Quyết định số 60/2007/QĐ-UBND ngày 04/12/2007 Quy định thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 60/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Ngày ban hành: 04-12-2007
- Ngày có hiệu lực: 14-12-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-01-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2602 ngày (7 năm 1 tháng 17 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-01-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 04 tháng 12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 9 nhiệm kỳ 2004-2009 về chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2007-2010;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số 94/TTr-SNN&PTNT ngày 02/10/2007, Báo cáo kết quả thẩm định số 83/BC-STP ngày 28/9/2007 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Kiên cố hóa kênh mương (KCHKM): là việc nâng cấp kênh đất thay bằng kênh bê tông, bê tông cốt thép, gạch xây, đá xây, xây toàn bộ hoặc một phần mặt cắt kênh để dòng chảy trong kênh được thuận lợi.
Điều 2. Phân loại kênh
1. Phân theo loại kênh:
a) Kênh loại I: Là kênh liên huyện, liên tỉnh có lưu lượng Q>10m3/s, hiện do các công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) quản lý;
b) Kênh loại II: Kênh liên huyện, liên xã và trong xã có lưu lượng 0,5m3/s£Q£ >10m3/s do các công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại quản lý;
c) Kênh loại III: kênh liên thôn, nội đồng do các xã, phường, thị trấn, các Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), hoặc do các công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại quản lý có lưu lượng Q<0,5m3/s, được chia thành hai loại như sau:
- Kênh loại IIIA: Kênh chính lấy nước trực tiếp từ đầu mối các trạm bơm, hồ, đập;
- Kênh loại IIIB: Các tuyến kênh nhánh lấy nước từ kênh cấp I trở xuống;
d) Kênh mặt ruộng: Là kênh nội đồng trong phạm vi thôn, xóm, cánh đồng có mặt cắt và lưu lượng rất nhỏ tháo nước trực tiếp vào ruộng.
2. Phân theo cấp kênh:
a) Kênh chính: Ký hiệu KC, là kênh lấy nước trực tiếp từ các công trình đầu mối, hồ đập, trạm bơm;
b) Kênh cấp I: Ký hiệu N1, N2, N3 lấy nước từ các kênh chính;
c) Kênh cấp II: Ký hiệu N1-1, N2-2, N3-3 lấy nước từ kênh cấp I;
d) Kênh cấp III: Ký hiệu N1-1-1, N2-2-2… lấy nước từ kênh cấp II;
e) Kênh dưới cấp III lấy nước từ các kênh nhánh cấp trên;
Việc phân loại kênh để làm cơ sở bố trí vốn, cơ cấu vốn và thứ tự thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mục tiêu thực hiện
Đến năm 2010 hoàn thành kiên cố 673,5km kênh mương trên toàn tỉnh, bao gồm: kênh loại I (47,3km), kênh loại II (252,6km), kênh loại III (373,6km). Đối với các loại kênh khác, sau năm 2010 HĐND tỉnh sẽ xem xét quyết định việc đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc và tiến độ thực hiện
1. Về quy hoạch: Tuân thủ theo quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nông nghiệp và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thứ tự đầu tư từ kênh loại I đến loại II, sau đó đến kênh loại III; mỗi loại kênh ưu tiên đầu tư các tuyến kênh nổi, kênh miền núi, vùng khó khăn về nguồn nước, kênh qua vùng thấm nước mạnh, qua vùng đất xấu, vùng thường bị lũ lụt, dễ sạt lở hoặc bồi lấp;
2. Về kỹ thuật: Các tuyến kênh kiên cố hóa phải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống, hợp lý về quy mô, kích thước và các thông số kỹ thuật; đảm bảo cao trình khống chế tưới tự chảy và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành;
3. Tiến độ thực hiện:
Đơn vị tính: km
Loại kênh | Năm 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Loại I | 14,9 | 16,0 | 16,4 |
|
Loại II | 75,8 | 88,4 | 88,4 |
|
Loại III | 68,6 | 54,0 | 50,5 | 200,5 |
Tổng cộng | 159,3 | 158,4 | 155,3 | 200,5 |
Điều 5. Cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư
a) Kênh loại I: Ngân sách tỉnh và Trung ương đầu tư 100%;
b) Kênh loại II, loại IIIA: Ngân sách tỉnh đầu tư 100%;
c) Kênh loại IIIB: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị xây lắp hoàn thành trên cơ sở dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt. Phần còn lại do ngân sách cấp huyện, xã huy động các nguồn lực người dân vùng hưởng lợi, vốn từ nguồn cấp bù thủy lợi phí và các nguồn vốn hợp pháp khác.
d) Kênh tưới mặt ruộng: Dân tự đầu tư.
