cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 23/05/2007 Quy định nội dung, mức chi và công tác quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 13/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Ngày ban hành: 23-05-2007
  • Ngày có hiệu lực: 02-06-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 16-07-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2601 ngày (7 năm 1 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 16-07-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 16-07-2014, Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 23/05/2007 Quy định nội dung, mức chi và công tác quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 16/07/2014 Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2007/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 23 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;

Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

Căn cứ Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29/TTr-STP ngày 03/5/2007và ý kiến tham gia của Sở Tài chính tại công văn số 188/STC-HCSN ngày 05/02/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định nội dung, mức chi và công tác quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như sau.

1. Các nội dung của Quyết định này bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 và Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 và kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ.

3. Kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và đúng các nội dung được quy định tại Quyết định này.

Điều 2. Nội dung chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp:

a. Chi tổ chức các cuộc hội thảo nghiệp vụ, Hội nghị tập huấn các văn bản pháp luật.

b. Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng.

c. Chi các hoạt động kiểm tra, chỉ đạo.

d. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.

2. Chi thông tin, tuyên truyền:

a. Chi thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: báo, tạp chí, bản tin, chuyên san, phát thanh, truyền hình, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề.

b. Chi biên soạn, in, phát hành đề cương giới thiệu văn bản pháp luật mới; các tài liệu, ấn phẩm phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp theo từng đối tượng. Chi biên dịch, xuất bản, in và phát hành tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc.

c. Chi hỗ trợ xây dựng trang Web về hỏi, đáp pháp luật.

3. Chi xây dựng và củng cố tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn.

4. Chi tổ chức, thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giải đáp, phổ biến giáo dục pháp luật.

5. Chi tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; thi hoà giải viên giỏi; giao lưu, sinh hoạt văn hoá có lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật.

6. Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên.

7. Chi tổ chức các hội nghị cộng tác viên; hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; thực hiện Chương trình, Đề án; các cuộc hội thảo khoa học để trao đổi nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật.

8. Chi thù lao cho đội ngũ cộng tác viên tham gia phổ biến giáo dục pháp luật, gồm các đối tượng: báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

9. Chi thù lao công tác hoà giải ở cơ sở:

a. Chi thù lao cho hoà giải viên.

b. Chi sơ kết, tổng kết các hoạt động hoà giải.

c. Chi thi đua, khen thưởng.

d. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ hoà giải viên;chi in ấn các biểu mẫu, sổ sách báo cáo.

10. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát trong tỉnh để thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Đề án đã được phê duyệt.

11. Chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh:

a. Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên.

b. Chi biên soạn tài liệu tham khảo và hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật.

c. Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ tìm hiểu pháp luật trong nhà trường.

d. Chi xây dựng chương trình, rà soát cập nhật chương trình bài giảng.

đ. Chi tổ chức điều tra, khảo sát nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; điều tra, khảo sát việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật.

12. Chi sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng theo ngành, lĩnh vực, địa phương và toàn tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

13. Chi phí quản lý, điều hành Chương trình, đề án, gồm: xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai Chương trình, đề án; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; viết báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình, đề án; bồi dưỡng làm thêm giờ, làm đêm; chi văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc Chương trình, Đề án...

Điều 3. Quy định các mức chi:

1. Chế độ chi cho các nội dung liên quan để thực hiện các nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Một số mức chi cụ thể thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật ( kèm theo phụ lục ).

3. Các chế độ, mức chi quy định tại Quyết định này là mức tối đa để lập dự toán trong phạm vi nguồn kinh phí được giao hằng năm và làm cơ sở cho việc thanh toán, khi thanh toán phải căn cứ vào khối lượng công việc thực tế thực hiện và hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.

Điều 4. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

1. Hằng năm các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 và Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch hàng năm, có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương về nội dung công việc thực hiện Chương trình tại cơ quan, đơn vị, địa phương làm căn cứ để bố trí kinh phí thực hiện chương trình vào dự toán ngân sách hàng năm.

2. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và yêu cầu của công tác phổ biến giáo dục pháp luật; căn cứ nội dung, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và các cơ quan, đơn vị có thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Việc quản lý, chi tiêu, thanh toán, quyết toán kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ truởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Cục kiểm tra VB-BTP;
-TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như điều 6;
Lưu VT, NC, KTTH(Mỹ).
(Z:\My\QuyetdinhPQ2005\qd noi dung, muc chi va cong tac quan ly kinh phi phuc vu cong tac pho bien, giao duc phap luat.doc)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Ánh

 

MỘT SỐ MỨC CHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

(Kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 23/5/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam)

STT

NỘI DUNG CHI

Đơn vị tính

Mức chi (1.000đ)

Ghi chú

Cấp tỉnh

Cấp ngành, địa phương

I

Xây dựng và xét duyệt Chương trình, Đề án

 

 

 

 

1

Xây dựng đề cương

 

 

 

Tùy theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng Chương trình, Đề án

a

Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương

400

200

b

Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát

Chương trình, Đề án,

500

250

2

Xét duyệt đề cư­ơng

 

 

 

 

a

Chủ tịch hội đồng

người/buổi

130

70

b

Thành viên hội đồng, thư­ ký

người/buổi

90

40

c

Đại biểu đ­ược mời tham dự

người/buổi

50

30

d

Nhận xét của phản biện Hội đồng xét duyệt đề cư­ơng

Bài viết

60

40

e

Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng

Bài viết

40

30

3

Lấy ý kiến thẩm định Chương trình, Đề án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý

Bài viết

100

50

Trường hợp không thành lập Hội đồng

II

Chi thực hiện Chương trình, Đề án.

