Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 22/08/2007 Ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu văn hóa của cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 19/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Ngày ban hành: 22-08-2007
- Ngày có hiệu lực: 01-09-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-01-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2322 ngày (6 năm 4 tháng 12 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 09-01-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19 /2007/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 22 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận các danh hiệu văn hóa của cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:
1. Quy chế này quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền, quy trình, thủ tục công nhận và khen thưởng danh hiệu “Người tốt việc tốt”, “Gia đình văn hóa”, “Cơ quan, Trường học có đời sống văn hóa tốt”, “Đơn vị văn hóa”, “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt”, “Ấp, Khu vực văn hóa”, “Xã, Phường, Thị trấn văn hóa” cho các cá nhân, gia đình, cơ quan, trường học, đơn vị, ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn có nhiều thành tích trong cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, trường học, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Cá nhân: là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
b) Gia đình: là hộ gia đình Việt Nam (dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm và các dân tộc khác) đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
c) Cơ quan: cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh cá thể); các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (không thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý).
d) Trường học: trường mầm non, mẫu giáo, phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang.
đ) Đơn vị: là đơn vị lực lượng vũ trang (Công an, Quân sự) từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Thời hiệu các danh hiệu văn hóa:
1. Các danh hiệu văn hóa có giá trị trong năm công nhận, mỗi năm cấp có thẩm quyền tiến hành khảo sát và ra quyết định tiếp tục công nhận; cá nhân, gia đình, cơ quan, trường học, đơn vị, ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn nào không được tiếp tục công nhận thì mất danh hiệu.
2. Việc xét công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn và quy trình.
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU
Điều 3. Tiêu chuẩn Người tốt việc tốt:
"Người tốt việc tốt" phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác; thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân:
a) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao; có sáng kiến nổi bật, góp phần cho đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch hoặc nhiệm vụ, tích cực đấu tranh xây dựng nội bộ;
b) Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ và quan hệ tốt với chính quyền, cộng đồng, láng giềng, gia đình;
c) Việc làm tốt của bản thân được mọi người công nhận là tấm gương sáng, động viên những người xung quanh noi theo.
2. Xây dựng Gia đình văn hóa tiêu biểu:
Là thành viên nòng cốt, góp phần xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, nổi bật trong xóm ấp;
3. Tích cực góp phần xây dựng xóm, ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị, trường học về mọi mặt:
a) Đóng góp công, của để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội;
b) Vận động toàn dân đoàn kết, hòa giải bất đồng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Vận động mọi người tích cực phòng chống văn hóa phẩm độc hại, bài trừ tệ nạn xã hội;
d) Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn.
4. Hành động dũng cảm vì lợi ích chính đáng của người khác, vì lợi ích chung: dũng cảm cứu người bị nạn; bảo vệ tài sản công cộng hoặc của công dân.
5. Vượt khó đi lên trong cuộc sống:
a) Phấn đấu học tập để đỗ đạt cao và giúp đỡ người khác cùng tiến bộ;
b) Tính toán làm ăn giỏi, đạt kết quả tốt bằng nỗ lực chân chính. Nếu là nông dân phải đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi.
Điều 4. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa:
Tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thi đua, khen thưởng, cụ thể như sau:
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật Nhà nước và quy ước ấp, khu vực;
b) Tích cực giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường và xây dựng đời sống văn hoá; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...);
c) Không sử dụng văn hoá phẩm cấm lưu hành; không mắc các tệ nạn xã hội; không rượu chè say sưa; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
d) Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng và bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan của địa phương.
2. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con cái; con cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà;
b) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên;
c) Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con;
d) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
đ) Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động: hoà giải; tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn; xoá đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa; nhân đạo từ thiện ở cộng đồng...
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả:
a) Kinh tế gia đình ổn định và từng bước phát triển; tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên;
b) Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập.
Điều 5. Tiêu chuẩn Ấp văn hóa:
Tiêu chuẩn “Ấp văn hóa” thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi đua, khen thưởng, cụ thể như sau:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tăng 5%/năm;
b) Trên 80% hộ sử dụng điện an toàn;
c) Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5%/năm trở lên và thấp hơn tỷ lệ toàn huyện, thị xã;
d) Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ toàn huyện, thị xã; không còn nhà xiêu vẹo, dột nát; không có người không có nhà ở;
đ) Tuyến lộ từ xã xuống ấp và liên ấp bằng vật liệu cứng, có cầu kiên cố, lưu thông dễ dàng; tỉ lệ trải nhựa, bê tông năm sau cao hơn năm trước;
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú:
a) Nhà Thông tin ấp được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010; có bàn thờ Tổ quốc; tủ sách (50 quyển trở lên và có Báo Hậu Giang vào mỗi số báo phát hành); bảng vàng truyền thống; bảng quy ước ấp; bảng dán tin, ảnh thời sự; hệ thống loa lưu động; lịch trực và các phương tiện làm việc, sinh hoạt văn nghệ thể thao, họp, hội; có sổ ghi biên bản;
b) Đầu và cuối ấp dựng cổng chào hoặc panô ghi tên "Ấp văn hóa" (nếu đã được công nhận); xây dựng ít nhất 02 panô cổ động cố định;
c) Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa";
d) Có 01 nhóm hoặc 01 câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt mỗi tháng ít nhất một lần, 01 cán bộ văn hóa xã hội ấp; xây dựng 01 câu lạc bộ hát với nhau hoặc điểm sinh hoạt văn hóa thể thao;
đ) Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao đa môn hoặc 02 câu lạc bộ thể thao từng môn thường xuyên luyện tập, thi đấu;
e) Duy trì mức giảm sinh 0,4%o;
g) Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5%/năm và thấp hơn tỷ lệ bình quân của huyện, thị xã;
h) Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30. Huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp.
3. Môi trường, cảnh quan sạch đẹp:
a) Trên các tuyến dân cư sạch sẽ, thông thoáng; không trông thấy cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kênh, rạch, ao, mương; môi trường không bị ô nhiểm; vận động nhân dân thường xuyên chỉnh trang, sắp xếp khu vực trước nhà gọn gàng, sạch sẽ;
b) Trên 70% hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn ngành Y tế, có nhà tắm, nơi xử lý rác; trên 30% hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ngành Y tế; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...);
c) Mỗi hộ có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu lâu bền, có cột cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương;
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
a) Chi bộ Đảng, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;
b) Các tổ nhân dân tự quản đều có Ban Điều hành tổ, tổ chức họp dân định kỳ ít nhất mỗi quý một lần;
c) Đạt 90% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh do cấp trên giao;
d) Được phân loại đạt 3 nội dung (không mại dâm, ma tuý, trọng án); không có các hoạt động mê tín dị đoan;
đ) Tất cả các vụ khiếu kiện đều được giải quyết kịp thời, không có vụ việc khiếu kiện tập thể hoặc vượt cấp;
e) Có lực lượng dân quân tự vệ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Có 01 tổ hoà giải. So với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm, tỷ lệ hoà giải thành tăng, tỷ lệ chuyển lên cấp trên giảm;
b) Đã xây dựng xong quy ước được UBND huyện, thị xã phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện;
c) Quan tâm giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội (người già neo đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, nạn nhân chất độ da cam/dioxin...); các gia đình khó khăn...;
Điều 6. Tiêu chuẩn Khu vực văn hóa:
Tiêu chuẩn “Khu vực văn hóa” thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi đua, khen thưởng, cụ thể như sau:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Trên 90% hộ sử dụng điện an toàn;
b) Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5%/năm trở lên và thấp hơn tỷ lệ toàn thị xã;
c) Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ toàn thị xã; không còn nhà xiêu vẹo, dột nát; không có người không có nhà ở;
d) Các tuyến giao thông chính được trải nhựa, có vỉa hè bằng phẳng, đèn chiếu sáng, cây xanh, thùng rác công cộng, biển tên đường, biển báo giao thông, cống thoát nước;
đ) Các tuyến giao thông trong hẻm bằng bê tông, rộng tối thiểu 2m.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú:
a) Nhà thông tin khu vực được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; có bàn thờ Tổ quốc; tủ sách (50 quyển trở lên và Báo Hậu Giang vào mỗi số báo phát hành); bảng vàng truyền thống; bảng quy ước khu vực; bảng dán tin, ảnh thời sự; hệ thống loa lưu động; lịch trực và các phương tiện làm việc, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, họp hội; có sổ ghi biên bản; có phương tiện và lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng;
b) Đầu và cuối khu vực dựng panô ghi tên "Khu vực văn hóa" (nếu được công nhận); xây dựng ít nhất 02 panô cổ động cố định;
c) Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa";
d) Có 01 nhóm hoặc 01 câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt mỗi tháng ít nhất một lần, 01 cán bộ văn hóa xã hội khu vực; xây dựng 01 câu lạc bộ hát với nhau hoặc điểm sinh hoạt văn hóa thể thao;
đ) Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao đa môn hoặc 02 câu lạc bộ thể thao từng môn thường xuyên luyện tập, thi đấu;
e) Duy trì mức giảm sinh 0,4%o;
g) Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5%/năm và thấp hơn tỷ lệ bình quân của thị xã;
h) Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30. Huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp.
