Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 11/06/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Quy định điều kiện tối thiểu về kinh doanh nhà trọ (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 26/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
- Ngày ban hành: 11-06-2007
- Ngày có hiệu lực: 21-06-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-04-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 664 ngày (1 năm 9 tháng 29 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 15-04-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2007/QĐ-UBND | Long Xuyên, ngày 11 tháng 6 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TỐI THIỂU VỀ KINH DOANH NHÀ TRỌ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 02/CP ngày 05 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định điều kiện tối thiểu về kinh doanh nhà trọ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN TỐI THIỂU VỀ KINH DOANH NHÀ TRỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26 /2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2007 của ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Bản Quy định này quy định về điều kiện tối thiểu kinh doanh nhà trọ, được áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Quy định này áp dụng đối với: Mọi tổ chức, cá nhân là người Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân là người nước ngoài (Sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
3. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh nhà trọ phải tuân thủ các điều kiện tại quy định này và quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động kinh doanh nhà trọ trong quy định này là hoạt động cho thuê chỗ nghỉ đối với khách vãng lai theo ngày, giờ nhất định, với trang thiết bị, tiện nghi tối thiểu; giá cả phù hợp với mức độ cung cấp các dịch vụ.
2. Hoạt động kinh doanh nhà trọ không phải là cơ sở lưu trú được điều chỉnh bởi Luật Du lịch ban hành ngày 27/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Chương II
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NHÀ TRỌ
Điều 3. Điều kiện chủ thể.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
Chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ và nhân viên phục vụ phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiểm theo quy định của Bộ Y tế (được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp giấy khám sức khỏe).
Điều 4. Điều kiện về địa điểm:
Địa điểm kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch địa phương và được Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) nơi cơ sở hoạt động chấp thuận bằng văn bản; đảm bảo các điều kiện về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy phép xây dựng; vệ sinh môi trường; an ninh trật tự và an toàn phòng cháy chữa cháy.
Điều 5. Qui mô và Trang thiết bị.
1. Yêu cầu chung:
a) Nhà trọ phải thông thoáng, vách ngăn chắc chắn, có lối thoát hiểm khi có sự cố, đảm bảo đủ ánh sáng trong từng phòng và ở khu vực xung quanh nhà trọ.
b) Quầy đón tiếp khách.
c) Bảng nội quy nhà trọ; đăng ký số cho mỗi phòng.
d) Bảng giá mỗi loại phòng và giá các dịch vụ có trong nhà trọ.
đ) Đảm bảo về điều kiện phương tiện, bảng tiêu lệnh PCCC, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của ngành Công an.
e) Có bồn nước dự trữ dự phòng hợp vệ sinh.
2. Tiêu chuẩn phòng trọ:
a) Mỗi phòng có diện tích ít nhất là 09m2 (chín) đối với phòng đơn; 13m2 (mười ba) đối với phòng đôi.
b) Có nhà tắm, nhà vệ sinh trong phòng với diện tích ít nhất là 02m2 (hai). Trường hợp xây dựng ngoài phòng trọ thì nhà tắm, nhà vệ sinh phải phân biệt khu dành cho nam, nữ riêng và đảm bảo kín đáo, sạch sẽ.
3. Điều kiện về trang thiết bị tối thiểu trong phòng trọ.
a) Giường, mùng, mền, gối, chiếu hoặc nệm đủ phục vụ cho khách.
b) Một bàn, hai ghế ngồi, một bình nước và hai ly uống nước.
c) Một giỏ đựng rác, gạt tàn thuốc lá.
d) Gương, lược, xà phòng, khăn tắm, khăn mặt.
đ) Tủ hoặc kệ để hành lý của khách
e) Một quạt điện; đèn chiếu sáng; đèn ngủ; màn che cửa sổ;
4. Điều kiện vệ sinh chung
a) Khi có khách lưu trú, nhân viên phải làm vệ sinh phòng ít nhất một lần/ngày; các phòng ngủ và nhà vệ sinh phải được xử lý thường xuyên đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh mùi ẩm mốc.
b) Phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, do Phòng Tài nguyên - Môi trường tại địa phương (nơi cơ sở hoạt động) cấp.
