Quyết định số 52/2007/QĐ-UBND ngày 19/09/2007 Về việc hỗ trợ xây dựng khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 52/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Ngày ban hành: 19-09-2007
- Ngày có hiệu lực: 29-09-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-01-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2678 ngày (7 năm 4 tháng 3 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-01-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2007/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 19 tháng 9 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỖ TRỢ XÂY DỰNG KHU SẢN XUẤT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tớng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về cơ chế hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và xây dựng các khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010;
Xột đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại văn bản số 579/SNN&PTNT -TT ngày 28/8/2007 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 68/BC - STP ngày 09/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng, thời gian hỗ trợ
1. Đối tượng:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung ngoài hàng rào cho khu sản xuất tập trung (trừ các khu sản xuất tập trung của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn), gồm các loại hình sau:
a) Khu chuyên sản xuất chăn nuôi;
b) Khu chuyên sản xuất trồng trọt công nghệ cao;
c) Khu sản xuất chăn nuôi - trồng trọt công nghệ cao kết hợp ;
d) Khu ngành nghề tập trung.
2. Thời gian hỗ trợ: Từ năm 2007 đến hết năm 2010.
Trước mắt, tổ chức làm điểm ở những nơi có điều kiện, đảm bảo hiệu quả; sơ kết, tổng kết, báo cáo HĐND tỉnh trước khi nhân rộng.
Điều 2. Điều kiện được hỗ trợ
1. Điều kiện chung:
a) Khu sản xuất tập trung được xây dựng phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
b) Các khu sản xuất tập trung phải có dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi có đủ các thủ tục sau:
- Có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của hộ sau khi dồn điền đổi thửa, thuê, chuyển nhợng đất đai và có đơn xin tham gia khu sản xuất tập trung;
- Bản cam kết của các hộ dành phần đất và đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình dùng chung trong khu (đường nội bộ, rãnh thoát nước) và đóng góp kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung ngoài hàng rào (nếu quá phần hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước);
- Có phương án sản xuất (sơ đồ bố trí mặt bằng, qui mô, đối tượng sản xuất, phương án xử lý chất thải, nước thải chống ô nhiễm môi trường) của các hộ được UBND cấp xã xác nhận, trình UBND cấp huyện phê duyệt; các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT trình Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt;
- Có nội quy cụ thể của khu về quản lý, khai thác, sử dụng công trình chung;
c) Diện tích mỗi khu ở vùng đồng bằng hoặc trên đất ruộng ở vùng trung du, miền núi từ 5 ha trở lên; trên đất đồi núi từ 07 ha trở lên. Trường hợp không đảm bảo diện tích, UBND tỉnh sẽ xem xét cụ thể, nhng tối thiểu không ít hơn 03 ha đối với đất đồng bằng và không ít hơn 05 ha đối với đất trung du, miền núi.
d) Mỗi khu có ít nhất 10 hộ tham gia. Ưu tiên các khu có nhiều hộ tham gia sản xuất trong khu;
đ) Phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo qui định về bảo vệ môi trường;
e) Chưa được hưởng đầu tư hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của Nhà nước.
2. Điều kiện cụ thể của từng loại khu sản xuất:
a) Đối với khu chuyên sản xuất chăn nuôi:
- Không nằm trong nội thị; cách xa khu dân cư tối thiểu 300m; cách xa công sở, trường học, bệnh viện, nguồn nước mặt lấy nước phục vụ sinh hoạt tối thiểu 500m; cách xa chợ có buôn bán gia súc, gia cầm và cơ sở giết mổ tối thiểu 1.000m;
- Diện tích của mỗi hộ sản xuất trong khu sản xuất tập trung ở vùng đồng bằng hoặc đất ruộng ở vùng trung du, miền núi tối thiểu đạt 1.000m²; Trên đất đồi núi tối thiểu đạt 2.000m²;
- Qui mô đàn gia súc, gia cầm tối thiểu có mặt thường xuyên:
+ Trường hợp chăn nuôi chuyên một loại gia súc, gia cầm: mỗi khu phải đảm bảo một trong những tiêu chí sau: Gia cầm thương phẩm 20.000 con; gia cầm sinh sản 10.000 con; lợn thịt 1.500 con; lợn sinh sản 300 con; trâu, bò thịt 200 con; trâu, bò sinh sản, lấy sữa 100 con. Trong đó, mỗi hộ phải đạt tối thiểu một trong những tiêu chí sau: Gia cầm thương phẩm 2.000 con; gia cầm sinh sản 1.000 con; lợn thịt 150 con; lợn sinh sản 30 con; trâu, bò thịt 20 con; trâu, bò sinh sản, lấy sữa 10 con;
+ Trường hợp chăn nuôi hỗn hợp 02 loại gia súc, gia cầm số lượng tối thiểu phải đạt 50% mức nêu trên; nuôi 03 loại trở lên, số lượng tối thiểu phải đạt 30% mức nêu trên;
- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh theo qui định.
