cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 75/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục

  • Số hiệu văn bản: 75/2007/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Ngày ban hành: 12-12-2007
  • Ngày có hiệu lực: 09-02-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-12-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4697 ngày (12 năm 10 tháng 17 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-12-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-12-2020, Quyết định số 75/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 41/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 75/2007/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CHO CÁN BỘ PHÁP CHẾ NGÀNH GIÁO DỤC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định tại Biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 08 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Thủ trưởng các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng
- Văn phòng Chính phủ
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL)
- Website Chính phủ
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Như Điều 3
- Công báo
- Lưu VT, Vụ Pháp chế

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC




Bành Tiến Long

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC PHÁP CHẾ CHO CÁN BỘ PHÁP CHẾ NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu: Trang bị một số kiến thức pháp luật cơ bản và kỹ năng thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục. Qua đó góp phần chuẩn hóa đội ngũ, kiện toàn hệ thống pháp chế ngành giáo dục và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục.

2. Yêu cầu:

a) Về kiến thức: Nâng cao nhận thức về quản lý nhà nước bằng pháp luật, hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật về giáo dục, chức năng, nhiệm vụ tổ chức pháp chế, nghiệp vụ cán bộ làm công tác pháp chế;

b) Về kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức vào việc soạn thảo văn bản, tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

c) Về thái độ: Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và tăng cường năng lực quản lý nhà nước bằng pháp luật, kiên quyết đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và trong xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Cán bộ chuyên trách công tác pháp chế ở các sở giáo dục và đào tạo; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là các đơn vị).

2. Các đối tượng khác có nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn về các vấn đề có liên quan đến nội dung Chương trình.

III. NỘI DUNG, THỜI GIAN

Tổng thời gian một khóa bồi dưỡng là 90 tiết được phân bổ như sau:

STT

Nội dung

Số tiết

I

Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật

15

1

Quản lý nhà nước bằng pháp luật

2

2

Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

3

3

Hệ thống pháp luật Việt Nam

3

4

Một số vấn đề về pháp luật quốc tế

2

5

ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa

2

6

Xemina 1

3

II

Pháp luật về giáo dục và tổ chức pháp chế

25

7

Tổng quan về ngành giáo dục

5

8

Hệ thống pháp luật về giáo dục

10

8

Luật Giáo dục 2005

3

9

Tổ chức pháp chế

2

10

Xemina 2

5

III

Nghiệp vụ công tác pháp chế

30

11

Công tác soạn thảo văn bản

5

12

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

2

13

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

3

14

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật

5

15

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật

5

16

Xemina 3

10

IV

Tìm hiểu thực tế

10

V

Tiểu luận

10

 

Cộng

90

 

IV. MÔ TẢ CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật ( 15 tiết)

Phần này gồm các nội dung chính sau đây:

a) Quản lý nhà nước bằng pháp luật

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

b) Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

- Quy phạm pháp luật

+ Khái niệm quy phạm pháp luật

+ Cơ cấu của các quy phạm pháp luật

+ Phân loại các quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật

+ Khái niệm

+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

c) Hệ thống pháp luật Việt Nam

- Khái niệm hệ thống pháp luật

- Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật

- Vấn đề hệ thống hoá pháp luật

- Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

d) Một số vấn đề về pháp luật quốc tế

- Công pháp quốc tế

- Tư pháp quốc tế

đ) ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa

- ý thức pháp luật

+ Khái niệm

+ Cấu trúc của ý thức pháp luật

+ Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta

- Pháp chế

+ Khái niệm

+ Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

e) Xemina 1

Học viên trao đổi làm rõ các vấn đề thực tiễn trên cơ sở lý thuyết đã tiếp thu trên lớp.

2. Pháp luật về giáo dục và tổ chức pháp chế (25 tiết)

Phần này gồm các nội dung chính sau đây:

a) Tổng quan về ngành giáo dục

- Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân và vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo

b) Pháp luật về giáo dục

- Nội dung pháp luật về giáo dục

- Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam

c) Luật Giáo dục 2005

- Cơ sở lý luận chung của việc ban hành Luật Giáo dục

- Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục 2005

d) Tổ chức pháp chế

- Quy định chung về tổ chức pháp chế

- Tổ chức pháp chế ở Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức pháp chế ở các trường

- Tổ chức pháp chế ở các sở giáo dục và đào tạo

- Tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

đ) Xemina 2

Học viên trao đổi để nắm được khung pháp luật về giáo dục, nội dung của Luật Giáo dục 2005 và quán triệt nhiệm vụ của tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế phù hợp với từng đối tượng.

