cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 Về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 3014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 31-12-2007
  • Ngày có hiệu lực: 31-12-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-06-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1628 ngày (4 năm 5 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-06-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-06-2012, Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 Về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 05/06/2012 Về Quy chế xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3014/QĐ-UBND

Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 2753/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Thừa Thiên Huế và Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Trưởng ban Thi đua Khen thưởng tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế; Cục trưởng Cục Hải quan; Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh; Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Thi đua khen thưởng Trung ương;
- TV Tỉnh uỷ; TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Viện KSND tỉnh; TAND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- VP UBND tỉnh: LĐ và CV;
- Website Chính phủ;
- Báo TTH;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, DN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

QUY CHẾ

VỀ VIỆC TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh đăng ký và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

2. Các doanh nhân quy định tại Quy chế này gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty nhà nước quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003; chủ doanh nghiệp tư nhân; Trưởng ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2003.

Điều 2. Nguyên tắc tuyên dương, khen thưởng

1. Việc tuyên dương, khen thưởng đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, có ý nghĩa thiết thực, động viên kịp thời các doanh nghiệp, doanh nhân thúc đẩy sự hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tỉnh.

2. Các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn Tỉnh trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn hoặc được giới thiệu lần đầu thì được ưu tiên hơn trong việc xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng.

3. Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân phải đảm bảo quy định của Nhà nước, và các quy định tại Quy chế này.

Điều 3. Tiêu chí để tuyên dương, khen thưởng

1. Đối với doanh nghiệp:

a) Chấp hành tốt quy định pháp luật.

b) Tốc độ tăng doanh thu tối thiểu phải bằng mức tăng trưởng kinh tế của Tỉnh; nếu đạt được sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm theo mức tối thiểu trở lên được xem xét tuyên dương, khen thưởng ở mức cao hơn.

c) Nộp ngân sách nhà nước: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa phải có tốc độ tăng nộp ngân sách cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách của Tỉnh; các doanh nghiệp có quy mô lớn, căn cứ số nộp tuyệt đối và tốc độ tăng phù hợp để bình xét.

d) Giải quyết nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh trong năm.

đ) Mức vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Áp dụng để tuyên dương, khen thưởng một số doanh nghiệp có mức vốn đầu tư lớn, điển hình trong năm; những doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét có tốc độ tăng đầu tư tối thiểu bằng mức tăng vốn đầu tư trong năm của Tỉnh.

2. Đối với doanh nhân:

a) Giữ chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp từ 2 năm trở lên;

b) Doanh nghiệp do doanh nhân đầu tư, quản lý được UBND tỉnh xét hoặc được công nhận danh hiệu "Doanh nghiệp xuất sắc";

c) Có chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu;

d) Làm tốt các chính sách đối với người lao động và trách nhiệm xã hội;

đ) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan và nơi cư trú.

Điều 4. Danh hiệu tuyên dương, khen thưởng

1. Uỷ ban Nhân dân tỉnh sẽ tổ chức tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn Tỉnh hàng năm với danh hiệu: " Doanh nghiệp xuất sắc", " Doanh nhân tiêu biểu".

2. Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị, giới thiệu các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh với các danh hiệu theo quy định.

Điều 5. Hình thức khen thưởng

Doanh nghiệp, doanh nhân đạt các tiêu chí tại Điều 3 Quy chế này được Hội đồng đề nghị và Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thì được UBND tỉnh khen thưởng như sau:

1. Được tặng danh hiệu kèm biểu tượng " Doanh nghiệp xuất sắc" hoặc " Doanh nhân tiêu biểu"

2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

3. Tiền thưởng với mức phù hợp do UBND tỉnh quyết định.

4. Được in trong kỷ yếu về giải thưởng, đưa lên trang điện tử của UBND tỉnh và được giới thiệu rộng rãi trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và doanh nhân của Tỉnh trong thời kỳ đổi mới.

Chương II

THỦ TỤC HỒ SƠ, QUY TRÌNH TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG

Điều 6. Hồ sơ đề nghị tuyên dương, khen thưởng

1. Hàng năm vào tháng 11, Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh gửi thông báo bằng văn bản tới các sở, ngành, cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế đề nghị giới thiệu doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu với số lượng do Hội đồng quy định.

2. Các sở, ngành, cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế tổng hợp, lập danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều thành tích đóng góp cho ngành, địa phương mình đề xuất tuyên dương, khen thưởng gửi Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh.

3. Doanh nghiệp, doanh nhân nộp hồ sơ (theo Mẫu 1 và Mẫu 2, kèm theo Quy chế này), gửi về Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Trong những trường hợp cần thiết, Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh có thể chủ động bình xét, tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân thực sự có thành tích được phát hiện mặc dù chưa có đề nghị của doanh nghiệp, doanh nhân.

Điều 7. Quy trình tuyên dương, khen thưởng

1. Quy trình tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hàng năm do UBND tỉnh quyết định, tổ chức:

a) Bước 1: Các thành viên Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình liên quan đến việc tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan:

- Thông báo cho các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia;

- Giới thiệu và đề cử doanh nghiệp, doanh nhân gửi về Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua khen thưởng tỉnh) chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

b) Bước 2:. Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp tổ chức cập nhật, thẩm tra đối với những hồ sơ xét thấy cần thẩm tra.

c) Bước 3: Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh tổ chức xét đề nghị UBND tỉnh tuyên dương, khen thưởng trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.

d) Bước 4: Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định doanh nghiệp, doanh nhân được tuyên dương, khen thưởng; phê duyệt nội dung, chương trình và tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

2. Quy trình tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân do cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể về doanh nghiệp, doanh nhân yêu cầu, đề nghị UBND tỉnh phối hợp, đề xuất:

a) Bước 1: Căn cứ yêu cầu của các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành; đề nghị của các tổ chức hiệp hội, đoàn thể về doanh nghiệp; UBND tỉnh chuyển Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh ( Ban Thi đua khen thưởng tỉnh) triển khai, thực hiện.

b) Bước 2: Thường trực Hội đồng căn cứ vào các nội dung yêu cầu, danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân đã được Tỉnh tuyên dương, khen thưởng và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các thành viên Hội đồng, các cơ quan liên quan:

- Thông báo cho các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia

- Thẩm tra hồ sơ của các doanh nghiệp, doanh nhân; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh danh sách doanh nghiệp, doanh nhân đề nghị tuyên dương, khen thưởng và dự thảo Công văn của UBND tỉnh gửi các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể.

c) Bước 3: UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách doanh nghiệp, doanh nhân đề nghị tuyên dương, khen thưởng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng

1. Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh là đơn vị chủ trì, làm đầu mối lựa chọn, bình xét, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quyết định tuyên dương, khen thưởng và đề nghị các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp về doanh nghiệp, doanh nhân tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn Tỉnh.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thành lập Quỹ Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân và Quy chế quản lý Quỹ.

3. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hàng năm.

4. Các sở, ngành, cơ quan liên quan, các huyện, thành phố Huế theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh tổ chức thực hiện.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn, Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi hoặc bổ sung.