Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 11/10/2007 Về quy chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng nam, giai đoạn 2007-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 44/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 11-10-2007
- Ngày có hiệu lực: 21-10-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-04-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1634 ngày (4 năm 5 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-04-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 44/2007/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 11 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN, KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/01//2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại;
Căn cứ Nghị quyết số 53/2006/NQ-HĐND ngày 04/5/2006 của HĐND tỉnh về tiếp tục phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 53/2006/NQ-HĐND;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1043/TTr/NN PTNT ngày 12 tháng 9 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam , giai đoạn 2007 - 2010”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 30/2002/QĐ-UB ngày 24/5/2002, số 2467/QĐ-UB ngày 28/6/2005 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc, Liên minh HTX tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CƠ CHẾ
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN, KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Kèm theo Quyết định số 44 /2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Về đối tượng
1.1. Đối với kinh tế vườn (gọi tắt KTV)
Là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có phương án phát triển KTV sản xuất theo định hướng chung, nhằm đạt khối lượng hàng hóa của tiểu vùng, địa phương, có vay vốn của các tổ chức Tín dụng đủ tư cách pháp nhân để cải tạo vườn, lập vườn mới, đầu tư phát triển kinh tế vườn, và phải đạt tiêu chí sau:
- Vườn nhà: Từ 500 m2 trở lên (sau khi đã trừ diện tích nhà cửa, vật kiến trúc).
- Vườn đồi, vườn rừng: Từ 0,50 ha trở lên.
1.2. Đối với kinh tế trang trại (gọi tắt KTTT)
Là hộ gia đình, nhóm hộ hoặc cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, được xác định là trang trại (đạt tiêu chí định lượng theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/ 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT-Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) (phụ lục 1), có phương án phát triển kinh tế trang trại được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận, Ban quản lý thẩm tra trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt (Mẫu phương án theo phụ lục 2 - tham khảo), có vay vốn của các tổ chức Tín dụng đủ tư cách pháp nhân để đầu tư phát triển KTTT.
2. Về phạm vi sản xuất
- Kinh tế vườn, KTTT trong cơ chế này bao gồm sản xuất trên đất vườn, trang trại liền nhà; vườn, trang trại đồi; vườn, trang trại rừng; vườn, trang trại ngoài đồng ruộng (vườn được kiến tạo trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, ao đầm ngoài ruộng đồng).
- Các chủ KTV, KTTT bố trí sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày (bao gồm chuối, đu đủ và những cây ăn quả có chu kỳ kinh doanh tương đương), sản xuất nấm, sản xuất giống cây trồng, trồng rừng sản xuất, chăn nuôi, chuyên canh rau an toàn và hoa cây cảnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong vùng tập trung, nuôi trồng thủy sản hoặc mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nhưng tỉ trọng các đối tượng sản xuất vừa nêu chiếm trên 70% diện tích đất vườn, trang trại. Sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày (ngoại trừ rau an toàn và hoa cây cảnh) không thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chế này.
Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ sau đầu tư nhằm giúp đỡ, khuyến khích nhân dân tự làm là chính. Những chủ KTV, KTTT thuộc đối tượng trên, nếu thiếu vốn, có nhu cầu vay để phát triển sản xuất và có khả năng hoàn trả được nợ vay thì mới thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định này.
II. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Về đất đai
1.1. Đối với đất hoang: Chủ KTV, KTTT khi có đơn đăng ký kèm theo phương án sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá và diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo thuộc quy hoạch của tỉnh để phát triển KTV, KTTT được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.
1.2. Đối với đất nông nghiệp: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn điền trong 5 (năm) năm đầu để hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức vườn hoặc trang trại.
1.3. Chủ KTV, KTTT chủ động trong xác định nội dung đầu tư, bố trí cây trồng, vật nuôi theo đúng mục đích đã được xác định trên diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất thì phải lập phương án sản xuất, kinh doanh gắn với việc sử dụng đất trình UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt, phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1.4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại Điều 82, Luật Đất đai năm 2003.
- Nhà nước khuyến khích hình thức KTTT của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Đất sử dụng cho KTTT bao gồm:
+ Đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối qui định tại Điều 70, 82, Luật Đất đai năm 2003.
+ Đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức KTTT để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.
2. Hỗ trợ lãi suất tiền vay
2.1. Các nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất
Chủ kinh tế vườn, kinh tế trang trại có vay vốn tại các tổ chức Tín dụng có đủ tư cách pháp nhân.
2.2. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất vay
- Phương án phát triển KTV, KTTT (sản xuất kinh doanh) của chủ KTV, KTTT được các tổ chức Tín dụng có đủ tư cách pháp nhân chấp thuận giải quyết cho vay.
- Có đăng ký khế ước vay và trả nợ vay (kể cả lãi) theo đúng khế ước.
Hai nội dung này có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. Trong đó, phương án phát triển KTTT do UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.
2.3. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay
Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất, với mức tiền vay tối đa như sau:
a) Dưới 100 triệu đồng được hỗ trợ 50% thực lãi phải trả.
b) Từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hỗ trợ 30% thực lãi phải trả.
c) Từ 200 triệu đồng trở lên do UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2.4. Thời gian vay được hỗ trợ lãi suất: Từ 2007 đến 2010.
- Đối với KTV, KTTT trồng nấm, trang trại chăn nuôi gia súc lấy thịt, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trong mặt nước có sẵn (hồ, đập, ao hồ tự nhiên...), thời gian hỗ trợ lãi suất vay tối đa là 12 tháng, kể từ thời điểm rút vốn vay đầu tiên.
- Đối với KTV, KTTT chăn nuôi gia súc sinh sản hoặc lấy sữa, thời gian hỗ trợ lãi suất vay tối đa là 24 tháng, kể từ thời điểm rút vốn vay đầu tiên.
- Đối với KTV, KTTT trồng cây lâu năm, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong mặt nước kiến tạo mới (đào mới ao nuôi), thời gian hỗ trợ lãi suất vay tối đa là 36 tháng, kể từ thời điểm rút vốn vay đầu tiên.
- Đối với cây cao su (cao su tiểu điền), UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT về tiền cây giống và khai hoang theo đúng vùng quy hoạch trên từng địa bàn, từng dự án được phê duyệt.
2.5. Phương thức hỗ trợ
Trên cơ sở dự toán ngân sách tỉnh phân bổ từ đầu năm để phát triển KTV, KTTT, hỗ trợ lãi suất tiền vay theo kết quả xét duyệt 3 tháng một lần của Ban quản lý huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ban quản lý cấp huyện) và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định chi hỗ trợ trực tiếp cho chủ KTV, KTTT (Biên bản xét duyệt theo phụ lục 5a, 5b).
Các chủ KTV, KTTT được hỗ trợ lãi suất vay theo cơ chế này thì không được hưởng hỗ trợ lãi suất vay theo các cơ chế ưu đãi khác của UBND tỉnh và ngược lại.
3. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất tập trung, chuyên canh có ứng dụng công nghệ tiên tiến
Trên cơ sở các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu lồng ghép các nguồn vốn tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, như: đường giao thông, thuỷ lợi, điện trung thế nối từ trục đường chính đến chân mặt bằng đối với khu sản xuất tập trung, chuyên canh có từ 20 ha trở lên.
4. Hỗ trợ về kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
4.1. Ngân sách tỉnh phân bổ trong sự nghiệp kinh tế Nông nghiệp cho Sở Nông nghiệp và PTNT về các nội dung sau:
- Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm: sản xuất chuyên canh tập trung gắn với áp dụng quy trình đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch động, thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm chi phí khuyến nông xây dựng mô hình). Mỗi mô hình điểm có thể gồm: (i) một hoặc một số trang trại; hoặc (ii) nhóm hộ liền vùng cùng tham gia một nội dung mô hình. Nội dung và mức hỗ trợ sẽ được UBND tỉnh xem xét cụ thể cho từng mô hình theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT trong kế hoạch hằng năm.
- Hỗ trợ các chủ KTV, KTTT áp dụng công nghệ mới (máy móc, thiết bị, công nghệ chưa áp dụng trên địa bàn tỉnh) trong thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ được UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo phương án đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT.