3. Môi trường, cảnh quan sạch đẹp:
a) Các tuyến giao thông chính của khu vực làm sạch cỏ, dọn sạch rác, cắt tỉa cây xanh, vỉa hè thông thoáng; môi trường không bị ô nhiểm; vận động nhân dân thường xuyên chỉnh trang, sắp xếp khu vực trước nhà gọn gàng, sạch sẽ;
b) Trên 80% hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn ngành Y tế, có nhà tắm, nơi xử lý rác; trên 40% hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ngành Y tế; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...);
c) Mỗi hộ có cột cờ hoặc cán cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương;
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Như khoản 4, Điều 5; trừ điểm e được bổ sung như sau:
Có lực lượng dân quân tự vệ và tổ bảo vệ dân phố đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Như khoản 5, Điều 5.
Điều 7. Tiêu chuẩn Xã văn hóa:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tăng 5%/năm;
b) Trên 80% hộ sử dụng điện an toàn;
c) Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5%/năm trở lên và thấp hơn tỷ lệ toàn tỉnh;
d) Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ toàn tỉnh; không còn nhà xiêu vẹo, dột nát; không có người không có nhà ở;
đ) Tuyến lộ từ xã xuống ấp và liên ấp bằng vật liệu cứng, có cầu kiên cố, lưu thông dễ dàng; tỉ lệ trải nhựa, bê tông năm sau cao hơn năm trước; có đường xe 4 bánh về đến trung tâm xã;
e) Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và cao hơn thu nhập bình quân của tỉnh;
g) Xã có chợ phải phát động xây dựng “Thương nhân văn hóa”, “Chợ văn minh”.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú:
a) Nhà Văn hóa xã được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; bố trí Thư viện (từ 1.500 quyển sách trở lên) kết hợp với Phòng Truyền thống, Đài Truyền thanh, phòng triển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ, hội trường; xây dựng sân khấu ngoài trời kết hợp làm sân sinh hoạt thể thao, vui chơi giải trí, tiến tới hình thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT/BVHTT-UBTDTT ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Ủy ban Thể dục Thể thao;
b) Tại ranh giới đầu và cuối xã trên tuyến đường chính có cổng chào hoặc panô ghi tên "Xã văn hóa" (nếu được công nhận); xây dựng ít nhất 4 cụm panô cổ động cố định;
c) Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", trên 90% cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn “Có đời sống văn hóa tốt”; 80% ấp đạt tiêu chuẩn "Ấp văn hóa";
d) Thành lập được Đội tuyển thể thao, Đội thông tin văn nghệ xã có từ 10 - 15 đội viên trở lên, hàng tháng đều có tập luyện, sinh hoạt, phục vụ nhân dân, tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, hội thao do cấp trên tổ chức; có 01 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật sinh hoạt mỗi tháng một lần; xây dựng 01 câu lạc bộ hát với nhau;
đ) Duy trì mức giảm sinh 0,4%o, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh; 70% ấp không có người sinh con thứ ba trở lên;
e) Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30. Huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp. Xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã; các điểm trường có đủ 3 công trình vệ sinh: nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, nơi xử lý rác; sân trường bằng phẳng, sạch cỏ.
3. Môi trường, cảnh quan sạch đẹp:
a) Trên các tuyến dân cư làm sạch cỏ, dọn sạch rác, phát quang thông thoáng, trồng cây xanh hoặc hoa, kiểng; không trông thấy cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kênh, rạch, ao, mương; vận động nhân dân thường xuyên chỉnh trang, sắp xếp khu vực trước nhà gọn gàng, sạch sẽ;
b) Trên 70% hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn ngành Y tế, có nhà tắm, nơi xử lý rác; trên 30% hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ngành Y tế; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...);
c) Mỗi hộ có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu lâu bền, có cột cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
a) Đảng bộ xã, Mặt trận và và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên;
b) Đạt 90% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh do trên giao;
c) Được phân loại đạt 3 nội dung (không mại dâm, ma túy, trọng án); không có các hoạt động mê tín dị đoan;
d) Tất cả các vụ khiếu kiện đều được giải quyết kịp thời, không có vụ việc khiếu kiện tập thể hoặc vượt cấp;
đ) Có lực lượng dân quân tự vệ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) So với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm, tỷ lệ hoà giải thành tăng, tỷ lệ chuyển lên cấp trên giảm;
b) Đã xây dựng xong 100% quy ước ấp, được UBND huyện, thị xã phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện.
Điều 8. Tiêu chuẩn Phường văn hóa:
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Trên 90% hộ sử dụng điện an toàn;
b) Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5%/năm trở lên và thấp hơn tỷ lệ toàn tỉnh;
c) Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ toàn tỉnh; không còn nhà xiêu vẹo, dột nát; không có người không có nhà ở;
d) Các tuyến giao thông chính được trải nhựa, có vỉa hè bằng phẳng, đèn chiếu sáng, cây xanh, thùng rác công cộng, biển tên đường, biển báo giao thông, cống thoát nước; các tuyến giao thông trong hẻm bằng bê tông, rộng tối thiểu 2m;
đ) Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và cao hơn thu nhập bình quân của tỉnh;
e) Phường phải có chợ và có phát động xây dựng “Thương nhân văn hóa”, “Chợ văn minh”.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú:
a) Nhà Văn hóa phường được xây dựng theo quy định Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, bố trí Thư viện (từ 1.500 quyển sách trở lên) kết hợp với Phòng Truyền thống, Đài Truyền thanh, phòng triển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ, hội trường (trừ phường có Trung tâm Văn hóa Thông tin cấp trên đóng trên địa bàn, nhưng bắt buộc phải có Phòng Truyền thống, Đài Truyền thanh, phòng sinh hoạt câu lạc bộ), tiến tới hình thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT/BVHTT-UBTDTT ngày 24 tháng 7 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Ủy ban Thể dục Thể thao;
b) Tại đầu và cuối phường trên tuyến đường chính có panô ghi tên "Phường văn hóa"(nếu được công nhận); xây dựng ít nhất 04 cụm panô cổ động cố định;
c) Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", trên 90% cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn “Có đời sống văn hóa tốt”; 80% khu vực đạt tiêu chuẩn "Khu vực văn hóa";
d) Thành lập được Đội tuyển thể thao, Đội thông tin văn nghệ phường có từ 10 - 15 đội viên trở lên, hàng tháng đều có tập luyện, sinh hoạt, phục vụ nhân dân, tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, hội thao do cấp trên tổ chức; có 1 câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật sinh hoạt mỗi tháng một lần; xây dựng 01 câu lạc bộ hát với nhau;
đ) Duy trì mức giảm sinh 0,4%o, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh; 70% khu vực không có người sinh con thứ ba trở lên;
e) Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30. Huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp. Phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế; các điểm trường có đủ 3 công trình vệ sinh: nước sạch, cầu tiêu hợp vệ sinh, nơi xử lý rác; sân trường lót đan hoặc bê tông.