Điều 6. Trách nhiệm của Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ:
1. Chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ và nhân viên phục vụ phải có Hợp đồng lao động; giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề về chuyên môn, nghiệp vụ (Quản lý khách sạn - nhà trọ; Tiếp tân; Phục vụ buồng) và định kỳ khám sức khỏe cho những người tham gia phục vụ, quản lý nhà trọ theo đúng quy định của pháp luật
2. Thông báo danh sách người điều hành, nhân viên phục vụ trong nhà trọ trước khi tiến hành kinh doanh ( kèm Phụ lục số 1).
3. Thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh bằng văn bản cho phòng Kinh tế huyện, thị, thành phố (kèm Phụ lục số 2).
4. Thực hiện việc đăng ký lưu trú của khách tại nhà trọ và phải ghi đầy đủ các cột, mục trong sổ theo hướng dẫn của cơ quan công an.
5. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của khách lưu trú.
6. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, trong quá trình hoạt động phải thường xuyên duy trì các điều kiện và tiêu chuẩn đã cam kết.
7. Ngoài các điều kiện trên các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ phải chấp hành đúng các quy định khác của pháp luật.
Điều 7. Quyền của Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ:
1. Thuê người quản lý, điều hành, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Từ chối khách nghỉ trọ trong các trường hợp sau:
a) Khách không thực hiện nội quy của nhà trọ đã được công khai niêm yết;
b) Phát hiện khách có hành vi vi phạm pháp luật và đang mắc các bệnh truyền nhiễm;
c) Yêu cầu của khách vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trọ.
3. Từ chối các cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng quy định của pháp luật;
4. Không chịu trách nhiệm đối với việc mất tài sản do khách tự quản lý trong thời gian nghỉ tại nhà trọ.
5. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8:
1.Sở Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi bản quy định này và hướng dẫn cho các Phòng Kinh tế huyện, thị, thành phố về mặt quản lý nhà nước chuyên ngành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh nhà trọ trên địa bàn quản lý; đồng thời ủy quyền cho Phòng Kinh tế chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định các điều kiện theo quy định này và trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày (năm) làm việc kể từ ngày thẩm định.
b) Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh nhà trọ có trước thời điểm ban hành quy định này, để khắc phục, bổ sung các điều kiện được tiếp tục kinh doanh. Thời hạn khắc phục là 60 ngày (sáu mươi) kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có chức năng.
c) Thời gian thẩm định lại là hai năm, kể từ ngày cơ sở được phép hoạt động. Trường hợp các cơ sở kinh doanh nhà trọ không duy trì được các điều kiện tối thiểu của quy định này, thì tùy theo mức độ để có biện pháp hướng dẫn khắc phục hoặc đề nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 9. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ có hành vi vi phạm Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh những vướng mắc. Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Du lịch có trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NGƯỜI ĐIỀU HÀNH, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRONG NHÀ TRỌ.
Số TT | Họ và Tên | Năm sinh | Chức danh | Trình độ | Ghi Chú | |||
Nam | Nữ | Văn hóa | C/ môn Nghiệp vụ | Ngoại ngữ | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chủ cơ sở |
PHỤ LỤC 2.
Tên nhà trọ:………... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………………., ngày tháng năm 200… |
THÔNG TIN VỀ NHÀ TRỌ
(Thông báo trước khi kinh doanh)
Kính gửi: Phòng Kinh tế huyện (thị, thành phố)……………..………
1. Họ và tên chủ cơ sở:……………………………….…Sinh năm:…………
2. Tên Nhà trọ:……………………………………………………………………
3. Giấy CN Đăng ký kinh doanh số:…………… Do:……………………........
…………………………………..cấp ngày……..tháng……. năm……………..
4. Địa chỉ kinh doanh:………………………………………………….…………
……………………………………………………..………………………………
5. Thời điểm bắt đầu kinh doanh: Ngày…….…tháng….….năm……….…..
6.Số Điện thoại :………………………… Số Fax:……………………………
Email:……………………………….…………………………………………….
7. Tổng số buồng ngủ:…………………………………………………………..
8. Tổng số giường: - Giường đôi:………………………………………………
- Giường đơn:…………………………………………………………………….
9. Tổng số vốn đầu tư:…………………………………………………………..
10. Tổng số cán bộ, nhân viên có trong nhà trọ:……………………………...
11. Các loại dịch vụ có trong nhà trọ:
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
| Chủ cơ sở |