cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 33/2007/QĐ-BNN ngày 23/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 33/2007/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 23-04-2007
  • Ngày có hiệu lực: 10-08-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-12-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 482 ngày (1 năm 3 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 04-12-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 04-12-2008, Quyết định số 33/2007/QĐ-BNN ngày 23/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 33/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN PHÒNG KIỂM NGHIỆM, NGƯỜI LẤY MẪU, NGƯỜI KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón, người lấy mẫu phân bón, người kiểm định phân bón.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

CÔNG NHẬN PHÒNG KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN, NGƯỜI LẤY MẪU PHÂN BÓN, NGƯỜI KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BNN ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định trình tự, thủ tục công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón, người lấy mẫu phân bón, người kiểm định phân bón và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực quy định tại khoản 1 của Điều này trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện Quy định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng kiểm nghiệm phân bón (sau đây gọi là phòng kiểm nghiệm) là phòng phân tích đáp ứng các yêu cầu trong Quy định này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận để thực hiện các phép thử về chất lượng phân bón.

2. Lấy mẫu phân bón là việc lấy một lượng phân bón đại diện cho một lô phân bón để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của lô phân bón đó.

3. Người lấy mẫu phân bón (sau đây gọi là người lấy mẫu) là người được đào tạo, có kinh nghiệm và được công nhận để thực hiện việc lấy mẫu phân bón.

4. Kiểm định phân bón là quá trình kiểm tra chất lượng lô phân bón theo các chỉ tiêu kiểm tra bắt buộc.

5. Người kiểm định phân bón (sau đây gọi là người kiểm định) là người được đào tạo, có kinh nghiệm và được công nhận để thực hiện việc kiểm nghiệm phân bón.

6. So sánh liên phòng là việc tổ chức đánh giá các phép thử với những nội dung thử nghiệm giống nhau hoặc tương tự ở 02 hay nhiều phòng kiểm nghiệm với các điều kiện đã định trước.

7. Giám sát là quá trình kiểm tra thường xuyên các hoạt động chuyên môn và kết quả kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm của người kiểm định, người lấy mẫu và phòng kiểm nghiệm phân bón.

8. Đánh giá phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định là quá trình độc lập, có hệ thống và đã được văn bản hoá nhằm xem xét các chứng cứ một cách khách quan để xác định xem hiện trạng có đáp ứng được các chuẩn mực đã đề ra.

9. Chuyên gia đánh giá phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định là người có đủ năng lực, được đào tạo về hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn và được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá.

10. Nhóm chuyên gia đánh giá phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định là hai hay nhiều chuyên gia đánh giá cùng tiến hành một cuộc đánh giá.

Chương 2:

PHÒNG KIỂM NGHIỆM, NGƯỜI LẤY MẪU, NGƯỜI KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN

Điều 3. Điều kiện được công nhận phòng kiểm nghiệm

1. Có chức năng nhiệm vụ kiểm tra chất lượng phân bón.

2. Có cán bộ quản lý đủ năng lực, có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp chứng chỉ về kiểm nghiệm phân bón.

3. Có trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng phân bón (có danh mục các trang thiết bị cần thiết kèm theo tại Phụ lục I).

4. Có trang thiết bị kiểm soát môi trường phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm phân bón.

5. Đã tham gia vào chương trình thử nghiệm thành thạo do Cục Trồng trọt tổ chức. Đối với phòng kiểm nghiệm được tái công nhận hoặc mở rộng phạm vi công nhận phải có ít nhất 03 lần kết quả đạt yêu cầu đối với các phép thử đề nghị công nhận.

Điều 4. Điều kiện công nhận người lấy mẫu, người kiểm định

1. Người lấy mẫu: được cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ về lấy mẫu phân bón.

2. Người kiểm định: được cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ về kiểm định phân bón.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định

1. Hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận (Biểu mẫu số 01);

b) Sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm;

c) Kết quả thử nghiệm thành thạo;

d) Báo cáo khả năng hoạt động của phòng kiểm nghiệm (Biểu mẫu số 02).