4.2. Hằng năm, UBND tỉnh bố trí một phần ngân sách để thực hiện chương trình phát triển KTV, KTTT theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về các hoạt động khuyến khích các chủ KTV, KTTT ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh; đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tham gia các Hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại; thành lập các Hội nghề nghiệp hoặc Hiệp hội ngành hàng; hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ mới. Khi phân bổ, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính (Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực) tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ
1. Tổ chức quản lý
- Tiếp tục củng cố, thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển KTV, KTTT tỉnh, gồm đại diện các cơ quan: UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành; giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.
- UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) và UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) thành lập Ban quản lý theo cấp quản lý Nhà nước với thành phần tương ứng.
- Ban chỉ đạo tỉnh, Ban quản lý cấp huyện, xã xây dựng Quy chế hoạt động của từng cấp và có Tổ chuyên trách giúp việc. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, Ban quản lý các cấp do UBND tỉnh quyết định, được trích 3% chi từ nguồn ngân sách tỉnh để phát triển KTV, KTTT hằng năm. Trong đó, Ban chỉ đạo tỉnh là 0,5% do ngân sách tỉnh chi; Ban quản lý huyện, xã là 2,5% do ngân sách cấp huyện chi từ nguồn phát triển KTV, KTTT được giao hằng năm.
- Nhiệm vụ chủ yếu của Ban chỉ đạo tỉnh là chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra quá trình phát triển KTV, KTTT; tổ chức lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, gắn với công nghệ sau thu hoạch; xây dựng mô hình điểm và phổ biến nhân rộng, xây dựng kế hoạch; cân đối nguồn vốn hỗ trợ hằng quý, năm và tổ chức kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
- Hằng năm, Ban quản lý cấp huyện, xã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo quyết toán định kỳ 6 tháng, năm và xây dựng kế hoạch đề nghị mức ngân sách chi hỗ trợ trên địa bàn; Ban quản lý cấp huyện lập kế hoạch năm sau báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh trước ngày 15 tháng 8 (Hồ sơ đăng ký kế hoạch theo phụ lục số 6a, 6b, 6c).
2. Phương thức thực hiện hỗ trợ
2.1. Bố trí kế hoạch và xét duyệt đề nghị đối tượng vay
- UBND tỉnh quyết định phân bổ cho ngân sách huyện để phát triển KTV, KTTT trong kế hoạch từ đầu năm theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính tổng hợp, cân đối từ đề nghị kế hoạch của UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch được giao, đề nghị của UBND cấp xã và qua kiểm tra, đề nghị của Ban quản lý cấp huyện để xem xét chi hỗ trợ.
- Sau khi được UBND cấp huyện thống nhất chi hỗ trợ, UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ.
2.2. Chi trả tiền hỗ trợ lãi vay
Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách và xác nhận các chủ KTV, KTTT có vay vốn từ các tổ chức Tín dụng có đủ tư cách pháp nhân, gửi về Ban quản lý cấp huyện xem xét, quyết định chi trực tiếp cho từng đối tượng. Hồ sơ gồm có: Biên bản họp xét, đề nghị của Ban quản lý và UBND cấp huyện, xã kèm theo bảng tổng hợp, giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất vay, khế ước vay của các chủ KTV, KTTT, biên lai thu tiền lãi suất của tổ chức Tín dụng (Mẫu giấy đề nghị theo phụ lục 4).
2.3. Các nội dung đầu tư hỗ trợ khác
Sở Tài chính phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo từng dự án, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định và bố trí nguồn vốn trong dự toán ngân sách hàng năm. Chủ KTV, KTTT phải gửi phương án và được thẩm định trước 15/7 để có kế hoạch phân bổ ngân sách cho năm sau.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành liên quan theo dõi, triển khai thực hiện cơ chế này.
- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chủ trương, hướng dẫn kỹ thuật, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng để phát triển KTV, KTTT.
- Cân đối dự toán chi sự nghiệp của ngành, lồng ghép chương trình mục tiêu về hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm hằng năm để làm công tác khuyến nông trong KTV, KTTT.