b) Đối với khu chuyên sản xuất trồng trọt công nghệ cao:
- Theo tiêu chí do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành, trong đó, phải ứng dụng một số công nghệ sau: nhà lưới, nhà kính, tưới phun, tưới bón, thuỷ canh, màng dinh dưỡng, canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô, chất điều hoà sinh trưởng thực vật, công nghệ gen;
- Diện tích mỗi hộ trong khu tập trung tối thiểu 2.000 m².
c) Đối với khu sản xuất trồng trọt công nghệ cao - chăn nuôi kết hợp:
Vị trí và qui mô sản xuất của khu và từng hộ phải đáp ứng yêu cầu nêu tại điểm a và b khoản 2 điều này.
d) Đối với khu ngành nghề tập trung:
- Diện tích mỗi hộ trong khu đạt tối thiểu 500 m²;
- Đảm bảo qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 3. Hạng mục và mức hỗ trợ
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chung ngoài hàng rào (kể cả bồi thường giải phóng mặt bằng), gồm:
a) Đường đến khu sản xuất tập trung;
b) Hệ thống điện hạ thế;
c) Hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất, ao thu gom, xử lý tập trung nước thải đã qua xử lý của các hộ;
d) Nhà điều hành, quản lý, bảo vệ chung (nếu có);
e) Chi phí lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật và quản lý dự án.
Cơ sở hạ tầng chung trong khu sản xuất tập trung như đường nội bộ, hệ thống cấp, thoát nước và các hạng mục công trình khác do các hộ tự thoả thuận và đóng góp vốn đầu tư, xây dựng.
2. Mức hỗ trợ:
a) Khu sản xuất tập trung ở vùng đồng bằng hoặc đất ruộng ở vùng trung du, miền núi được hỗ trợ không quá 1.500 triệu đồng/khu;
b) Khu sản xuất tập trung trên đất đồi núi được hỗ trợ không quá 1.800 triệu đồng/khu;
c) Mỗi xã xây dựng tối đa 03 khu sản xuất tập trung.
Ngoài ra, các hộ còn được hưởng các chính sách khác như chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác và được giao đất theo Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ; Hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giống cây trồng, vật nuôi theo Nghị quyết số: 06/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 của HĐND tỉnh và qui định của UBND tỉnh; Được ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây hầm Biogas để xử lý chất thải theo các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh và các ưu đãi về tín dụng, thuế theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Trình tự, thủ tục xây dựng khu sản xuất tập trung
1. Về chủ trương đầu tư:
- Căn cứ nhu cầu thực tế, UBND cấp xã qui hoạch các khu sản xuất tập trung trên địa bàn và đăng ký với UBND cấp huyện; các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT (có đủ điều kiện và có nhu cầu xây dựng khu sản xuất tập trung) đăng ký với Sở Nông nghiệp & PTNT. Văn bản đăng ký phải nêu rõ vị trí, diện tích, đối tượng, qui mô sản xuất và số hộ tham gia.
- UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch các khu sản xuất tập trung trên địa bàn; tổng hợp, cân đối nhu cầu và có văn bản xin chủ trương xây dựng khu sản xuất tập trung trình UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp & PTNT - cơ quan thường trực BCĐ thực hiện Nghị quyết).
- Căn cứ qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội và khả năng đáp ứng những điều kiện cơ bản đối với mỗi loại hình khu sản xuất tập trung, Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên & môi trường kiểm tra, báo cáo đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư.
2. Về lập phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh và dự án (báo cáo kinh tế- kỹ thuật) được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư (UBND cấp xã, HTX, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT) hướng dẫn các hộ hoàn thành các thủ tục theo mục b khoản 1 điều 2 quyết định này.
b) Chủ đầu tư lập dự án (báo cáo kinh tế- kỹ thuật) xây dựng cơ sở hạ tầng chung ngoài hàng rào khu sản xuất tập trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp.
3. Sau khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư gửi hồ sơ (quyết định phê duyệt, dự án hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật và phương án sản xuất kinh doanh) đến Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp, trình UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư, hỗ trợ.
