Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 07/06/2007 Ban hành Bảng quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 18/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Ngày ban hành: 07-06-2007
- Ngày có hiệu lực: 17-06-2007
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-10-2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 501 ngày (1 năm 4 tháng 16 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 30-10-2008
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2007/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 07 tháng 6 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 79/TTr-STC ngày 07/05/2007 về việc ban hành Bảng quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng quy định đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 103/2004/QĐ-UBND ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Kiên Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 07/6/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Quy định này quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang canh tác đất bị Nhà nước thu hồi và có đủ điều kiện để bồi thường cây trồng, hoa màu theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguyên tắc bồi thường:
1. Cây trồng, hoa màu được bồi thường khi trồng trên đất được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất hoặc đất canh tác hợp pháp được quy định tại Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
2. Những trường hợp sau đây không được bồi thường cây trồng, hoa màu:
a. Những cây trồng trong chậu, trong bồn như: cây hoa cảnh, cây kiểng có thể di dời; những loại cây màu trồng theo thời vụ gieo trồng sau khi có thông báo giải tỏa của cơ quan có thẩm quyền thì không được bồi thường.
b. Những cây trồng ngoài khoảng cách và mật độ tối đa cho phép trồng cây được quy định tại Điều 4 của Bảng quy định này.
3. Rừng tự nhiên và tái sinh có nhiều loại cây không kiểm đếm, phân loại được thì được bồi thường theo loại cây có số lượng nhiều nhất và tính bình quân 10.000 cây/ha.
4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được tận dụng toàn bộ cây trồng được bồi thường để sử dụng hoặc di chuyển đi nơi khác. Nếu chủ đầu tư có yêu cầu sử dụng cây không chặt hạ để làm cảnh quan thì phải chi trả thêm 100% giá trị của những cây giữ lại.
5. Những loại cây ăn trái như: Xoài, Vú sữa, Mít, Măng cụt, Ca cao, Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Mận, Lý, Lê, Me và các loại cây ăn trái có giá trị tương đương, cây cổ thụ có hoành gốc to, tàn lớn và có năng suất gấp đôi cây bình thường thì được tính gấp đôi đơn giá đã quy định (tăng 100%); cây chiết cành, gốc ghép tàn nhỏ tính bằng nửa của đơn giá (giảm 50%).
Điều 4. Khoảng cách và mật độ tối đa cho phép trồng cây:
Khoảng cách và mật độ tối đa cho phép trồng của một số loại cây được quy định như sau:
STT | CHỦNG LOẠI | KHOẢNG CÁCH (m x m) | MẬT ĐỘ (cây/ha) |
A | Cây ăn trái: đối với những loại cây ăn trái có tàn cây (độ che phủ đất) tương đương các loại cây dưới đây thì được tính theo khoảng cách và mật độ dưới đây. | ||
1 | Sầu riêng, Me | 7x7 | 204 |
2 | Măng cụt, Xoài, Mít | 6x7 | 238 |
3 | Dừa | 5x6 | 333 |
4 | Mận, Bưởi, Dâu | 4x5 | 500 |
5 | Cam | 3x4 | 833 |
6 | Quýt, Ổi | 3x3 | 1.100 |
B | Cây lấy gỗ, lấy lá: đối với những loại cây có tàn cây (độ che phủ đất) tương đương các loại cây dưới đây thì được tính theo khoảng cách và mật độ dưới đây. | ||
1 | Sao, Dầu, Dó bầu | 4x4 | 625 |
2 | Tràm nước: - Tràm xạ - Tràm cấy | 0,5x0,5 0,7x0,7 | 40.000 20.000 |
3 | Bạch đàn, Keo lá tràm | 1,5x2 | 3.300 |
4 | Đước, Mắm | 1x1 | 10.000 |
Điều 5. Đơn giá các loại cây trồng và hoa màu:
ĐVT: 1.000 đồng/cây
1. Cây ăn trái: được chia làm 04 loại : | |||||||||||
* Loại A : Cây xanh tốt, gốc to, tàn lớn, đang cho trái nhiều. * Loại B : Cây xanh tốt, gốc nhỏ, tàn nhỏ, đang cho trái ít. * Loại C : Cây lão, ít cho trái; cây chưa cho trái (trồng trên 2 năm). * Loại D : Cây mới trồng dưới 02 năm. | |||||||||||