3. Môi trường, cảnh quan sạch đẹp:
a) Các tuyến giao thông chính làm sạch cỏ, dọn sạch rác, cắt tỉa cây xanh, vỉa hè thông thoáng; vận động nhân dân thường xuyên chỉnh trang, sắp xếp khu vực trước nhà gọn gàng, sạch sẽ, không phơi quần áo trước nhà; môi trường không bị ô nhiểm.
b) Trên 80% hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn ngành Y tế, có nhà tắm, nơi xử lý rác; trên 30% hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ngành Y tế; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...);
c) Mỗi hộ có cột cờ hoặc cán cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương;
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Như khoản 4 Điều 7.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Như khoản 5 Điều 7; trừ điểm đ được bổ sung như sau:
Có lực lượng dân quân tự vệ và Ban bảo vệ dân phố đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.
Điều 9. Tiêu chuẩn Thị trấn văn hóa:
Như Điều 7: Nếu thị trấn không phải là huyện lỵ.
Như Điều 8: Nếu thị trấn là huyện lỵ.
Điều 10. Tiêu chuẩn Cơ quan có đời sống văn hóa tốt:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Hoạt động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Nội bộ đoàn kết nhất trí, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp và các nghĩa vụ, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Có cán bộ, công chức đón tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ với cơ quan, thái độ lịch sự và tôn trọng khách, tác phong làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả. Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, niêm yết các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết các thủ tục, nội quy, quy chế tiếp dân của cơ quan. Sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, môi trường, cảnh quan xung quanh sạch, đẹp. Có đủ các công trình vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, cơ quan được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
3. Ít nhất 90% gia đình cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Tích cực tham gia phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và không có người tham gia vào các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, 100% cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không có người sinh con thứ 3 trở lên, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; không có người bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, không vi phạm Luật Giao thông.
4. Có các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách, pháp luật, chế độ của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội. Bồi dưỡng văn hóa, nghề nghiệp cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
5. Trên 80% cán bộ, công nhân, viên chức, lao động, mỗi người chọn ít nhất một môn thể thao phù hợp luyện tập thường xuyên. Có các đội, nhóm, câu lạc bộ văn hoá - thể thao thường xuyên sinh hoạt. Có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể thao; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo công nhân lao động đến sinh hoạt và tập luyện; tham gia các hội thi, hội thao, liên hoan do địa phương hoặc ngành tổ chức.
Điều 11. Tiêu chuẩn Trường học có đời sống văn hóa tốt:
1. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh:
a) Chi bộ Đảng đạt trong sạch vững mạnh;
b) Các đoàn thể hoạt động từ loại khá trở lên;
c) Ban Giám hiệu thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, chấp hành luật pháp và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:
a) Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao;
b) Tham gia tốt các phong trào do đoàn thể phát động, đảm bảo chương trình giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên;
c) Không có trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên;
d) 90% gia đình cán bộ, giáo viên, công nhân viên đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”.
3. Cơ sở nhà trường khang trang, lịch sự:
a) Có hàng rào, cổng rào, bảng tên trường đảm bảo mỹ quan;
b) Có sân trường tráng xi măng hoặc lót đan, cột cờ và treo cờ, chào cờ đúng theo qui định;
c) Có bảng niêm yết văn bản, ghi những điều cần phổ biến;
d) Có nội quy học tập học sinh, sinh viên;
đ) Có nội quy giảng dạy cho giáo viên niêm yết tại phòng giáo viên;
e) Bố trí phòng học, các thiết bị dạy và học theo đúng tiêu chuẩn, qui định của ngành;
g) Bố trí văn phòng làm việc của trường gọn, đẹp;
h) Sắp xếp và bảo quản tốt các vật dụng, thiết bị, máy móc.
4. Giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường:
a) Có nhà vệ sinh luôn sạch, cống thoát nước, thùng rác;
b) Có hệ thống nước sạch để sử dụng, bình lọc nước uống;
c) Có nơi xử lý rác hợp vệ sinh.
d) Trồng và bảo vệ tốt cây xanh, hoa kiểng, môi trường xung quanh. Không nuôi gia súc trong khuôn viên trường.
5. Đảm bảo trật tự - an toàn:
a) Thiết kế hệ thống điện đúng qui cách kỹ thuật.
b) Có tiêu lệnh và phương tiện khi chữa cháy.
c) Không có cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên mắc các tệ nạn xã hội; không vi phạm Luật Giao thông;
d) Có Đội trật tự (Cờ đỏ);
đ) Nhà trường tổ chức và quản lý việc bán hàng trong trường.
e) Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
Điều 12. Tiêu chuẩn đơn vị công an nhân dân đạt Đơn vị văn hóa:
1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của lực lượng công an nhân dân; tập thể cán bộ, chiến sĩ hăng hái thi đua rèn luyện học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân; làm tốt công tác nắm và giải quyết tư tưởng cán bộ, chiến sĩ; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị hàng năm của đơn vị:
a) Các cấp ủy Đảng có Nghị quyết lãnh đạo các cuộc vận động. Trên cơ sở đó, các cấp chỉ huy và các đơn vị chức năng tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật các cấp có kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện đạt được chỉ tiêu của các cuộc vận động đề ra;
b) Từng cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm túc điều lệnh nội vụ công an nhân dân. Xây dựng và thực hiện tốt các mối quan hệ: cấp trên - cấp dưới, cán bộ, chiến sĩ, đồng chí - đồng đội và công an với nhân dân. Có nội quy đơn vị, công khai các loại thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, đúng thời gian quy định. Giao tiếp ứng xử có văn hóa trong đơn vị cũng như ngoài xã hội. Phải được công nhận “Đơn vị kiểu mẫu về Điều lệnh Công an nhân dân”;
c) Không có cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
d) Tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng phải được công nhận trong sạch vững mạnh.
2. Là đơn vị có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh và phong phú:
a) Củng cố, xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa;
b) Duy trì và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, vui chơi, giải trí tạo thành phong trào quần chúng sôi nổi; kiểm tra chiến sĩ công an khỏe đạt trên 90%.
c) Chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm đầu tư, bảo đảm tốt và sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và các vật tư văn hóa của đơn vị.