Điều 5. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU):
a) Tuyên truyền, phổ biến để các địa phương và nhân dân trong tỉnh biết, tham gia xây dựng khu sản xuất tập trung;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh về chủ trương đầu tư. Trước mắt, đề xuất việc triển khai xây dựng các mô hình điểm. Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết mô hình điểm để đề xuất việc triển khai ra diện rộng;
c) Phê duyệt phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT;
d) Thẩm định thiết kế cơ sở và dự toán hoặc tổng mức đầu tư của các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh;
đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch & đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất bố trí kinh phí hỗ trợ;
e) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo BCĐ thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh; kịp thời phát hiện và tham mưu, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Sở Kế hoạch & đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thẩm định các dự án (báo cáo kinh tế- kỹ thuật) theo phân cấp, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Phối hợp với các sở kiểm tra sự phù hợp của khu sản xuất tập trung với quy hoạch chung, đề xuất UBND tỉnh về chủ trương đầu tư.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính cân đối, đề xuất bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư các khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính:
Hướng dẫn thủ tục cấp phát, thanh quyết toán các khoản hỗ trợ theo quy định hiện hành.
4. Sở Xây dựng: Cung cấp các tài liệu liên quan đến quy hoạch chung trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đề xuất với UBND tỉnh về chủ trương đầu tư đảm bảo phù hợp quy hoạch chung.
5. Sở Tài nguyên & môi trường:
a) Phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn quy trình và làm thủ tục cho các hộ dồn điền đổi thửa, chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất để xây dựng khu sản xuất tập trung;
Hướng dẫn Phòng Tài nguyên & môi trường cấp huyện thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp khác và giao đất ổn định, lâu dài cho các hộ trong khu sản xuất tập trung;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh về chủ trương đầu tư.
c) Thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các khu sản xuất tập trung.
d) Kiểm tra việc tuân thủ về môi trường trong quá trình sản xuất của các hộ trong khu sản xuất tập trung.
6. Sở Giao thông - Vận tải: Cung cấp các tài liệu liên quan đến quy hoạch ngành; thẩm định báo cáo kinh tế-kỹ thuật hoặc dự án, công trình giao thông đến khu sản xuất tập trung.
7. Điện lực Vĩnh Phúc: Căn cứ quy hoạch, dự án các khu sản xuất tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm xây dựng đường trung thế đảm bảo cung cấp điện đến trạm hạ thế của khu sản xuất tập trung.
8. Các sở, ban, ngành khác có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và tổ chức sản xuất trong khu sản xuất tập trung đảm bảo hiệu quả.
9. UBND cấp huyện:
a) Tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ xây dựng các khu sản xuất tập trung để mọi tầng lớp nhân dân biết, tham gia thực hiện;
b) Quy hoạch các khu sản xuất tập trung trên địa bàn; chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng khu sản xuất tập trung theo đúng quy hoạch;
c) Phê duyệt và chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện đúng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh của các khu và phê duyệt báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng khu sản xuất tập trung trên địa bàn theo phân cấp;
d) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn và làm các thủ tục thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp khác và giao đất ổn định, lâu dài cho các hộ trong khu sản xuất tập trung;
đ) Tổng hợp hồ sơ các dự án hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật gửi Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & đầu tư. Báo cáo tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện trên địa bàn với Sở Nông nghiệp & PTNT (cơ quan thường trực BCĐ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
10. UBND cấp xã:
a) Qui hoạch các khu sản xuất tập trung trên địa bàn;
b) Thông báo rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đăng ký tham gia đầu tư sản xuất vào khu sản xuất tập trung đã được quy hoạch. Hướng dẫn các hộ dồn điền đổi thửa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, chuyển nhượng, cho thuê đất theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước;
c) Chủ trì, hướng dẫn các hộ tham gia xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh và thực hiện quản lý nhà nước đối với khu sản xuất tập trung trên địa bàn.
