cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 52/2006/CT-UBND ngày 28/11/2006 Về đẩy mạnh công tác triển khai Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn từ 2005-2010 do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 52/2006/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 28-11-2006
  • Ngày có hiệu lực: 08-12-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-09-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2478 ngày (6 năm 9 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-09-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-09-2013, Chỉ thị số 52/2006/CT-UBND ngày 28/11/2006 Về đẩy mạnh công tác triển khai Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn từ 2005-2010 do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 20/09/2013 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2006/CT-UBND

Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN TỪ 2005-2010

Thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 2a/BT2/2005/NQ-HĐND5 ngày 5/4/2005 về phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1897/2005/QĐ-UBND ngày 10/6/2005 về việc phê duyệt đề án.

Qua hơn một năm triển khai thực hiện, các cơ quan, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế đã có nhiều cố gắng thực hiện một số chính sách giúp Giáo dục mầm non ổn định phát triển, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội đối với giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án vẫn thể hiện nhiều vấn đề bất cập: một số đơn vị thực hiện vẫn còn thiếu đồng bộ, tiến độ còn chậm, thậm chí có nơi chưa thực sự quan tâm, dẫn đến hiệu quả đề án chưa cao.

Để Đề án phát triển Giáo dục mầm non thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trên toàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện và thành phố Huế tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức tầm quan trọng của Giáo dục bậc mầm non và nhiệm vụ về Giáo dục mầm non; tăng cường quán triệt Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non, Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ t­ướng về phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”, Thông tư­ số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24/2/2003 về hư­ớng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Điều lệ tr­ường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000, từ đó có các giải pháp hữu hiệu để triển khai thực hiện đề án.

2. Các huyện, thành phố Huế cần tập trung triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển Giáo dục mầm non và chỉ đạo chuyển đổi các lọai hình trường lớp ở bậc mầm non theo qui định hiện hành. Khẩn trương xây dựng phương án xây dựng trường công lập ở các địa bàn khó khăn (các vùng nằm trong qui định); đồng thời có biện pháp tích cực để khẩn trương chuyển các trường công lập sang hoạt động theo mô hình các trường ngoài công lập đối với những nơi có điều kiện kinh tế phát triển; báo cáo cụ thể về Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan th­ường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. UBND các huyện chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, quan tâm và bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên mầm non; phối hợp có hiệu quả việc triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý” để chuẩn hóa và nâng cao trình độ giáo viên. Chấm dứt tình trạng giáo viên không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách theo đề án của tỉnh: Đảm bảo chính sách l­ương cho giáo viên mầm non, hỗ trợ bằng mức lư­ơng tối thiểu của cán bộ công chức và đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho giáo viên. Cố gắng huy động từ các khoản thu hợp pháp khác như­: học phí, huy động các nguồn lực trong xã hội...để trả lương cho giáo viên mầm non ngoài công lập tương đương với giáo viên công lập có cùng trình độ đào tạo và thời gian công tác. Các huyện, thành phố thực hiện chính sách tuyển dụng biên chế và hợp đồng theo Luật Lao động đúng quy trình và qui định hiện hành.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện và thành phố Huế phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non nhằm tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng từng bước chuẩn hóa. Các địa phư­ơng quy hoạch quỹ đất cho ngành Giáo dục mầm non đảm bảo xây dựng trường mầm non theo hướng tập trung và đạt chuẩn quốc gia; bảo đảm đủ điều kiện cho các cháu sinh hoạt, học tập, vui chơi.

Trên cơ sở mục tiêu của đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nội vụ, Tài nguyên Môi trường cần phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo tốt hơn để giúp các huyện, thành phố thực hiện tốt đề án “Phát triển Giáo dục mầm non”; Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thư­ờng trực của Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện đề án, tổng hợp tình hình triển khai và báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm cho UBND tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế, Thủ trưởng các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Hòa