- Phối hợp với Sở Tài chính: Lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ trình UBND tỉnh quyết định và tham mưu kịp thời với UBND tỉnh để xử lý những tồn đọng, vướng mắc phát sinh trong thực tế; tổ chức kiểm tra, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh quyết định và phân bổ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện để chi cho các đối tượng thực hiện, chậm nhất vào quý III hằng năm.
- Theo dõi, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn ngân sách hằng năm, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển KTV, KTTT; chịu trách nhiệm hướng dẫn thủ tục chi hỗ trợ, thẩm tra duyệt quyết toán chi hỗ trợ theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát lại tình hình sử dụng đất nông nghiệp, có biện pháp xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả; hướng dẫn các địa phương, các chủ KTV, KTTT về thu hồi đất, cấp đất, cho thuê đất theo quy định.
4. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và hỗ trợ về khoa học, công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh.
5. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm
- Phê duyệt các phương án phát triển kinh tế trang trại.
- Xét và cấp giấy chứng nhận trang trại cho hộ SX theo mô hình KTTT.
- Tổ chức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với chủ trang trại, chủ đầu tư phát triển trang trại phù hợp với quy định hiện hành.
- Triển khai thực hiện chương trình phát triển KTV, KTTT theo nguyên tắc không vượt tổng mức nguồn vốn UBND tỉnh giao kế hoạch hằng năm.
- Hằng quý, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện của quý trước gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng, UBND cấp huyện tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương này đến từng cộng đồng dân cư và chỉ đạo thực hiện niêm yết công khai tại UBND xã, trụ sở thôn để nhân dân thực hiện, cùng giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, vốn được hỗ trợ của các chủ KTV, KTTT.
7. UBND tỉnh đề nghị các Hội, đoàn thể quần chúng tuyên truyền phổ biến các chính sách của Nhà nước và cơ chế này, vận động các thành viên trong tổ chức để tổ chức phát triển KTV, KTTT; cùng với chính quyền cấp xã bảo lãnh vay vốn hoặc xác nhận để cấp trên bảo lãnh vay vốn theo quy định này, vận động nhân dân giám sát quá trình thực hiện cơ chế hỗ trợ đúng đối tượng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế.
8. UBND tỉnh đề nghị các tổ chức Tín dụng có đủ tư cách pháp nhân đóng trên địa bàn tỉnh cho vay theo quy định này, niêm yết công khai đối tượng được vay, đối tượng phải bảo lãnh theo quy định, các quy trình, thủ tục vay vốn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được vay vốn để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1:
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/ 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT-Tổng cục Thống kê và Thông tư số 74/ 2003/TT-BNN ngày 04/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn để xác định kinh tế trang trại; hộ gia đình, nhóm hộ hoặc cá nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt 1 trong 2 tiêu chí sau đây:
Tiêu chí 1: Gía trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên.
Tiêu chí 2: Qui mô sản xuất.
1. Trang trại trồng trọt:
- Trồng cây hằng năm có từ 2 ha trở lên.
- Trồng cây lâu năm có từ 3 ha trở lên.
Riêng trang trại chuyên canh cây hồ tiêu có từ 0,50 ha trở lên.
2. Trang trại lâm nghiệp có từ 10 ha trở lên.
3. Trang trại chăn nuôi:
a) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,...):
- Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
- Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
b) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê,...):
- Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở lên; đối với dê, cừu có từ 100 con trở lên.
- Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
c) Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,...) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
4. Trang trại thuỷ sản:
Diện tích mặt nước để nuôi thuỷ sản có từ 2 ha trở lên.
Riêng đối với tôm thịt theo kiểu công nghiệp có từ 1 ha trở lên; sản xuất tôm giống có từ 0,5 ha trở lên.
PHỤ LỤC 2 (THAM KHẢO):
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
(Do chủ KTV, KTTT lập)
- Họ và tên người chủ KTV, KTTT : .............................................................
- Số nhân khẩu trong hộ:................... người.
- Số lao động đang tham gia sản xuất tại địa phương:............... người
(Trong đó, lao động chính:............. người; lao động phụ: ......... người)
- Địa chỉ thường trú: Thôn (bản, tổ dân phố).............; xã (phường, khối phố) ............; huyện (thị xã, thành phố)................ tỉnh......................................
