cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 56/2007/QĐ-BNN ngày 12/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bổ sung 12 loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ và phân công đơn vị thực hiện khảo nghiệm DUS (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 56/2007/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 12-06-2007
  • Ngày có hiệu lực: 18-07-2007
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-04-2010
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-09-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2995 ngày (8 năm 2 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 29-09-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 29-09-2015, Quyết định số 56/2007/QĐ-BNN ngày 12/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bổ sung 12 loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ và phân công đơn vị thực hiện khảo nghiệm DUS (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 28/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về Danh mục loài cây trồng được bảo hộ”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ SUNG 12 LOÀI CÂY TRỒNG VÀO DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO HỘ VÀ PHÂN CÔNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM DUS

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ về việc qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc qui định chi tiết về một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

Theo đề nghị của Cục Trồng trọt.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ sung 12 loài cây trồng có tên sau đây vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ:

1. Cam (Citrus  L.) (Rutaceae)

7. Hoa đồng tiền (Gerbera Cass.)

2. Dâu tây (Fragaria L.)

8. Hoa Layơn (Gladiolus L.)

3. Ớt (Capsicum anmum L.)

9. Hoa Lily (Lilium L.)

4. Bí ngô (Cucurbita maxima Duch.)

10. Hoa Cẩm chướng (Dianthus  L.)

5. Gừng (Zingiber officinale Rosc.)

11. Cà rốt (Daucus carota L.)

6. Xoài (Mangifera Indica L.)

12. Mía (Saccharum L.)

Điều 2. Phân công các đơn vị sau đây thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) các loài cây trồng tại Điều 1.

1. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia thực hiện nghiệm DUS  loài cây: Mía;

2. Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện khảo nghiệm DUS các loài cây: ớt, Hoa đồng tiền, Hoa Lily, Hoa Cẩm chướng;

3. Trung tâm nghiên cứu Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thực hiện khảo nghiệm DUS các loài cây: Hoa Layơn, Cà Rốt, Dâu tây;

4. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thực hiện khảo nghiệm DUS các loài cây: Xoài, Cam;

5. Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam khảo nghiệm DUS các loài cây: Gừng, Bí ngô;

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Như điều 4;

- Công báo;

- Văn phòng CP;

- Website Chính Phủ;

- Bộ KHCN;

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh TP trực thuộc TƯ;

- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;

- Vụ Pháp chế;

- Lưu VT, TT

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 Bùi Bá Bổng