2. Hồ sơ đề nghị công nhận người lấy mẫu bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận (Biểu mẫu số 03);

b) Chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón;

c) Báo cáo kết quả về quá trình hoạt động lấy mẫu phân bón (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị công nhận người kiểm định bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận (Biểu mẫu số 04);

b) Chứng chỉ đào tạo về kiểm định phân bón;

c) Báo cáo kết quả về quá trình kiểm định phân bón (nếu có).

Điều 6. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

1. Các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón có nhu cầu đề nghị công nhận nộp hồ sơ về Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục Trồng trọt tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón. Trường hợp hồ sơ không đủ thủ tục hoặc có sai sót, Cục Trồng trọt thông báo các nội dung cần hoàn chỉnh cho phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định đề nghị công nhận trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Điều 7. Đánh giá và công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón mới, tái công nhận, mở rộng phạm vi công nhận

1. Đánh giá

a) Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thành lập Hội đồng đánh giá và tổ chức đánh giá đề nghị công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón mới (áp dụng đối với các phòng kiểm nghiệm chưa được Chính phủ hoặc các Bộ công nhận), đánh giá đề nghị tái công nhận hoặc mở rộng phạm vi công nhận phòng kiểm nghiệm.

b) Thành phần Hội đồng gồm: các chuyên gia có chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá phòng kiểm nghiệm phân bón; đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước về phân bón.

c) Nội dung đánh giá: đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của phòng kiểm nghiệm theo Điều 3 của Quy định này (Biểu mẫu số 05).

d) Trình tự đánh giá:

- Chủ tịch Hội đồng cử nhóm chuyên gia đánh giá trực tiếp đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, các hoạt động kỹ thuật tại phòng kiểm nghiệm và báo cáo kết quả đánh giá cho Hội đồng;

- Hội đồng xem xét hồ sơ, báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá; thảo luận công khai, đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín;

- Hội đồng lập biên bản kết luận và gửi kết quả đánh giá (Biểu mẫu số 06) về Cục Trồng trọt;

- Đối với các phòng kiểm nghiệm đủ điều kiện, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định công nhận. Trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì hội đồng liệt kê các điểm không phù hợp và đề xuất thời hạn khắc phục, Cục Trồng trọt thông báo kết quả đánh giá của Hội đồng cho phòng kiểm nghiệm;

- Phòng kiểm nghiệm khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo về Cục Trồng trọt. Căn cứ báo cáo kết quả khắc phục (có ý kiến của chuyên gia đánh giá nếu thấy cần thiết), Cục Trồng trọt quyết định công nhận khi đạt yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết, Cục Trồng trọt đề nghị tổ chức đánh giá lại.

đ) Các phòng kiểm nghiệm đề nghị tái công nhận: căn cứ theo kết quả đánh giá toàn diện trong thời gian công nhận của phòng kiểm nghiệm và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xem xét và tái công nhận khi đạt yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết Cục Trồng trọt sẽ đề nghị tổ chức đánh giá lại theo trình tự như ở điểm d khoản 1 Điều 7 của Quy định này.

e) Các phòng kiểm nghiệm đề nghị mở rộng phạm vi công nhận.

- Trình tự và thủ tục thực hiện như điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 7 của Quy định này nhằm đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở rộng của phòng kiểm nghiệm.

- Căn cứ theo báo cáo và đề nghị của nhóm chuyên gia, Cục trưởng Cục Trồng trọt sẽ xem xét công nhận hoặc đề nghị thành lập Hội đồng đánh giá khi thấy cần thiết.

2. Công nhận

Căn cứ kết quả đánh giá, Cục trưởng Cục Trồng trọt ra quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón mới, tái công nhận, mở rộng phạm vi công nhận.

Điều 8. Đánh giá và công nhận ngưòi lấy mẫu, ngưòi kiểm định

1. Đánh giá

Cục Trồng trọt đánh giá hồ sơ của người lấy mẫu, ngưòi kiểm định theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 5 của Quy định này.

2. Công nhận

Dựa trên kết quả đánh giá, thẩm định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành Quyết định công nhận người lấy mẫu, người kiểm định.