3. Đơn vị có sự chủ động trong việc đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm về đạo đức, lối sống, chống ảnh hưởng của các loại văn hóa phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội:
a) Tích cực đấu tranh bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan. Chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu, mất đoàn kết. Chống mọi biểu hiện về lối sống tha hóa, thực dụng, vị kỷ, coi nhẹ lợi ích của tập thể;
b) Không có tập thể, cá nhân lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại hoặc hành vi hoạt động tệ nạn xã hội. Không uống và say rượu, bia trong giờ làm việc; không vi phạm các nội quy công cộng và nếp sống văn hóa (trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ công tác, chiến đấu);
c) Làm tốt công tác quản lý, giáo dục để cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt các yêu cầu chung về xây dựng đời sống văn hóa; không có cán bộ, chiến sĩ sinh con thứ 3 trở lên. Chấp hành nghiêm Quy định của Bộ Công an về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên công an nhân dân. Có trên 90% gia đình cán bộ, chiến sĩ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.
4. Đơn vị có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp:
a) Có 4 công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, nước sạch và biện pháp xử lý rác);
b) Nơi làm việc, luyện tập, ăn ở gọn gàng, sạch, đẹp. Trụ sở có hệ thống bản tin, panô, khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục; có bồn hoa, cây xanh tạo cảnh quan văn hóa.
5. Đơn vị thực hiện tốt mối quan hệ với nhân dân:
a) Làm tốt công tác vận động quần chúng; tổ chức và thực hiện tốt các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm;
b) Duy trì có nền nếp và có hiệu quả các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao với nhân dân, Ban, ngành, địa phương trên địa bàn của đơn vị.
Điều 13. Tiêu chuẩn đơn vị quân đội nhân dân đạt Đơn vị có môi trường văn hóa tốt:
Tiêu chuẩn “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt” thực hiện theo Chỉ thị số 353/CT ngày 09 tháng 11 năm 1996 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Duy trì thường xuyên và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của Quân đội. Qua đó, hình thành được một tập thể cán bộ, chiến sĩ phấn đấu rèn luyện theo tiêu chuẩn con người Việt Nam mới:
a) Đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; trong đó, 70% nhiệm vụ hoàn thành tốt.
b) Xây dựng và thực hiện tốt các mối quan hệ: cấp trên, cấp dưới, cán bộ, chiến sĩ, đồng chí, đồng đội, bộ đội với nhân dân.
c) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong đơn vị chấp hành tốt Điều lệnh Quân đội; thực hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
d) Tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng trong sạch vững mạnh.
đ) Tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,3%, không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
2. Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có các thiết chế văn hóa ở các cấp theo quy định và hoạt động có hiệu quả.
b) Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi và có nề nếp.
c) Bảo đảm các tiêu chuẩn về đời sống văn hóa tinh thần theo quy định của Bộ Quốc phòng.
d) Có ít nhất 80% gia đình cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên thuộc đơn vị quản lý (nếu có) đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”.
3. Chủ động trong việc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa phẩm xấu, tệ nạn xã hội xâm nhập vào đơn vị:
a) Trong đơn vị không có vụ việc lưu hành, sử dụng băng, đĩa hình, nhạc, tranh ảnh, sách báo có nội dung xấu, sai quy định.
b) Trong đơn vị không có người vi phạm các quy định về tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan ...
c) Không có gia đình cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên vi phạm pháp luật.
4. Doanh trại xanh, sạch, đẹp, nề nếp chính quy, có cảnh quan văn hóa:
a) Nơi ăn, ở, sinh hoạt, làm việc, luyện tập của đơn vị gọn gàng, sạch, đẹp và thực hiện tốt nếp sống chính quy.
b) Tham gia bảo vệ, giữ gìn và cải tạo xây dựng môi trường sinh thái nơi đơn vị đóng quân.
5. Xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ quân dân:
a) Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng tốt các mối quan hệ quân dân, thực hiện nghiêm chỉnh các quy ước của địa phương nơi đơn vị đóng quân.
b) Là điểm sáng văn hóa trên địa bàn đóng quân. Thực hiện tốt Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Chương III
THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN
Điều 14. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp:
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định công nhận các danh hiệu:
a) Người tốt việc tốt; Người tốt việc tốt tiêu biểu;
b) Gia đình văn hóa; Gia đình văn hóa tiêu biểu.
2. Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định công nhận các danh hiệu:
a) Ấp văn hóa;
b) Khu vực văn hóa.
3. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận các danh hiệu:
a) Xã văn hóa;
b) Phường văn hóa;
c) Thị trấn văn hóa.
Điều 15. Thẩm quyền của các cơ quan cấp huyện:
1. Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện, thị xã công nhận “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” cho các cơ quan có tổ chức công đoàn trực thuộc.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã công nhận “Trường học có đời sống văn hóa tốt” cho các trường học trực thuộc.
Điều 16. Thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh:
1. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh công nhận “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” cho các cơ quan có tổ chức công đoàn trực thuộc.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận “Trường học có đời sống văn hóa tốt” cho các trường học trực thuộc.
3. Giám đốc Công an tỉnh công nhận “Đơn vị văn hóa” cho các đơn vị công an nhân dân trong tỉnh.
4. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh công nhận “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt” cho các đơn vị quân đội nhân dân trong tỉnh.
Chương IV
QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CÔNG NHẬN
Điều 17. Quy trình phát động và xét công nhận Người tốt việc tốt:
1. Danh hiệu Người tốt việc tốt do tổ nhân dân tự quản họp dân phát động hàng năm vào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và xét đề nghị công nhận trước ngày 20 tháng 10 hoặc khi có đề nghị đột xuất.
2. Ban Vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (sau đây gọi tắt là BVĐ) tập hợp danh sách đề nghị của các tổ nhân dân tự quản, kiểm tra, đánh giá, bình chọn và lập danh sách đề nghị về Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (sau đây gọi tắt là BCĐ) xã, phường, thị trấn trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
3. BCĐ xã, phường, thị trấn tập hợp danh sách, kiểm tra, bình xét và đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận trước ngày 18 tháng 11 hàng năm.
4. BVĐ ấp, khu vực tổ chức công bố quyết định và cấp Giấy công nhận Người tốt việc tốt vào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Điều 18. Thủ tục công nhận Người tốt việc tốt:
1. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản, bình xét đề nghị công nhận Người tốt việc tốt; kèm theo danh sách đề nghị công nhận Người tốt việc tốt do tổ nhân dân dân tự quản lập (Mẫu 01).
2. Biên bản họp BVĐ xét đề nghị công nhận Người tốt việc tốt; kèm theo danh sách đề nghị công nhận Người tốt việc tốt do Trưởng BVĐ ấp, khu vực ký (Mẫu 03).
3. Biên bản họp BCĐ xã, phường, thị trấn xét công nhận Người tốt việc tốt; kèm theo danh sách đề nghị công nhận Người tốt việc tốt do Trưởng BCĐ xã, phường, thị trấn ký (Mẫu 05).
Điều 19. Người tốt việc tốt tiêu biểu:
1. Hàng năm, các tổ nhân dân tự quản, ấp, khu vực bình chọn không quá 10% trên số Người tốt việc tốt để đề nghị UBND xã, phường, thị trấn cấp Giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu.
2. Quy trình phát động, xét công nhận và thủ tục công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu giống như quy trình phát động, xét công nhận và thủ tục công nhận Người tốt việc tốt.
3. Những cá nhân được cấp Giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu thì không cấp Giấy công nhận Người tốt việc tốt nữa.
4. Hàng năm, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cấp Giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu; kết hợp với Liên hoan Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu cấp xã.