 

 

 

 

1

Điều tra, khảo sát

 

 

 

 

a

Lập mẫu phiếu điều tra (khoảng 30 chỉ tiêu)

Phiếu

140

50

 

b

Cung cấp thông tin

Phiếu

7

5

 

c

Chi cho điều tra viên

ngày công/ người

25

20

 

d

Chi cho ngư­ời phiên dịch tiếng dân tộc

người/ngày

30

30

Chỉ áp dụng cho điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên

đ

Chi cho ngư­ời dẫn đường

người/ngày

20

20

e

Chi công tác phí cho cán bộ đi điều tra, khảo sát

Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí

 

f

Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo tổng thuật kết quả điều tra

Báo cáo

2.000

1.000

Theo phương thức hợp đồng

2

Chi cộng tác viên

 

 

 

 

a

Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

người/buổi

80-100

50-80

Tùy theo trình độ của cộng tác viên, tính chất nghiệp vụ phức tạp của đợt phổ biến, tuyên truyền

b

Thù lao hoà giải viên

1 vụ/1 tổ hòa giải

50-70

50-70

Tùy theo tính phức tạp của từng vụ

c

Công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra, tham gia phổ biến giáo dục pháp luật

Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí

 

d

Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên.

Theo quy định hiện hành về chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

 

3

Hội nghị, hội thảo khoa học

 

 

 

 

a

Hội nghị

Thực hiện theo qui định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị.

 

b

Hội thảo khoa học

Mức chi thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn liên ngành số 1548/HDLN/SKHCN-STC ngày 20/8/2004 của Liên Sở Khoa học, Công nghệ và Sở Tài chính Quảng Nam

 

4

Chi thông tin, tuyên truyền

 

 

 

 

a

Biên dịch tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc

Trang

40

40

Tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc

b

In ấn các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng

Theo chế độ, định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự. Những nội dung này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện

 

5

Chi tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giải đáp, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 03/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu.

 

6

Chi xây dựng, củng cố tủ sách pháp luật

Căn cứ hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện.

 

7

Chi tổ chức các cuộc thi

 

 

 

 

a

Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm)

Đề thi

300

200

Tối thiểu mỗi đề thi phải đạt từ 10 câu hỏi trở lên

b

Chi bồi dưỡng chấm thi, xét công bố kết quả thi

người/ngày

80

50

 

c

Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban Tổ chức cuộc thi

 

 

 

 

- Chủ tịch, Phó chủ tịch

người/ngày

100

70

 

- Thư ký, Thành viên Hội đồng thi

người/ngày

70

50

 

d

Hỗ trợ tiền ăn, ở cho thành viên Ban Tổ chức, thành viên Hội đồng thi (tối đa không quá 7 ngày)

 

 

 

 

 

Tiền ăn

người/ngày

40

40

Những người đã hưởng khoản hỗ trợ này thì không thanh toán công tác phí ở cơ quan

 

Tiền ở

người/ngày

90

60

e

Chi giải thưởng

 

 

 

 

 

- Cuộc thi tổ chức quy mô cấp Trung ương

 

 

 

 

 

+ Giải nhất:

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

2.000

 

 

 

. Cá nhân

 

1.000

 

 

 

+ Giải nhì:

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

1.500

 

 

 

. Cá nhân

 

800

 

 

 

+ Giải Ba

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

1.000

 

 

 

. Cá nhân

 

500

 

 

 

+ Giải khuyến khích

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

500

 

 

 

. Cá nhân

 

300

 

 

 

- Cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh; ngành, huyện

 

 

 

 

 

+ Giải nhất:

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

1.000

600

 

 

.Cá nhân

 

500

400

 

 

+ Giải nhì:

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

700

500

 

 

. Cá nhân

 

300

300

 

 

+ Giải Ba

 

 

 

 

 

. Tập thể

 

500

300

 

 

. Cá nhân

 

200

200

 

 

+ Giải khuyến khích

Giải thưởng

 

 

 

 

. Tập thể

 

300

200

 

 

.Cá nhân

 

100

100

 

f

Các khoản chi trực tiếp khác phục vụ cuộc thi; các khoản chi trực tiếp phục vụ các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá có lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Thực hiện theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

8

Chi khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; trong hoà giải cơ sở; trong hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng

 

9

Chi khác: Làm đêm, làm thêm giờ, văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác, phục vụ trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc Chương trình, Đề án, phục vụ công tác của tổ hoà giải cơ sở, phục vụ công tác của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...

Căn cứ theo chế độ hiện hành, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.