Điều 9. Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận

1. Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định là năm năm.

2. Ba tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận, phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón phải gửi về Cục Trồng trọt bản đăng ký đề nghị công nhận lại.

Điều 10. Quản lý và giám sát phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định

1. Cục Trồng trọt phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ tổ chức kiểm tra, giám sát các phòng kiểm nghiệm được công nhận:

a) Kiểm tra định kỳ: tổ chức kiểm tra toàn diện một lần trong thời hạn Quyết định công nhận có hiệu lực năm năm;

b) Kiểm tra bất thường: tổ chức kiểm tra bất thường trong những trường hợp cần thiết;

c) Giám sát thường xuyên: hàng năm, tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên số mẫu được kiểm nghiệm để đánh giá lại (với 1% số mẫu khi đơn vị có lượng mẫu kiểm nghiệm/năm >1000, 2% số mẫu khi đơn vị có lượng mẫu > 500-1000, 5% khi lượng mẫu là 200-500, 8-10% khi số mẫu < 200 ), kết quả giám sát được báo cáo về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục Trồng trọt tổ chức giám sát kỹ thuật người lấy mẫu, người kiểm định.

3. Mỗi phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu và người kiểm định được cấp một mã số riêng để phân biệt và quản lý. Mã số được ghi trong quyết định công nhận.

Điều 11. Đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận

1. Đình chỉ hiệu lực của quyết định công nhận trong trường hợp có sai phạm về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng

a) Cục Trồng trọt chủ trì và phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ quyết định đình chỉ từng phần hoặc toàn phần hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm;

b) Cục Trưởng Cục Trồng trọt quyết định đình chỉ hiệu lực công nhận người lấy mẫu, người kiểm định;

c) Hiệu lực của Quyết định công nhận được xem xét, phục hồi khi các sai phạm được khắc phục.

2. Huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận trong trường hợp sai phạm không thể khắc phục được hoặc gây hậu quả nghiêm trọng

a) Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xem xét, quyết định huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón;

b) Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định huỷ bỏ hiệu lực, công nhận người lấy mẫu, người kiểm định;

c) Các tổ chức, cá nhân có sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận

a) Những sai phạm được nêu trong Báo cáo về kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm tra và giám sát;

b) Ý kiến khiếu nại bằng văn bản của khách hàng đã được thẩm định;

c) Đề nghị của Hội đồng đánh giá do Cục Trồng trọt thành lập trong trường hợp cần thiết.

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Hàng năm Phòng kiểm nghiệm được công nhận phải báo cáo về Cục Trồng trọt tình hình hoạt động phân tích kiểm nghiệm, số lượng mẫu, chủng loại mẫu phân tích và các nội dung theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước (nếu có).

2. Phòng kiểm nghiệm được công nhận phải báo cáo về Cục Trồng trọt những thay đổi liên quan đến nội dung được công nhận bao gồm: địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, cán bộ chủ chốt, tổ chức, các thiết bị chính... chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày có thay đổi.

3. Người lấy mẫu và người kiểm định được công nhận phải báo cáo về Cục Trồng trọt những thay đổi liên quan đến nội dung được công nhận bao gồm: địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, bổ sung phạm vi hoạt động chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày có thay đổi.

Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đánh giá; công nhận phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định gửi đến Cục Trồng trọt xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

2. Khiếu nại liên quan đến kết quả kiểm nghiệm, lấy mẫu, kiểm định gửi đến phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định đưa ra kết quả đó. Nếu không đồng ý với trả lời của phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phân bón thì người khiếu nại có thể tiếp tục khiếu nại đến Cục Trồng trọt xem xét giải quyết.

3. Nếu ngưòi khiếu nại không đồng ý với ý kiến giải quyết của Cục Trồng trọt, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 14. Chi phí công nhận

1. Chi phí cho việc công nhận do phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định có nhu cầu công nhận chi trả theo quy định hoặc theo hợp đồng thoả thuận.

2. Chi phí liên quan đến việc giải quyết khiếu nại do bên có sai phạm chi trả.

Chương 3:

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

 Điều 15. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

1. Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ xem xét, quyết định công nhận, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm.

