đường ngang hoặc gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt;

- Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

- Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt, đường bộ;

- Kéo phà lắp cầu phao thủ công.

Nhóm III:

- Xây lắp đường dây điện cao thế;

- Xây lắp thiết bị trạm biến áp;

- Xây lắp cầu;

- Xây lắp công trình thủy;

- Xây lắp đường băng sân bay;

- Công nhân địa vật lý;

- Lắp đặt tua bin có công suất > 2,5 MW;

- Xây dựng công trình ngầm;

- Xây dựng công trình ngoài biển;

- Xây dựng công trình thủy điện, công trình đầu mối thủy lợi;

- Đại tu làm mới đường sắt.