- Địa điểm thực hiện KTV, KTTT: Thôn (bản, tổ dân phố).............; xã (phường, khối phố)............; huyện (thị xã, thành phố)..........tỉnh Quảng
(Nếu là nhóm hộ thì nêu tên các chủ hộ)
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG
1. Khái quát đặc điểm tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại địa phương nơi cư trú.
2. Sơ lược về thực trạng kinh tế, đời sống tại địa phương nơi đang cư trú.
3. Trình bày về thực trạng sản xuất, đời sống của hộ, nhóm hộ.
4. Hiện trạng về vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, trang trại của hộ, nhóm hộ: Địa điểm, xứ đồng, diện tích, loại cây trồng, vật nuôi đang sản xuất, điều kiện tưới, tiêu, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ, sản lượng và gía trị thu hoạch hằng năm,....
5. Tồn tại cần khắc phục trong sản xuất nói chung và KTV, KTTT nói riêng. Nguyên nhân của những tồn tại đó.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTV, KTTT:
1. Phương hướng chung phát triển tại địa phương về phát triển KTV, KTTT
- Quy hoạch phát triển:
- Các lợi thế: Khí hậu, đất đai, lao động, truyền thống về ngành nghề, khả năng tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới.
- Dự báo về thị trường, giá cả tiêu thụ sản phẩm,....
2. Phương hướng phát triển KTV, KTTT của hộ, nhóm hộ
- Ngành, nghề, qui mô sản xuất: Diện tích đất, xứ đồng, loại đất. Số lượng cây trồng, vật nuôi; thời gian cần đầu tư cho từng loại cây trồng, vật nuôi cho đến khi thu hoạch.
- Quy trình kỹ thuật, khối lượng công việc cần phải tiến hành: Nêu chi tiết dự kiến đầu tư phát triển sản xuất của hộ, nhóm hộ, chia ra từng năm từ khi khai hoang, cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo đàn gia súc, đầu tư nuôi, trồng, chăm sóc, bảo vệ đến thời điểm thu hoạch.
- Dự kiến tổng nguồn lực của hộ, nhóm hộ cần để đầu tư, chia ra: Giống (tính cụ thể từng số lượng cây trồng, vật nuôi cần đầu tư), công lao động cơ giới và công lao động thủ công cần có để khai hoang, cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nuôi, trồng, công chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch,.... Phân tích nhu cầu vốn cho từng loại chi phí và cho từng năm.
- Dự kiến khả năng huy động nguồn lực để đầu tư:
+ Công lao động của của hộ, nhóm hộ .
+ Vốn tự có của hộ, nhóm hộ.
+ Máy móc, thiết bị, giống và các loại vật tư khác của hộ, nhóm hộ (chi tiết một số loại chủ yếu).
+ Tổng mức vốn xin vay: Tổng số, phân kỳ vay.
+ Dự kiến sử dụng vốn vay (nêu những nội dung đầu tư chính)
+ Thời gian xin vay:
- Dự kiến khả năng sinh lợi, hiệu quả sản xuất, nguồn vốn và thời gian trả nợ vay của chủ KTV, KTTT.
3. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- Về đất đai.
- Về bảo lãnh, tín chấp để được vay vốn Ngân hàng.
- Hỗ trợ vốn.
- Hỗ trợ lãi suất tiền vay.
4. Lời cam đoan:
| ........., ngày .... tháng ... năm .... |
| NGƯỜi LẬP VÀ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN |
| XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) |
PHỤ LỤC 3:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
**********
........., ngày tháng năm ....
GIẤY CAM KẾT
(Dành cho trường hợp tổ chức Chính trị- Xã hội của xã, phường, thị trấn xác nhận bảo lãnh)
Kính gửi:
| - Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn |
Tôi tên là............................................................................................. Sinh năm .....................................
Chỗ ở hiện nay: ........................................................................................................................................
Giấy CMND số ............................... cấp ngày ….../….../…... tại Công an ………………….....................