2. Quản lý và giám sát kỹ thuật các phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định được công nhận.

3. Xem xét, quyết định công nhận người lấy mẫu, người kiểm định.

4. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định công nhận người lấy mẫu, người kiểm định.

5. Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho nhân viên phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định.

6. Tổ chức thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo cho các phòng kiểm nghiệm đề nghị công nhận.

Điều 16. Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ

1. Phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, đánh giá, công nhận, tái công nhận, mở rộng phạm vi công nhận phòng kiểm nghiệm.

2. Phối hợp với Cục Trồng trọt xem xét, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực quyết định công nhận phòng kiểm nghiệm.

Điều 17. Trách nhiệm của phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định

1. Duy trì thưòng xuyên việc đào tạo nội bộ thuộc phòng kiểm nghiệm.

2. Nhân viên phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu, người kiểm định phải thường xuyên tham gia đào tạo lại theo kế hoạch đào tạo.

3. Báo cáo kết quả hoạt động định kỳ sáu tháng một lần về Cục Trồng trọt.

4. Biên bản kiểm định, biên bản lấy mẫu và phiếu kết quả kiểm nghiệm phân bón theo mẫu ở Biểu mẫu số 6 của Quy định này.

Điều 18. Giải quyết phát sinh, vướng mắc

Trong quá trình thực hiện, khi có phát sinh, vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Trồng trọt để trình Bộ trưởng xem xét, giải quyết./.

 

BIỂU MẪU SỐ 01: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHÒNG KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHÒNG KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

1. Tên cơ sở xin công nhận phòng kiểm nghiệm

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Tên phòng kiểm nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:      E-mail:

3. Lĩnh vực kiểm nghiệm xin công nhận:

4. Phép thử xin công nhận:

5. Cơ sở chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong quy chế về công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phụ trách phòng kiểm nghiệm

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

BIỂU MẪU SỐ 02: BÁO CÁO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM

1. Tên cơ sở xin công nhận phòng kiểm nghiệm

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Tên phòng kiểm nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:      E-mail:

3. Họ, tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm:

4. Cán bộ, nhân viên của phòng kiểm nghiệm

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Công việc được giao hiện nay

Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

5. Trang thiết bị

5.1. Phương tiện đo lường:

Tên phương tiện đo lường

Phạm vi đo/cấp chính xác

Chu kỳ kiểm định/hiệu chuẩn

Ngày kiểm định/hiệu chuẩn lần cuối

Cơ quan kiểm định/hiệu chuẩn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

5.2. Trang thiết bị khác

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày đưa vào sử dụng

Thông số kỹ thuật của thiết bị

Ghi chú

 

 

 

 

 

6. Diện tích và môi trường của phòng kiểm nghiệm

6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích (m2) của từng bộ phận phòng kiểm nghiệm

6.2. Môi trường các bộ phận kiểm nghiệm

Khả năng về điều hòa nhiệt độ;

Khả năng về thoát nhiệt, thoát khí độc hại;

Các điều kiện đảm bảo khác (chống rung, chống bụi, chống ồn, ánh sáng, phóng xạ....).

Điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên

Danh mục các phép thử do phòng kiểm nghiệm thực hiện

TT

Tên phép thử

Phương pháp thử

Số mẫu thử trong 1 năm

Nguồn mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Cơ sở cam kết:

- Thực hiện các quy định về công nhận phòng kiểm nghiệm.

- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng kiểm nghiệm.

- Phòng kiểm nghiệm sẵn sàng để thực hiện đánh giá từ ngày tháng năm.

Phụ trách phòng kiểm nghiệm

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

BIỂU MẪU SỐ 03: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI LẤY MẪU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI LẤY MẪU PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

1. Họ và tên:

Đơn vị công tác

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Hình thức đề nghị công nhận:

Công nhận mới Mở rộng phạm vi công nhận Tái công nhận

3. Lĩnh vực đề nghị công nhận:

4. Chứng chỉ đào tạo:

Số chứng chỉ: ……….., ngày ………. tháng………. Năm …

Cơ quan cấp:

5. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm lấy mẫu.