Điều 6. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng các công trình
1. Chủ trương đầu tư:
Căn cứ kế hoạch của Chương trình kiên cố hóa kênh mương và tình hình thực trạng các công trình, các đơn vị quản lý khai thác công trình lập danh mục các công trình cần thiết đầu tư kiên cố hóa để xin chủ trương đầu tư, trình tự như sau:
a) Đối với đơn vị quản lý khai thác là các công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại: Danh mục các công trình gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT;
b) Đối với đơn vị quản lý khai thác là các HTX, THT: Danh mục các công trình gửi về UBND huyện, thành phố, thị xã (qua Phòng Kinh tế); UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp, rà soát và gửi danh mục các công trình cần được đầu tư trên địa bàn toàn huyện, thành phố, thị xã gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Kế hoạch & ĐT;
c) Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp danh mục các công trình, phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT căn cứ quy hoạch chung và nguyên tắc đầu tư, rà soát và trình UBND tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư, kế hoạch đầu tư hàng năm cho từng công trình theo đúng nội dung Nghị quyết và xác định chủ đầu tư cho từng dự án.
2. Xác định chủ đầu tư:
Việc xác định chủ đầu tư dự án thực hiện theo Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, cụ thể:
a) Các đơn vị đang quản lý khai thác công trình được giao làm chủ đầu tư;
b) Công trình kênh loại III do địa phương quản lý khai thác trong một xã, phường, thị trấn thì giao cho UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư;
c) Công trình phục vụ nhiều xã, phường, thị trấn thì giao cho UBND cấp huyện làm chủ đầu tư;
Các công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư, sau khi hoàn thành xây lắp sẽ bàn giao cho các công ty KTCTTL quản lý khai thác.
3. Thẩm quyền phê duyệt:
a) Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương đối với kênh loại I, loại II, và các tuyến kênh loại III do các công ty KTCTTL, các nông trường, trạm trại quản lý và đối với các dự án có mức vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng;
b) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phê duyệt theo phân cấp các dự án có trong danh mục Chương trình kiên cố hóa kênh mương hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Sở Nông nghiệp & PTNT về kỹ thuật, về quy hoạch và quy mô công trình.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Sở Nông nghiệp & PTNT:
a) Căn cứ quy hoạch thủy lợi, phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm và tiến độ thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương;
b) Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;
c) Thỏa thuận về kỹ thuật, về quy hoạch và quy mô công trình bằng văn bản đối với các dự án thuộc Chương trình do UBND cấp huyện phê duyệt trong thời gian tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình, đồng thời đề xuất điều chỉnh cơ chế kịp thời để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn.
2. Sở Kế hoạch & ĐT:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính bố trí đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình, đảm bảo phân bổ vốn hợp lý cho các dự án để triển khai kịp tiến độ;
b) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh hàng năm các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
c) Kiểm tra sự đảm bảo phần vốn huy động của các địa phương để thực hiện kiên cố hóa kênh loại IIIB.
3. Các Công ty KTCTTL:
Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến kênh loại I, loại II và kênh loại III khi nhận bàn giao từ các xã, HTX; lập kế hoạch tổ chức kiên cố hóa các tuyến kênh do công ty quản lý.
4. UBND cấp huyện:
a) Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ các công trình đầu tư trên địa bàn;
b) Cân đối bố trí vốn từ nguồn ngân sách huyện, thành phố, thị xã để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương đối với kênh loại IIIB theo quy định của Nghị quyết;
c) Tổng hợp danh mục các dự án cần đầu tư theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn để báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp & PTNT) xin chủ trương đầu tư và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả các dự án đề xuất; phê duyệt các dự án theo phân cấp đầu tư.
5. UBND cấp xã:
a) Quản lý nhà nước đối với các HTX, THT làm dịch vụ cung cấp nước tưới trong công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến kênh do địa phương quản lý;
b) Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình kênh mương trên địa bàn không do UBND xã làm chủ đầu tư.
6. Các HTX, THT:
a) Quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến kênh loại III và kênh của các công trình trạm bơm, hồ đập do địa phương quản lý;
b) Lập kế hoạch tổ chức kiên cố hóa các tuyến kênh mặt ruộng do dân tự đầu tư.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn; đôn đốc kiểm tra các cấp, ngành và các đơn vị thực hiện Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cấp, các ngành báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT để xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.