Có đơn xin vay vốn ngày ..../.../... gửi Ngân hàng ................................................................................
Nay tôi xin trình bày một việc như sau:
Tôi có xin vay của Ngân hàng số tiền là ...................... đồng để làm ......................................................
Tổng gía trị tài sản thế chấp, cầm cố được ngân hàng chấp thuận là....................................................
đồng, theo quy định còn thiếu là ................................................................................................... đồng.
Sau khi nghiên cứu quy định về thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn trong hệ thống Ngân hàng và chế độ tín dụng Ngân hàng.
Tôi kính đề nghị UBND xã (phường, thị trấn), quý đoàn thể và Ngân hàng .......... bảo lãnh, xác nhận và chấp thuận cho phép tôi vay đủ số tiền trên.
Tôi xin cam đoan:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của hệ thống Ngân hàng về việc vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
2. Đến hạn trả nợ, nếu tôi không đủ khả năng trả nợ Ngân hàng bằng tiền bao gồm gốc, lãi và tiền phạt (nếu có), tôi xin cam kết bán tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản khác thuộc hợp pháp của mình để trả nợ bằng tiền đủ cho Ngân hàng.
Tôi xin thực hiện đúng những điều đã cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm./-
| UBND XÃ | NGƯỜI VAY |
|
| ........., ngày ... tháng ... năm .... |
|
| NGÂN HÀNG .... |
PHỤ LỤC 4:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
**********
GIẤY ĐỀ NGHỊ DUYỆT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
(Do chủ KTV, KTTT lập)
Kính gửi:
- BQL phát triển KTV, KTTT huyện (thị xã, thành phố).............................................................................
- Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ..................................................................................................
- Tổ chức Chính trị - Xã hội xã (phường, thị trấn) ....................................................................................
Tôi tên là (hộ, nhóm hộ).............................................................................................................................
Đã lập phương án, đăng ký và tổ chức thực hiện phương án phát triển KTV, KTTT. Đến nay, tôi đã đầu tư công sức, tiền và vật tư, tài sản để phát triển sản xuất, trong đó có vốn vay Ngân hàng. Kết quả sản xuất đang phát triển tốt.
Đã phát triển sản xuất theo phương án được duyệt:
(Nêu rõ diện tích, số lượng cây trồng, con vật nuôi chủ yếu đã đầu tư theo phương án đang phát triển tốt, triển vọng đạt kết quả hiệu quả,...)
Dự kiến trong tháng .... năm ....., sẽ thu hồi sản phẩm, có lãi và tôi hoàn toàn có khả năng hoàn trả nợ và lãi vay.
Hồ sơ kèm theo giấy đề nghị này gồm có: Phương án phát triển KTV, KTTT, khế ước vay, biên lai thu tiền lãi suất, giấy bảo lãnh (nếu có),.....
Kính đề nghị Quý cấp xem xét hỗ trợ tài chính theo cơ chế của tỉnh./-
| ........., ngày ... tháng ... năm .... |
| CHỦ HỘ, NHÓM HỘ |
CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH XÃ |
|
TM. UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN) |
PHỤ LỤC 5A:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
******
BIÊN BẢN HỌP XÉT DUYỆT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ....; Tại ........................................................................................
Thành phần Ban quản lý phát triển KTV, KTTT huyện (thị xã, thành phố) ......... dự họp, gồm có:
- Chủ trì cuộc họp, đồng chí ...................... Chức vụ .............. đơn vị công tác…………………….
- Các thành viên:
+ Đồng chí ................................................................. Chức vụ ................ đại diện ........................
+ Đồng chí ................................................................. Chức vụ ................ đại diện ........................
+ Đồng chí ................................................................. Chức vụ ................ đại diện ........................
+ Đồng chí ................................................................. Chức vụ ................ đại diện ........................
+ Đồng chí ................................................................. Chức vụ ................ đại diện ........................
Đã tiến hành họp đánh giá tình hình phát triển KTV, KTTT trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) và xét duyệt hỗ trợ tài chính cho các chủ KTV, KTTT theo Quyết định số....../2007/QĐ-UBND ngày.../10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam, trong thời gian từ ngày ..../.../... đến ngày ..../.../....