Điều 20. Quy trình phát động và xét công nhận Gia đình văn hóa:
1. Danh hiệu Gia đình văn hóa do tổ nhân dân tự quản họp dân phát động đăng ký hàng năm vào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và xét đề nghị công nhận trước ngày 20 tháng 10 hàng năm.
2. Như Khoản 2 Điều 17.
3. Như Khoản 3 Điều 17.
4. BVĐ ấp, khu vực tổ chức công bố quyết định và cấp Giấy công nhận Gia đình văn hóa vào “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Điều 21. Thủ tục công nhận Gia đình văn hóa:
1. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản phát động đăng ký Gia đình văn hóa.
2. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản bình xét đề nghị công nhận Gia đình văn hóa; kèm theo danh sách hộ gia đình thực hiện Gia đình văn hóa do tổ nhân dân dân tự quản lập (Mẫu 02).
3. Biên bản họp BVĐ xét đề nghị công nhận Gia đình văn hóa kèm theo mẫu tổng hợp số liệu do BVĐ ấp, khu vực lập (Mẫu 04).
4. Biên bản họp BCĐ xã, phường, thị trấn xét công nhận Gia đình văn hóa kèm theo mẫu tổng hợp số liệu do BCĐ xã, phường, thị trấn lập (Mẫu 06).
Điều 22. Gia đình văn hóa tiêu biểu:
1. Hàng năm, các tổ nhân dân tự quản, ấp, khu vực bình chọn không quá 5% trên số Gia đình văn hóa để đề nghị UBND xã, phường, thị trấn cấp Giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu.
2. Quy trình phát động, xét công nhận và thủ tục công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu giống như quy trình phát động, xét công nhận và thủ tục công nhận Gia đình văn hóa.
3. Những cá nhân được cấp Giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu thì không cấp Giấy công nhận Gia đình văn hóa nữa.
4. Hàng năm, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức Hội nghị Sơ kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cấp Giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu; kết hợp với Liên hoan Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu cấp xã.
Điều 23. Quy trình đăng ký và xét công nhận Ấp, Khu vực văn hóa lần đầu:
1. Danh hiệu Ấp, Khu vực văn hóa do BVĐ ấp, khu vực đăng ký xây dựng với BCĐ xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã vào quí I hàng năm.
2. Sau quá trình vận động xây dựng, khi đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Ấp, Khu vực văn hóa; BVĐ ấp, khu vực mời BCĐ xã, phường, thị trấn khảo sát đề nghị công nhận;
3. BCĐ xã, phường, thị trấn tổ chức khảo sát thực tế, nếu đạt tiêu chuẩn thì mời BCĐ huyện, thị xã khảo sát công nhận; nếu chưa đủ tiêu chuẩn thì góp ý và giúp đỡ BVĐ ấp, khu vực khắc phục những chỉ tiêu chưa đạt cho đến khi đạt tất cả các chỉ tiêu.
4. BCĐ huyện, thị xã tổ chức khảo sát thực tế; nếu đạt tiêu chuẩn thì đề nghị UBND huyện, thị xã quyết định công nhận kèm theo Giấy công nhận đạt tiêu chuẩn Ấp, Khu vực văn hóa; nếu chưa đủ tiêu chuẩn thì góp ý và giúp đỡ BVĐ ấp, khu vực khắc phục những chỉ tiêu chưa đạt cho đến khi đạt tất cả các chỉ tiêu.
Điều 24. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Ấp, Khu vực văn hóa lần đầu:
1. Bảng đăng ký xây dựng Ấp, Khu vực văn hóa do BVĐ ấp , khu vực ký (Mẫu 07);
2. Tờ trình của BVĐ ấp, khu vực gửi BCĐ xã, phường, thị trấn về việc khảo sát đề nghị công nhận Ấp , Khu vực văn hóa;
3. Tờ trình của BCĐ xã, phường, thị trấn đề nghị BCĐ huyện, thị xã, khảo sát công nhận Ấp , Khu vực văn hóa;
4. Báo cáo của BVĐ ấp, khu vực về kết quả xây dựng Ấp, Khu vực văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo biểu thống kê (Mẫu 07a);
5. Tờ trình của Thường trực BCĐ huyện, thị xã đề nghị UBND huyện, thị xã quyết định công nhận Ấp, Khu vực văn hóa.
Điều 25. Tái công nhận Ấp, Khu vực văn hóa:
1. Tái công nhận Ấp, Khu vực văn hóa là việc công nhận danh hiệu văn hóa đối với ấp, khu vực không được công nhận (bị mất danh hiệu) sau một hoặc một số năm.
2. Quy trình đăng ký và xét tái công nhận Ấp, Khu vực văn hóa như quy trình đăng ký và xét công nhận Ấp, Khu vực văn hóa lần đầu.
3. Thủ tục đăng ký và xét tái công nhận Ấp, Khu vực văn hóa như thủ tục đăng ký và xét công nhận Ấp, Khu vực văn hóa lần đầu.
Điều 26. Tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa:
1. Tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa là việc công nhận danh hiệu văn hóa đối với ấp, khu vực được công nhận (giữ vững danh hiệu) trong một hoặc một số năm liên tục.
2. Quy trình xét tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa:
a) Tháng 10 hàng năm, BCĐ xã, phường, thị trấn tổ chức khảo sát thực tế tất cả các Ấp, Khu vực văn hóa và lập danh mục các ấp, khu vực còn đủ tiêu chuẩn đề nghị BCĐ huyện, thị xã khảo sát tiếp tục công nhận.
b) Tháng 11 hàng năm, BCĐ huyện, thị xã tổ chức khảo sát thực tế tất cả các Ấp, Khu vực văn hóa do BCĐ xã, phường, thị trấn đề nghị, nếu còn đủ tiêu chuẩn thì đề nghị UBND huyện, thị xã quyết định tiếp tục công nhận kèm theo Giấy công nhận đạt tiêu chuẩn Ấp, Khu vực văn hóa.
3. Thủ tục xét tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa:
a) Tờ trình của BCĐ xã, phường, thị trấn đề nghị BCĐ huyện, thị xã, khảo sát tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa;
b) Báo cáo của BVĐ ấp, khu vực về kết quả nâng chất Ấp, Khu vực văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo biểu thống kê (Mẫu 07b);
c) Tờ trình của Thường trực BCĐ huyện, thị xã đề nghị UBND huyện, thị xã quyết định tiếp tục công nhận Ấp, Khu vực văn hóa.
Điều 27. Quy trình đăng ký và xét công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa lần đầu:
1. Danh hiệu Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do BCĐ Xã, Phường, Thị trấn đăng ký xây dựng với BCĐ huyện, thị xã và tỉnh vào quí I hàng năm.
2. Sau quá trình vận động xây dựng, khi đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Xã, Phường, Thị trấn văn hóa; BCĐ Xã, Phường, Thị trấn mời BCĐ huyện, thị xã khảo sát đề nghị công nhận;
3. BCĐ huyện, thị xã tổ chức khảo sát thực tế, nếu đạt tiêu chuẩn thì mời BCĐ tỉnh khảo sát công nhận; nếu chưa đạt thì góp ý và giúp đỡ để BCĐ xã, phường, thị trấn tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quy định.
4. BCĐ tỉnh tổ chức khảo sát thực tế; nếu đạt tiêu chuẩn thì đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận kèm theo Bằng công nhận đạt tiêu chuẩn Xã, Phường, Thị trấn văn hóa; nếu chưa đạt thì góp ý và giúp đỡ để BCĐ xã, phường, thị trấn tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quy định.