11. Trách nhiệm của chủ đầu tư: Lập dự án (báo cáo kinh tế- kỹ thuật) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước đúng mục đích; thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
12. Trách nhiệm của các hộ tham gia khu sản xuất tập trung:
a) Thực hiện dồn điền đổi thửa, thuê, nhận chuyển nhượng ruộng đất đảm bảo diện tích tối thiểu của mỗi hộ đối với từng loại hình sản xuất trong khu sản xuất tập trung theo qui định tại điều 2 quyết định này;
b) Cam kết dành đất và đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình dùng chung trong khu (đường nội bộ, rãnh thoát nước) và đóng góp kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung ngoài hàng rào (nếu quá phần hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước);
c) Cam kết thực hiện đúng nội quy về quản lý, khai thác, sử dụng công trình chung;
d) Xây dựng và thực hiện đúng phương án sản xuất, kinh doanh đã được duyệt;
đ) Thành lập Tổ hợp tác, HTX theo Luật Hợp tác xã hoặc thành lập Ban quản lý khu sản xuất tập trung theo qui định đối với các tổ chức nghề nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có khó khăn, vướng mắc các cấp, các ngành phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT - cơ quan thường trực BCĐ tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã và người đứng đầu các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
(Kèm theo quyết định số: 52/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh)
1. Khái toán kinh phí đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho 1 khu sản xuất tập trung vùng đồng bằng
TT | Diễn toán khối lượng | Đơn vị | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền (đ) |
I | Phần điện |
|
|
| 462.500.000 |
1 | Máy biến áp loại 250KVA | Bộ | 1 | 250 triệu đ | 250.000.000 |
2 | Tủ điện, cầu dao, cầu chì, chống sét, móng, cột..... | Bộ | 1 | 130 triệu đ | 130.000.000 |
3 | Dây hạ thế | Km | 0,5 | 120 triệu đ/Km | 60.000.000 |
4 | Đền bù đất XD trạm điện, cột |
|
|
| 22.500.000 |
II | Đường vào khu SX tập trung | M | 500 |
| 612.500.000 |
1 | + Bê tông mặt đường M200# (rộng 4m dày 0,2m) | M3 | 400 | 650.000đ | 260.000.000 |
2 | + Đất đắp nền đường dày trung bình 1m | M3 | 3.500 | 30.000đ | 105.000.000 |
3 | + Đền bù đất do đường chiếm chỗ. | M2 | 4.500 | 55.000đ | 247.500.000 |
III | Ao tập trung nước thải (cả đền bù diện tích ao chiếm chỗ) | Ao | 1 |
| 110.000..000 |
1 | + Bê tông M150# móng ao xử lý nước thải ( 360m2 x 0,15m) | m3 | 80 | 530.000đ | 43.000.000 |
2 | + Gạch xây thành ao xử lý nước thải vữa XM75# ( tính cao TB 2 m) | m3 | 80 | 392.000đ | 32.000.000 |
3 | + Đất đào ao bằng máy đất CII | m3 | 1000 | 15.000đ | 15.000.000 |
4 | + Đền bù đất làm Ao | m2 | 360 | 55.000đ | 20.000.000 |
IV | Hỗ trợ giếng cấp nước sạch | Cái | 50 | 3.000.000 | 150.000.000 |
V | Xây dựng nhà bảo vệ, điều hành chung của BQL | Cái | 1 |
| 35.000.000 |
1 | Đền bù |
|
|
| 5.000.000 |
2 | Xây dựng nhà | m2 | 30 | 1.000.000 | 30.000.000 |
VI | Lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật và quản lý dự án | khu | 1 |
| 130.000.000 |
Tổng | 1.500.000.000 |
2. Khái toán kinh phí đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho 1 khu sản xuất tập trung vùng đồi núi
TT | Diễn toán KL | Đơn vị | Khối lượng | Đơn gía | Thành tiền (đ) |
I | Đường điện |
|
|
| 538.200.000 |
1 | Máy biến áp loại 250KVA (kể cả đền bù) | Bộ | 1 | 250 triệu đ | 250.000.000 |
2 | Tủ điện, cầu dao, cầu chì, chống sét, móng, cột..... | Bộ | 1 | 130 triệu đ | 130.000.000 |
3 | Dây hạ thế | Km | 1,2 | 120 triệu đ/km | 144.000.000 |
4 | Đền bù đất XD trạm điện, cột |
|
|
| 14.200.000 |
II | Đường vào khu SX tập trung | m | 1.000 |
| 785.000.000 |
1 | + Mặt đường đá dăm kẹp đất (rộng 5 m dày 0,2m) | m2 | 5.000 | 45.000 | 225.000.000 |
2 | + San gạt nền đường + vận chuyển đất (trung bình 5 km) | m3 | 8.000 | 25.000 | 200.000.000 |
3 | + Đền bù đất do đường chiếm chỗ. | m2 | 12.000 | 30.000 | 360.000.000 |
III | Ao tập trung nước thải (cả đền bù diện tích ao chiếm chỗ) | Ao | 1 |
| 105.800.000 |
1 | + Bê tông M150# móng ao xử lý nước thải ( 360m2 x 0,15m) | m3 | 80 | 530.000đ | 43.000.000 |
2 | + Gạch xây thành ao xử lý nước thải vữa XM75# ( tính cao TB 2 m) | m3 | 80 | 392.000đ | 32.000.000 |
3 | + Đất đào ao bằng máy đất CII | m3 | 1000 | 20.000đ | 20.000.000 |
4 | + Đền bù đất làm Ao | m2 | 360 | 30.000đ | 10.800.000 |
IV | Hỗ trợ giếng cấp nước sạch | Cái | 50 | 4.000.000 | 200.000.000 |
V | Xây dựng nhà bảo vệ, điều hành chung của BQL | Cái | 1 |
| 31.000.000 |
1 | Đền bù |
|
|
| 1.000.000 |
2 | Xây dựng nhà | m2 | 30 | 1.000.000 | 30.000.000 |
VI | Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và quản lý dự án | khu | 1 |
| 140.000.000 |
Tổng | 1.800.000.000 |