6. Tôi xin cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong quy chế về công nhận người lấy mẫu phân bón của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả đầy đủ các chi phí phục vụ cho việc công nhận không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận.

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Người làm đơn

(Ký tên)

 

 

 

 

BIỂU MẪU SỐ 04: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI KIỂM ĐỊNH PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Trồng trọt

1. Họ và tên:

Đơn vị công tác

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Hình thức đề nghị công nhận:

Công nhận mới Mở rộng phạm vi công nhận Tái công nhận

3. Lĩnh vực đề nghị công nhận:

4. Chứng chỉ đào tạo:

Số chứng chỉ: ……….., ngày ………. tháng………. năm…

Cơ quan cấp:

5. Tóm tắt quá trình công tác và kinh nghiệm kiểm định.

6. Tôi xin cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong quy chế về công nhận người kiểm định phân bón của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả đầy đủ các chi phí phục vụ cho việc công nhận không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận.

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Người làm đơn

(Ký tên)

 

 

 

 

BIỂU MẪU SỐ 05: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM

Hội đồng đánh giá: (ghi rõ họ, tên, số quyết định)

Tên phòng kiểm nghiệm được đánh giá:

Nội dung đánh giá:

Các căn cứ để đánh giá:

Thời gian tiến hành đánh giá:

Kết quả đánh giá:

Ghi kết luận về từng nội dung đánh giá (có hồ sơ, biên bản đánh giá kèm theo)

Kết luận và đề nghị của Hội đồng:

Các Ủy viên Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Chủ tịch Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

BIỂU MẪU SỐ 06: BIÊN BẢN KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

Hội đồng đánh giá phòng kiểm nghiệm ngành Nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số ngày tháng năm.

(ghi rõ họ, tên chủ tịch Hội đồng, thư ký, các thành viên và số quyết định)

Tên phòng kiểm nghiệm

Thuộc:

Kết luận của Hội đồng

Kết quả đánh giá phòng kiểm nghiệm

Kết luận và đề nghị

Đề nghị công nhận (tên phòng kiểm nghiệm) thuộc sự quản lý của …….. là phòng kiểm nghiệm được công nhận đối với các phép thử sau:

TT

Tên phép thử

Phương pháp thử

Ghi chú

 

 

 

 

Kiến nghị thời gian hiệu lực công nhận…… năm

Biên bản này được thông qua với sự đồng ý của…………. (ghi rõ kết quả bỏ phiếu) thành viên Hội đồng.

Ý kiến khác nếu có (nêu rõ nội dung và tên người có ý kiến khác).

 

BIỂU MẪU SỐ 06: BÁO CÁO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KIỂM NGHIỆM

1. Tên cơ sở xin công nhận phòng kiểm nghiệm

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

2. Tên phòng kiểm nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:      E-mail:

3. Họ, tên, chức danh người phụ trách phòng kiểm nghiệm:

4. Cán bộ, nhân viên của phòng kiểm nghiệm

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Công việc được giao hiện nay

Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

5. Trang thiết bị

5.1. Phương tiện đo lường:

Tên phương tiện đo lường

Phạm vi đo/cấp chính xác

Chu kỳ kiểm định/hiệu chuẩn

Ngày kiểm định/hiệu chuẩn lần cuối

Cơ quan kiểm định/hiệu chuẩn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

5.2. Trang thiết bị khác

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày đưa vào sử dụng

Thông số kỹ thuật của thiết bị

Ghi chú

 

 

 

 

 

6. Diện tích và môi trường của phòng kiểm nghiệm

6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích (m2) của từng bộ phận phòng kiểm nghiệm

6.2. Môi trường các bộ phận kiểm nghiệm

Khả năng về điều hòa nhiệt độ;

Khả năng về thoát nhiệt, thoát khí độc hại;

Các điều kiện đảm bảo khác (chống rung, chống bụi, chống ồn, ánh sáng, phóng xạ....).

Điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên

Danh mục các phép thử do phòng kiểm nghiệm thực hiện

TT

Tên phép thử

Phương pháp thử

Số mẫu kiểm trong 1 năm

Nguồn mẫu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Cơ sở cam kết:

- Thực hiện các quy định về công nhận phòng kiểm nghiệm.

- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng kiểm nghiệm.

- Phòng kiểm nghiệm sẵn sàng để thực hiện đánh giá từ ngày tháng năm.

Phụ trách phòng kiểm nghiệm

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Thủ trưởng cơ quan

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Thư ký Hội đồng

(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

 

Phụ lục I: Danh mục các trang thiết bị cần thiết

_____________________________________________________________________________

DANH MỤC

CÁC TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI PHÒNG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

1. Phòng kiểm nghiệm các loại phân bón khác nhau

01 Phòng xử lý và lưu mẫu, 02 Phòng phân tích (phân tích đa lượng, trung lượng, vi lượng và phân tích vi sinh), 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính kèm theo).

Tủ sấy (nhiệt độ tối đa 2000C), tủ hút, cân phân tích (độ chính xác 0,1mg), cân kỹ thuật (độ chính xác 10g), kính hiển vi, bộ rây phân cấp hạt.

Bình Kjeldhal, máy so mầu, máy quang kế ngọn lửa, máy đo pH (pH met), máy đo độ dẫn điện (EC), lò nung (nhiệt độ tối đa 1.2000C).

- Máy quang phổ hấp phụ nguyên tử.

- Tủ ấm và tủ ấm CO2, tủ lạnh, tủ nuôi cấy vi sinh, tủ bảo ôn, máy lắc và máy đếm khuẩn lạc.

2. Phòng kiểm nghiệm chất lượng phân bón đa lượng

01 Phòng xử lý và lưu mẫu, 01 Phòng phân tích, 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính kèm theo).

Tủ sấy (nhiệt độ tối đa 2000C), cân phân tích (độ chính xác 0,1mg), cân kỹ thuật (độ chính xác 10g), bộ rây phân cấp hạt.

Bình Kjeldhal, máy so mầu, máy quang kế ngọn lửa, máy đo pH (pH met).

3. Đối với phòng kiểm nghiệm chất lượng phân bón vi sinh vật

01 Phòng xử lý và lưu mẫu, 01 Phòng phân tích, 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính kèm theo).

Tủ sấy (nhiệt độ tối đa 2000C), tủ hút, cân phân tích (độ chính xác 0,1mg), cân kỹ thuật (độ chính xác 10g), kính hiển vi.

- Tủ ấm và tủ ấm CO2, tủ lạnh, tủ nuôi cấy vi sinh, tủ bảo ôn.

- Máy lắc và máy đếm khuẩn lạc.

4. Phòng kiểm nghiệm chất lượng các loại phân bón hữu cơ

01 Phòng xử lý và lưu mẫu, 01 Phòng phân tích, 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính kèm theo).

Tủ sấy (nhiệt độ tối đa 2000C), tủ hút, cân phân tích (độ chính xác 0,1mg), cân kỹ thuật (độ chính xác 10g).

Bình Kjeldhal, máy so mầu, máy quang kế ngọn lửa, máy đo pH (pH met).

- Tủ ấm và tủ ấm CO2, tủ lạnh, tủ nuôi cấy vi sinh, tủ bảo ôn, máy lắc và máy đếm khuẩn lạc.

5. Phòng kiểm nghiệm các loại phân bón trung lượng, vi lượng, phân khoáng có bổ sung trung vi lượng

01 Phòng xử lý và lưu mẫu, 01 Phòng phân tích, 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính kèm theo).

Tủ sấy (nhiệt độ tối đa 2000C), tủ hút, cân phân tích (độ chính xác 0,1mg), cân kỹ thuật (độ chính xác 10g).

Bình Kjeldhal, máy so mầu, máy quang kế ngọn lửa, máy đo pH (pH met).

- Máy quang phổ hấp phụ nguyên tử.

Ghi chú: Nếu các đơn vị không có những máy móc thiết bị trên cần có hợp đồng dài hạn với các đơn vị có chức năng kiểm nghiệm chất lượng phân bón đã được công nhận tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn quốc gia.