Điều 28. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa lần đầu:
1. Bảng đăng ký xây dựng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do BCĐ xã, phường, thị trấn ký (Mẫu 08);
2. Tờ trình của BCĐ xã, phường, thị trấn gửi BCĐ huyện, thị về việc khảo sát đề nghị công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
3. Báo cáo của BCĐ xã, phường, thị trấn về kết quả xây dựng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, có xác nhận của UBND huyện, thị xã kèm theo biểu thống kê (Mẫu 08a);
4. Tờ trình của Thường trực BCĐ huyện, thị xã đề nghị BCĐ tỉnh khảo sát công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa ;
5. Tờ trình của Thường trực BCĐ tỉnh đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.
Điều 29. Tái công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa:
1. Tái công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa là việc công nhận danh hiệu văn hóa đối với xã, phường, thị trấn không được công nhận (bị mất danh hiệu) sau một hoặc một số năm.
2. Quy trình đăng ký và xét tái công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa như quy trình đăng ký và xét công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa lần đầu.
3. Thủ tục đăng ký và xét tái công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa như thủ tục đăng ký và xét công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa lần đầu.
Điều 30. Tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa:
1. Tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa là việc công nhận danh hiệu văn hóa đối với xã, phường, thị trấn được công nhận (giữ vững danh hiệu) trong một hoặc một số năm liên tục.
2. Quy trình xét tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa:
a) Tháng 11 hàng năm, BCĐ huyện, thị xã tổ chức khảo sát thực tế tất cả các Xã, Phường, Thị trấn văn hóa và lập danh mục các xã, phường, thị trấn duy trì đủ tiêu chuẩn, có văn bản đề nghị BCĐ tỉnh khảo sát để tiếp tục công nhận.
b) Tháng 12 hàng năm, BCĐ tỉnh tổng hợp kết quả khảo sát thực tế của các ngành là thành viên BCĐ tỉnh ở tất cả các Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do BCĐ huyện, thị xã đề nghị, nếu các xã, phường, thị trấn duy trì đủ tiêu chuẩn thì đề nghị UBND tỉnh quyết định tiếp tục công nhận kèm theo Bằng công nhận đạt tiêu chuẩn Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.
3. Thủ tục xét tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa:
a) Tờ trình của BCĐ huyện, thị xã đề nghị BCĐ tỉnh khảo sát tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
b) Báo cáo của BCĐ xã, phường, thị trấn về kết quả nâng chất Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, có xác nhận của UBND huyện, thị xã kèm theo biểu thống kê (Mẫu 08b);
c) Tờ trình của Thường trực BCĐ tỉnh đề nghị UBND tỉnh quyết định tiếp tục công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.
Điều 31. Quy trình đăng ký và xét công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt:
1. Công tác phát động và đăng ký:
a) Công đoàn các cấp tổ chức phát động xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt cho tất cả các cơ quan có tổ chức Công đoàn trực thuộc;
b) Thủ trưởng cơ quan lập phiếu đăng ký xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành Công đoàn, gửi về Công đoàn cấp trên trực tiếp vào quí I hàng năm;
c) Liên đoàn Lao động tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của các cơ quan có hệ thống tổ chức Công đoàn trực thuộc;
d) Liên đoàn Lao động huyện, thị xã chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của các cơ quan có hệ thống tổ chức Công đoàn trực.
2. Công tác xét công nhận:
a) Tháng 12 hàng năm, thủ trưởng cơ quan báo cáo kết quả xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt và tự chấm điểm, gửi về Công đoàn cấp trên trực tiếp;
b) Liên đoàn Lao động tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt và bảng tự chấm điểm của các cơ quan có hệ thống tổ chức Công đoàn trực thuộc; tổ chức khảo sát và xét công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt;
c) Liên đoàn Lao động huyện, thị xã chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt và bảng tự chấm điểm của các cơ quan có hệ thống tổ chức Công đoàn trực thuộc; tổ chức khảo sát và xét công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt.
Điều 32. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt:
a) Phiếu đăng ký xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan (Mẫu 9);
b) Báo cáo kết quả xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành cấp trên;
c) Biên bản họp Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động tỉnh, huyện, thị xã;
d) Tờ trình của Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động tỉnh, huyện, thị xã đề nghị Chủ tịch Liên đoàn Lao động cùng cấp quyết định công nhận.
Điều 33. Quy trình đăng ký và xét công nhận Trường học có đời sống văn hóa tốt:
1. Công tác phát động và đăng ký:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động xây dựng Trường học có đời sống văn hóa tốt cho tất cả các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tỉnh;
b) Hiệu trưởng các trường lập phiếu đăng ký xây dựng Trường học có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành Công đoàn trường, gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo vào đầu năm học;
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của các trường trực tiếp quản lý và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn;
d) Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của trường trực tiếp quản lý.
2. Công tác xét công nhận:
a) Cuối năm học, Hiệu trưởng báo cáo kết quả xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt và tự chấm điểm, gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt và bảng tự chấm điểm của các trường do Sở trực tiếp quản lý và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn; tổ chức khảo sát và xét công nhận trường học có đời sống văn hóa tốt;
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt và bảng tự chấm điểm của các trường do Phòng trực tiếp quản lý; tổ chức khảo sát và xét công nhận trường học có đời sống văn hóa tốt.
Điều 34. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Trường học có đời sống văn hóa tốt:
a) Phiếu đăng ký xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành Công đoàn trường (Mẫu 10);
b) Báo cáo kết quả xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của Ban Chấp hành Công đoàn trường;
c) Biên bản họp Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong trường học tỉnh, huyện, thị xã;
d) Tờ trình của Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong trường học tỉnh, huyện, thị xã đề nghị Giám đốc Sở hoặc Trưởng phòng quyết định công nhận.
Điều 35. Quy trình đăng ký và xét công nhận Đơn vị văn hóa:
1. Công tác phát động và đăng ký:
a) Công an tỉnh tổ chức phát động xây dựng Đơn vị văn hóa cho tất cả các đơn vị Công an nhân dân trong tỉnh;
b) Thủ trưởng các đơn vị lập phiếu đăng ký xây dựng Đơn vị văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân, gửi về đơn vị cấp trên trực tiếp; đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận vào phiếu đăng ký gửi về Công an tỉnh vào quí I hàng năm;
c) Công an tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của các đơn vị Công an nhân dân trong tỉnh;
2. Công tác xét công nhận:
a) Tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng đơn vị báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị văn hóa và tự chấm điểm, gửi về Công an tỉnh;
b) Công an tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị văn hóa và bảng tự chấm điểm của các đơn vị Công an nhân dân trong tỉnh; tổ chức khảo sát và xét công nhận Đơn vị văn hóa;
Điều 36. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Đơn vị văn hóa:
a) Phiếu đăng ký xây dựng Đơn vị văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân và thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp (Mẫu 11);
b) Báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân và thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp;
c) Biên bản họp Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong Công an nhân dân trong tỉnh;
d) Tờ trình của Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong Công an nhân dân tỉnh đề nghị Giám đốc Công an tỉnh quyết định công nhận Đơn vị văn hóa.