3. Nghiệp vụ công tác pháp chế (30 tiết)

Phần này gồm các nội dung chính sau đây:

a) Công tác soạn thảo văn bản

- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

+ Lập dự kiến chương trình

+ Tổ chức soạn thảo

+ Thẩm định, ban hành văn bản

+ Gửi, đăng công báo

- Kỹ thuật soạn thảo văn bản

b) Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

- Mục đích, nội dung của kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

- Ph­ương thức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

- Chủ thể kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

- Xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau kiểm tra

c) Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Mục đích, nội dung của rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Phương thức rà soát văn bản quy phạm pháp luật

- Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

d) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Một số vấn đề chung (Quan niệm; Mục đích; Nội dung; Đối tượng; Chủ thể phổ biến giáo dục pháp luật)

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành giáo dục

+ Đặc điểm ngành liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật

+ Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cơ bản trong ngành

+ Vấn đề tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành giáo dục

- Kỹ năng thực hiện một số hình thức phổ biến giáo dục pháp luật

đ) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật

- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật

+ Mục đích kiểm tra

+ Cơ quan kiểm tra

+ Các bước tiến hành

- Xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục

+ Quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục

+ Các hình thức xử lý

+ Chủ thể xử lý

+ Một số vấn đề về thủ tục xử lý

e) Xemina 3

Học viên trao đổi để nắm vững quy trình, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, kỹ năng soạn thảo văn bản và phổ biến giáo dục pháp luật.

4. Tìm hiểu thực tế

Tùy theo đối tượng tham dự bồi dưỡng để tổ chức tìm hiểu thực tế ở sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ sở giáo dục. Thời gian đi thực tế thực hiện sau khi hoàn thành nội dung 1 và 2 của Mục IV.

5. Tiểu luận

Học viên tự lựa chọn chủ đề thực tiễn ở sở (trường, đơn vị) mình để đăng ký và viết tiểu luận theo các nội dung của Chương trình.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổ chức thực hiện

a) Hình thức và phương pháp bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng tập trung một đợt tại Học viện Quản lý giáo dục hoặc Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II trong thời gian hai tuần trong đó nghe giảng 52 tiết và thảo luận 18 tiết, tìm hiểu thực tế công tác pháp chế ở sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ sở giáo dục 10 tiết, tự viết thu hoạch 10 tiết. Mỗi ngày học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi 5 tiết. Để đáp ứng yêu cầu chuyên sâu thì có thể chiêu sinh theo đối tượng (sở, trường, doanh nghiệp).

- Kết hợp việc bồi dưỡng cơ bản theo Chương trình này với tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới hàng năm.

b) Đánh giá kết quả bồi dưỡng và cấp chứng chỉ:

Các khoá học phải đảm bảo thời lượng và nội dung chương trình bồi dưỡng. Kết thúc khoá bồi dưỡng, những học viên đủ điều kiện về chuyên cần (lên lớp không ít hơn 80% số giờ ) và đạt yêu cầu trở lên đối với điểm tiểu luận toàn khoá thì được Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục hoặc Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II cấp chứng chỉ (Mẫu chứng chỉ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

c) Tài liệu bồi dưỡng :

- Tài liệu Bồi dưỡng công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, phát hành

- Luật Giáo dục 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Cẩm nang công tác Phổ biến giáo dục pháp luật

- Cẩm nang công tác pháp chế

- Các tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục

- Mô hình tổ chức pháp chế của một số sở, trường.

d) Giảng viên:

Các giảng viên, chuyên gia pháp luật của các trường có đào tạo Luật, Vụ Pháp chế, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

a) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp xây dựng chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng phần chung và phần chuyên môn nghiệp vụ, quản lý; chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn quốc; phối hợp xây dựng chính sách đối với cán bộ pháp chế ngành giáo dục.

b) Trách nhiệm của các đơn vị:

- Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế hoặc cử cán bộ chuyên trách công tác pháp chế theo quy định;

- Lập danh sách cán bộ làm công tác pháp chế cần bồi dưỡng pháp luật trong năm sau của đơn vị mình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Vụ Pháp chế ) trước ngày 01 tháng 12 hàng năm;

- Đảm bảo kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho cán bộ làm công tác pháp chế được tham gia bồi dưỡng.

c) Trách nhiệm của Học viện Quản lý giáo dục, Trường cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo II:

Xây dựng kế hoạch, tổ chức chiêu sinh và bồi dưỡng cán bộ pháp chế hàng năm.