Nội dung cụ thể như sau:
1. Về số lượng KTV, KTTT
(Đánh giá theo tổng số, trong đó chia ra từng loại cây trồng, vật nuôi và từng loại hình trang trại)
2. Về qui mô
(Đánh giá theo qui mô diện tích, số lượng từng loại cây trồng, vật nuôi và từng loại hình trang trại)
3. Về chất lượng
(Đánh giá theo kết quả thực hiện các phương án KTV, KTTT)
4. Dự báo hiệu quả thực hiện các phương án KTV, KTTT:
II. XÉT DUYỆT HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
Sau khi kiểm tra từng hồ sơ đề nghị của các chủ KTV, KTTT trên địa bàn gửi đến và căn cứ kết quả kiểm tra thực tế của BQL huyện (thị xã, thành phố), xã (phường, thị trấn), cuộc họp đã thảo luận và thống nhất xét duyệt hỗ trợ tài chính trong thời gian từ ngày ..../.../... đến ngày ..../.../... cho các chủ KTV, KTTT (Kèm theo biểu tổng hợp).
Trong đó, nêu tóm tắt về số phương án KTV, KTTT, số tiền được xét duyệt hỗ trợ cho chủ KTV, KTTT trong thời gian từ ngày ..../.../... đến ngày ..../.../.....
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ
1. Đối với huyện:…………………………………………………………………………………………………
2. Đối với tỉnh:……………………………………………………………………………………………………
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
PHỤ LỤC 5B:
Huyện (thị xã, thành phố)...........................
BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT DUYỆT HỖ TRỢ TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
(Kèm theo Biên bản họp Ban quản lý ngày ...../..../.... của huyện...)
Số TT | Họ, tên hộ (Nhóm hộ) | KTV | KTTT | Loại hình sản xuất chính | Vốn đầu tư (1.000 đ) | Thời hạn vay (tháng) | Số tiền duyệt hỗ trợ lãi suất (1.000 đ) | Ghi chú | |
Tổng số | Trong đó | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
I
1 2 ....
II
1 2 .... |
XÃ A ......
Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B ......
XÃ B ......
Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B ......
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN | ĐẠI DIỆN |
PHỤ LỤC 6A:
UBND xã (phường, thị trấn) ....................
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
NĂM ..........
Số TT | Loại hình phương án KTV, KTTT | Địa điểm thực hiện (Tổ, thôn) | Đối tượng đầu tư | Qui mô (diện tích, số lượng cây, con chủ yếu) | Tổng số đề nghị | Thời hạn vay (tháng, năm) | Kế họach xin hỗ trợ lãi suất vay | Ghi chú | ||
KTV | KTTT | Số phương án | Số tiền vay (1.000 đ) | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ........., ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC HỘI ĐOÀN THỂ CẤP XÃ | TM. UBND XÃ (PHƯỜNG, TT) |
PHỤ LỤC 6B:
UBND huyện (thị xã, thành phố) ....................
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
NĂM ........
Số TT | Đơn vị (xã, phường, thị trấn) | Loại hình phương án KTV, KTTT | Đối tượng đầu tư | Tổng số đề nghị | Mức vay b/quân trên 1 ha (1.000đ) | Thời hạn vay (tháng, năm) | Kế họach hỗ trợ lãi suất tiền vay | Ghi chú | ||
KTV | KTTT | Số phương án | Số tiền xin vay (1.000 đ) | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ........., ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ | TM. UBND HUYỆN (THỊ XÃ, TP) |
PHỤ LỤC 6 C:
UBND huyện (thị xã, thành phố) ....................
ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTV, KTTT
NĂM ........
Số TT | Đơn vị (xã, phường, thị trấn) | Loại hình phương án KTV, KTTT | Đối tượng đầu tư | Qui mô (diện tích, số lượng cây trồng, vật nuôi chủ yếu) | Tổng số đề nghị | Kế hoạch xin hỗ trợ lãi suất tiền vay | Ghi chú | ||
KTV | KTTT | Số phương án | Số tiền vay (1.000 đ) | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ........., ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ | TM. UBND HUYỆN (THỊ XÃ, TP) |