Điều 37. Quy trình đăng ký và xét công nhận Đơn vị có môi trường văn hóa tốt:
1. Công tác phát động và đăng ký:
a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức phát động xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt cho tất cả các đơn vị Quân đội nhân dân trong tỉnh;
b) Thủ trưởng các đơn vị lập phiếu đăng ký xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân, gửi về đơn vị cấp trên trực tiếp; đơn vị cấp trên trực tiếp xác nhận vào phiếu đăng ký gửi về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vào quí I hàng năm;
c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phiếu đăng ký của các đơn vị Quân đội nhân dân trong tỉnh;
2. Công tác xét công nhận:
a) Tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng đơn vị báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt và tự chấm điểm, gửi về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt và bảng tự chấm điểm của các đơn vị Quân đội nhân dân trong tỉnh; tổ chức khảo sát và xét công nhận Đơn vị có môi trường văn hóa tốt.
Điều 38. Thủ tục đăng ký và xét công nhận Đơn vị có môi trường văn hóa tốt:
a) Phiếu đăng ký xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân và thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp (Mẫu 12);
b) Báo cáo kết quả xây dựng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân và thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp;
c) Biên bản họp Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong lực lượng vũ trang trong tỉnh;
d) Tờ trình của Tiểu ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa trong lực lượng vũ trang tỉnh đề nghị Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quyết định công nhận Đơn vị có môi trường văn hóa tốt.
Chương V
KHEN THƯỞNG
Điều 39. Khen thưởng của Chủ tịch UBND các cấp:
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng:
a) Đối tượng:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu của xã, phường, thị trấn ít nhất 02 năm liền;
- Gia đình văn hóa tiêu biểu của xã, phường, thị trấn ít nhất 02 năm liền;
- Ấp, Khu vực văn hóa được BCĐ xã, phường, thị trấn xếp loại tốt ít nhất 02 năm liền.
b) Thủ tục:
- Tờ trình của BCĐ xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu; Ấp, Khu vực văn hóa;
- Biên bản họp BCĐ xã, phường, thị trấn xét khen thưởng; kèm theo danh sách Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu; danh mục Ấp, Khu vực văn hóa đề nghị khen thưởng;
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu, Ấp, Khu vực văn hóa do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Căn cứ tình hình ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng khen cho từng đối tượng trong phạm vi như sau:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu từ 15 đến 20 gương;
- Gia đình văn hóa tiêu biểu từ 10 đến 15 gia đình;
- Ấp, Khu vực văn hóa từ 01 đến 02 ấp, khu vực.
2. Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng:
a) Đối tượng:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu đã được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng;
- Gia đình văn hóa tiêu biểu đã được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng;
- Ấp, Khu vực văn hóa loại tốt ít nhất 03 năm liền và đã được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng;
- Xã, Phường, Thị trấn văn hóa được xếp loại tốt ít nhất 02 năm liền.
- Cơ quan được Chủ tịch LĐLĐ huyện, thị xã công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 03 năm liền;
- Trường học được Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 03 năm liền.
b) Thủ tục:
- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu, Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa; kèm theo danh sách các đối tượng đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo của BVĐ ấp, khu vực về kết quả nâng chất Ấp, Khu vực văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo biểu thống kê (Mẫu 07b);
- Báo cáo của BCĐ xã, phường, thị trấn về kết quả nâng chất Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, kèm theo biểu thống kê (Mẫu 08b);
- Căn cứ Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) huyện, thị phối hợp với cán bộ Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu; Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao huyện, thị xã phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định khen thưởng Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
- Tờ trình của LĐLĐ hoặc Phòng GD và ĐT huyện, thị xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng Cơ quan hoặc Trường học có đời sống văn hóa tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ cùng cấp và Danh mục các cơ quan, trường học được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng Cơ quan, Trường học có đời sống văn hóa tốt do cơ quan, trường học được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, trường học trú đóng;
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu, Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, Cơ quan, Trường học có đời sống văn hóa tốt do Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Căn cứ tình hình ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định số lượng khen cho từng đối tượng trong phạm vi như sau:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu từ 20 đến 30 gương;
- Gia đình văn hóa tiêu biểu từ 15 đến 25 gia đình;
- Ấp, Khu vực văn hóa từ 8% đến 12% ấp, khu vực được công nhận;
- Xã, Phường, Thị trấn văn hóa từ 01 đến 02 xã, phường, thị trấn;
- Cơ quan có đời sống văn hóa tốt từ 03 đến 05 cơ quan;
- Trường học có đời sống văn hóa tốt từ 03 đến 05 trường.
3. Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng:
a) Đối tượng:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng.
- Gia đình văn hóa tiêu biểu đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng;
- Ấp, Khu vực văn hóa loại tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng;
- Xã, Phường, Thị trấn văn hóa được xếp loại tốt ít nhất 03 năm liền và đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen thưởng.
- Cơ quan được Chủ tịch LĐLĐ tỉnh công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khen;
- Cơ quan được Chủ tịch LĐLĐ huyện, thị xã công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen;
- Trường học được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen;
- Trường học được Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Chủ tịch UBND huyện, thị xã khen;
- Đơn vị văn hoá loại tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng.
- Đơn vị có môi trường văn hóa tốt loại tốt ít nhất 04 năm liền và đã được Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khen.
b) Thủ tục:
- Tờ trình của UBND huyện, thị xã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu, Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa; kèm theo danh sách các đối tượng đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của BVĐ ấp, khu vực về kết quả nâng chất Ấp, Khu vực văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo biểu thống kê (Mẫu 07b);
- Báo cáo thành tích của BCĐ xã, phường, thị trấn về kết quả nâng chất Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, có xác nhận của UBND huyện, thị xã kèm theo biểu thống kê (Mẫu 08b);
- Căn cứ Tờ trình của UBND huyện, thị xã, UBMTTQVN tỉnh phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu; Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
- Tờ trình của LĐLĐ tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng Cơ quan hoặc Trường học có đời sống văn hóa tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ cùng cấp và Danh mục các cơ quan, trường học được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng Cơ quan, Trường học có đời sống văn hóa tốt do cơ quan, trường học được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, trường học trú đóng;
- Tờ trình của Công an tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng Đơn vị văn hóa, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ cùng cấp và Danh mục các đơn vị được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng “Đơn vị văn hóa” do đơn vị được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân.
- Tờ trình của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng Đơn vị có môi trường văn hóa tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ cùng cấp và Danh mục các đơn vị được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt” do đơn vị được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân.
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa tiêu biểu, Ấp, Khu vực văn hóa, Xã, Phường, Thị trấn văn hóa, Cơ quan, Trường học có đời sống văn hóa tốt, Đơn vị văn hóa do Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng được cấp Bằng khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Căn cứ tình hình ngân sách, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định số lượng khen hàng năm cho từng đối tượng trong phạm vi như sau:
- Người tốt việc tốt tiêu biểu từ 20 đến 30 gương;
- Gia đình văn hóa tiêu biểu từ 20 đến 25 gia đình;
- Ấp, Khu vực văn hóa từ 4% đến 5% Ấp, Khu vực văn hóa được công nhận;
- Xã, Phường, Thị trấn văn hóa từ 05 đến 07 Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;
- Cơ quan có đời sống văn hóa tốt từ 05 đến 07 cơ quan;
- Trường học có đời sống văn hóa tốt từ 03 đến 05 trường;
- Đơn vị văn hóa từ 02 đến 04 đơn vị.
Điều 40. Khen thưởng của các cơ quan cấp tỉnh:
1. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng:
a) Đối tượng:
Cơ quan được LĐLĐ tỉnh công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 03 năm liền;
b) Thủ tục:
- Tờ trình của Tiểu BCĐ xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ tỉnh đề nghị Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khen thưởng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ và Danh mục các cơ quan được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt do cơ quan được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ quan trú đóng.