STT | LOẠI CÂY | ĐVT | LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | LOẠI D | |||||
1 | Sầu riêng | Cây | 1.200 | 700 | 150 | 40 | |||||
2 | Măng cụt | Cây | 1.200 | 700 | 200 | 50 | |||||
3 | Xoài, Vú sữa | Cây | 1.000 | 600 | 120 | 30 | |||||
4 | Me, Mít, Cóc | Cây | 600 | 400 | 100 | 25 | |||||
5 | Dừa ta, Dừa xiêm, Thốt nốt | Cây | 500 | 300 | 100 | 25 | |||||
6 | Chôm chôm, Bòn bon, Vải | Cây | 480 | 300 | 100 | 25 | |||||
7 | Long nhãn | Cây | 400 | 250 | 90 | 20 | |||||
8 | Sa bô, Lòng mức, Bơ, Đào (Điều) | Cây | 350 | 200 | 90 | 20 | |||||
9 | Nhãn thường, Bưởi, Quýt, Cam mật, Cam sành, Hồng, Dâu ăn trái | Cây | 300 | 200 | 80 | 20 | |||||
10 | Tiêu | Bụi, nọc | 280 | 180 | 100 | 50 | |||||
11 | Ca cao, Cà phê | Cây | 250 | 160 | 60 | 15 | |||||
12 | Mận, Thị, Lý, Lựu, Lê ki ma | Cây | 240 | 150 | 60 | 15 | |||||
13 | Mãng cầu xiêm, Mãng cầu ta | Cây | 220 | 140 | 60 | 12 | |||||
14 | Chanh | Cây | 200 | 100 | 50 | 10 | |||||
15 | Khế, Ổi xá lị, Tầm ruột, Sơ ri, Táo, Hạnh, Cà na, Ô môi, Me, Sơn trà, Bồ quân, Muồng đuông, Cau, … | Cây | 150 | 80 | 40 | 8 | |||||
16 | Thanh long | Bụi, nọc | 100 | 70 | 30 | 8 | |||||
17 | Đu đủ, Ổi thường | Cây | 80 | 50 | 15 | 6 | |||||
18 | Chuối | Cây | 15 | 10 | 8 | 3 | |||||
2. Cây lấy gỗ, lấy lá: được chia làm 04 loại: | |||||||||||
* Loại A: Cây đang phát triển tốt trồng trên 3 năm, sắp cho gỗ. * Loại B: Cây trồng dưới 3 năm, cây đang phát triển tốt chưa cho gỗ. * Loại C: Cây cho gỗ tốt sử dụng được, đến chu kỳ thu gỗ (tính công chặt hạ). * Loại D: Cây mới trồng dưới 2 năm. | |||||||||||
STT | LOẠI CÂY | ĐVT | LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C | LOẠI D | |||||
1 | Cây dầu, Sao, Sến, Gõ, Xà cừ | Cây | 400 | 220 | 100 | 20 | |||||
2 | Cau bầu (trồng dưới đất) | Cây | 200 | 100 | 50 | 20 | |||||
3 | Dó bầu, Diệp, Tùng | Cây | 150 | 80 | 30 | 15 | |||||
4 | Trúc (bụi hoặc m2) | Bụi-m2 | 120 | 70 | 20 | 10 | |||||
5 | Sầu đâu, Xoan | Cây | 100 | 60 | 20 | 10 | |||||
6 | Gòn, Mù u, Bằng lăng, Trâm, Sắn, Sung, Bần | Cây | 80 | 50 | 15 | 5 | |||||
7 | Cau kiểng | Cây | 60 | 40 | 15 | 10 | |||||
8 | Dương, Bàng, Điệp, Gừa, Phượng, Ván ngựa, Si, Còng, Bã đậu, Gáo và các cây có giá trị tương đương. | Cây | 40 | 20 | 10 | 5 | |||||
9 | Trầu | Bụi | 35 | 20 | 10 | 5 | |||||
10 | Cây chè xanh | m2 | 30 | 20 | 10 | 5 | |||||
11 | Thiên tuế, Mai kiểng, cây Viết (công di dời) | Cây | 30 | 15 | 10 | 5 | |||||
12 | Tre măn tông, Giông nem, Lụa, Nhàu, Đào tiên, Trứng cá | Cây | 25 | 12 | 10 | 5 | |||||
13 | Tre gai, Tre mở, Tầm vong, Tre tàu | Cây | 22 | 12 | 10 | 5 | |||||
14 | Bông giấy, Bông trang, Sứ cùi, Mai rừng, cây kiểng khác trồng dưới đất. | Cây | 20 | 10 | 5 | 3 | |||||
15 | Quao, So đũa, Tra, Tràm bông vàng, Bạch đàn | Cây | 15 | 10 | 3 | 2 | |||||
16 | Dừa nước (trừ đất trống) | m2 | 10 | 8 | 4 | 2 | |||||
17 | Thuốc vũ | Cây | 10 | 5 | 3 | 1 | |||||
18 | Tràm, Đước, Keo, Mắm, Trâm bầu, Sú, Vẹt, Giá và các loại cây có giá trị tương đương. |
|
|
|
|
| |||||
* Cây đơn lẻ | Cây | 8 | 5 | 2 | 0,4 | ||||||
* Cây trồng sạ | m2 | 5 | 3 | 1,5 | 0,5 | ||||||
3. Hoa màu: Được chia làm 3 loại: | |||||||||||
* Loại A: cho năng suất cao nhất. * Loại B: cho năng suất trung bình. * Loại C: cho năng suất kém. | |||||||||||
STT | LOẠI CÂY | ĐVT | LOẠI A | LOẠI B | LOẠI C |
| |||||
1 | Thơm, Khóm (tính trừ đất trống, mương) | m2 | 6 | 4 | 2 |
| |||||
2 | Các loại khoai, Bắp, Đậu phộng | m2 | 5 | 3 | 2 |
| |||||
3 | Mía (tính trừ đất trống, mương) | m2 | 4,5 | 2,5 | 2 |
| |||||
4 | Rau muống, Rau màu các loại | m2 | 4 | 2,2 | 1 |
| |||||
5 | Thuốc lá | m2 | 3,5 | 2 | 1 |
| |||||
6 | Lúa | m2 | 3 | 2 | 1 |
| |||||
7 | Hoa trồng thành vườn | m2 | 2,5 | 1,8 | 0,5 |
| |||||