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Cơ quan có đời sống văn hóa tốt do Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khen được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Hàng năm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khen từ 05 đến 07 Cơ quan có đời sống văn hóa tốt.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng:
a) Đối tượng:
Trường học được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận có đời sống văn hóa tốt ít nhất 3 năm liền;
b) Thủ tục:
- Tờ trình của Tiểu BCĐ xây dựng đời sống văn hóa trong trường học tỉnh đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng trường học có đời sống văn hóa tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ và Danh mục các trường học được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt do trường học được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi trường trú đóng.
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Trường học có đời sống văn hóa tốt do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Hàng năm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khen từ 03 đến 05 Trường học có đời sống văn hóa tốt.
3. Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng:
a) Đối tượng:
Đơn vị văn hoá được Công an tỉnh xếp loại tốt ít nhất 03 năm liền.
b) Thủ tục:
- Tờ trình của Tiểu BCĐ xây dựng đời sống văn hóa trong Công an nhân dân tỉnh đề nghị Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng Đơn vị văn hóa, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ và Danh mục các đơn vị được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng “Đơn vị văn hóa” do đơn vị được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân.
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Đơn vị văn hóa do Giám đốc Công an tỉnh khen được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Hàng năm Giám đốc Công an tỉnh khen từ 02 đến 04 Đơn vị văn hóa.
4. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khen thưởng:
a) Đối tượng:
Đơn vị có môi trường văn hoá tốt được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xếp loại tốt ít nhất 03 năm liền.
b) Thủ tục:
- Tờ trình của Tiểu BCĐ xây dựng đời sống văn hóa trong Quân đội nhân dân tỉnh đề nghị Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khen thưởng Đơn vị có môi trường văn hoá tốt, kèm theo Biên bản họp Tiểu BCĐ và Danh mục các đơn vị được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích xây dựng “Đơn vị có môi trường văn hoá tốt” do đơn vị được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đơn vị đóng quân.
c) Hình thức khen và mức thưởng:
Đơn vị có môi trường văn hoá tốt do Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khen được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Mục 3 Chương V Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
d) Số lượng:
Hàng năm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khen từ 02 đến 04 Đơn vị có môi trường văn hoá tốt.
Điều 41. Kinh phí khen thưởng:
1. Cấp nào khen, ngân sách cấp đó thưởng; cơ quan nào khen, cơ quan đó thưởng.
2. Nguồn kinh phí do Chủ tịch UBND các cấp khen thưởng quy định tại Điều 39 của Quy chế này được bố trí trong kinh phí hoạt động của BCĐ các cấp (theo điểm b và c mục 1 phần II Thông tư Liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin).
3. Nguồn kinh phí do Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh khen quy định tại Điều 40 của Quy chế này được bố trí trong kinh phí hoạt động của BCĐ các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, cơ quan cấp tỉnh (theo điểm d mục 1 phần II Thông tư Liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin).
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Chế độ hỗ trợ:
1. Các ấp, khu vực đăng ký xây dựng Ấp, Khu vực văn hóa; nếu được UBND huyện, thị xã công nhận lần đầu thì được Chủ tịch UBND huyện, thị xã tặng Giấy khen và tiền thưởng theo khoản 8 Điều 69 Mục 3 Chương V Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ.
2. Các xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa; nếu được UBND tỉnh công nhận lần đầu thì được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và tiền thưởng 01 (một) triệu đồng, chi từ kinh phí của Ban Chỉ đạo tỉnh.
3. Hàng năm, UBND huyện, thị xã xem xét hỗ trợ kinh phí phù hợp với khả năng ngân sách địa phương và tăng cường vận động xã hội đóng góp để duy trì hoạt động các thiết chế văn hóa của các Ấp, Khu vực văn hóa trên địa bàn.
4. Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho mỗi Xã, Phường, Thị trấn văn hóa 20 (hai mươi) triệu đồng để duy trì hoạt động các thiết chế văn hóa.
Điều 43. Mẫu Bằng công nhận và Giấy công nhận:
1. Bằng công nhận và Giấy công nhận các danh hiệu văn hóa quy định trong Quy chế này được thực hiện theo mẫu thống nhất toàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa – Thông tin chịu trách nhiệm thiết kế mẫu và triển khai cho địa phương thực hiện.
3. Kinh phí in ấn Bằng công nhận và Giấy công nhận được phân cấp như sau:
a) Giấy công nhận Người tốt việc tốt, Người tốt việc tốt tiêu biểu, Gia đình văn hóa, Gia đình văn hóa tiêu biểu được chi trong kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổ chức thực hiện (theo điểm c khoản 1.1 mục 1 phần III Thông tư Liên tịch số 02/2002/TTLT/BTC-MTTW ngày 10 tháng 01 năm 2002).
b) Giấy công nhận Ấp, Khu vực văn hóa; Bằng công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa được chi trong kinh phí hoạt động của BCĐ tỉnh.
c) Giấy công nhận các danh hiệu còn lại chi trong kinh phí hoạt động của BCĐ các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, cơ quan cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận (theo điểm d mục 1 phần II Thông tư Liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin).
Điều 44. Tổ chức thực hiện:
a) Các thành viên BCĐ tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, đoàn thể, sự phân công trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của BCĐ tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và Quy chế này, tổ chức triển khai thực hiện trong ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân trong tỉnh.
b) Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trên địa bàn quản lý.
c) Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua Sở Văn hóa - Thông tin để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình Thường trực UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
CÁC MẪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Mẫu 01: Danh sách đề nghị công nhận người tốt việc tốt (dành cho Tổ nhân dân tự quản)
2. Mẫu 02: Danh sách hộ gia đình thực hiện gia đình văn hóa (dành cho Tổ nhân dân tự quản)
3. Mẫu 03: Danh sách đề nghị công nhận người tốt việc tốt (dành cho Ban vận động ấp, khu vực)
4. Mẫu 04: Biểu tổng hợp số liệu thực hiện gia đình văn hóa (dành cho Ban vận động ấp, khu vực)
5. Mẫu 05: Danh sách đề nghị công nhận người tốt việc tốt (dành cho Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn)
6. Mẫu 06: Biểu tổng hợp số liệu thực hiện gia đình văn hóa (dành cho Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn)
7. Mẫu 07: Bản đăng ký xây dựng ấp, khu vực văn hóa (dành cho Ban vận động ấp, khu vực)
8. Mẫu 07a: Thống kê số liệu kết quả xây dựng ấp, khu vực văn hóa (dành cho Ban vận động ấp, khu vực)
9. Mẫu 07b: Thống kê số liệu kết quả nâng chất ấp, khu vực văn hóa (dành cho Ban vận động ấp, khu vực)
10. Mẫu 08: Bản đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa (dành cho Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn)
11. Mẫu 08a: Thống kê số liệu kết quả xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa (dành cho Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn)
12. Mẫu 08b: Thống kê số liệu kết quả nâng chất xã, phường, thị trấn văn hóa (dành cho Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn)
13. Mẫu 09: Phiếu đăng ký xây dựng “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” (dành cho các cơ quan theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 1 của Quy chế)
14. Mẫu 10: Phiếu đăng ký xây dựng “Trường học có đời sống văn hóa tốt” (dành cho các trường học theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 1 của Quy chế)
15. Mẫu 11: Phiếu đăng ký xây dựng “Đơn vị văn hóa” (dành cho các đơn vị theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 1 của Quy chế)
16. Mẫu 12: Phiếu đăng ký xây dựng “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt” (dành cho các đơn vị theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 1 của Quy chế)./.